“Lạ lùng” ô tô rồng rắn ngược chiều quốc lộ 1A
Mỗi ngày, hàng chục lượt ô tô từ 4-7 chỗ vô tư chạy ngược chiều đoạn qua trạm thu phí đặt trên tuyến QL1A khu vực xã Điện Thắng Bắc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) tạo thành điểm nóng vi phạm trật tự an toàn giao thông, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất cao.
Theo quan sát của PV Dân trí trong sáng 7/3, cứ 10-15 phút lại có một chiếc taxi, xe ô tô cá nhân và cả xe tải cố tình đi ngược chiều để không phải tốn 35 ngàn đồng tiền mua vé qua trạm thu phí.
Hàng loạt xe taxi của các hãng, xe cá nhân chạy ngược chiều
Theo hướng Đà Nẵng vào Tam Kỳ, khi đến gần trạm thu phí khoảng 100m, con lươn được mở để xe qua lại hay quay đầu; từ chỗ này, để không phải mua vé qua trạm, xe ô tô bất ngờ rẽ trái sang bên kia đường rồi chạy ngược chiều một đoạn khoảng 50m để vào đường làng thôn Viêm Tây 1 (xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn).
Những xe này tiếp tục chạy lòng vòng dẫn ra đường đấu nối QL1A phía Nam của trạm thu phí và chạy ngược chiều hơn 50m mới sang đúng làn đường quy định. Như vậy, để né trạm thu phí, lái xe đã 2 lần vi phạm chạy ngược chiều trên đường QL1A.
Video đang HOT
Xe tải chở hàng cũng ngược chiều
Đường bê tông thôn Viêm Tây 1 do người dân đóng góp xây dựng, do nhiều xe ô tô chạy ngược chiều nên đường nhanh xuống cấp. Đáng nói, đây không phải là phương tiện của người dân trong thôn hay người thân ở đây đi lại mà chủ yếu là xe né trạm thu phí. Đường bê tông nhỏ, phương tiện nhiều, xe ô tô lại chạy nhanh nên xảy ra nhiều vụ va chạm.
Một chiếc xe khách 16 chỗ vô tư đi ngược chiều để né trạm
Theo một người dân trong thôn Viêm Tây 1, trước đây đường bê tông này có cả xe tải nặng chạy vào để né trạm thu phí nhưng chính quyền đã lắp đặt barie nên hiện nay chỉ còn xe ô tô con lưu thông.
Một chiếc ô tô 7 chỗ chạy ngược chiều và lao ra giữa đường, rất nguy hiểm
Trao đổi với PV Dân trí, một cán bộ của trạm thu phí cho biết, mỗi ngày có khoảng 30 xe ô tô né trạm chạy ngược chiều; cũng để né trạm thu phí, mỗi ngày cũng có trên 100 lượt xe ô tô các loại “luồn lách” vào các đường bê tông ở xã Điện Thắng Bắc và Điện Thắng Trung.
Xe ô tô ngược chiều gây nguy hiểm cho người đi đường
Khi có bóng dáng lực lượng CSGT thì tình trạng xe ô tô đi ngược chiều giảm hẳn, còn khi không thấy lực lượng CSGT thì tình trạng vi phạm lại gia tăng; tuy nhiên CSGT không thể “canh” cả ngày ở trạm này để bắt các xe ô tô vi phạm được.
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam, trước Tết Đinh Dậu 2017, lực lượng CSGT đã xử lý hàng trăm lượt vi phạm lỗi đi ngược chiều trên QL1A khu vực trạm thu phí. Tình trạng này sau đó có thuyên giảm nhưng thời gian gần đây lại gia tăng.
Ô tô ngược chiều trên QL1A để né trạm thu phí
Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, sẽ rà soát, tổ chức lực lượng tuần tra kiểm soát, phối hợp với trạm thu phí để lấy thêm thông tin từ camera làm căn cứ phạt nguội.
Công Bính
Theo Dantri
Hà Nội: Lãnh đạo sở ngành đi taxi, nộp lại gần 50 xe công
Thực hiện khoán xe công, lãnh đạo 4 sở và 4 quận huyện của TP Hà Nội đi làm bằng xe cá nhân, taxi... Gần 50 xe biển xanh của các sở ngành, quận huyện như GTVT, LĐTB-XH, huyện Thanh Trì... được để trong nhà xe, chờ ngày nộp lại cho thành phố.
Từ ngày 1/3, UBND TP Hà Nội chính thức thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác đối với các chức danh lãnh đạo tại 8 sở ngành, quận huyện. Cụ thể, các đơn vị được áp dụng khoán xe công gồm Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Lao động Thương binh và Xã hội; các quận huyện như Hà Đông, Long Biên, Thanh Trì, Gia Lâm. Sau thời gian thí điểm, Hà Nội dự kiến đến ngày 1/10/2017 sẽ áp dụng đồng loạt tại các đơn vị. Việc này sẽ giúp Hà Nội tiếp kiệm khoảng 50 tỷ đồng/năm.
Trao đổi với phóng viên Dân trí về kế hoạch trên, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, Sở này đã triển khai kế hoạch trên của TP Hà Nội. Theo đó, từ Giám đốc Sở GTVT, đến các phó Giám đốc sẽ không sử dụng xe công đi công tác như trước đây.
Các xe công của Sở Lao động Thương binh và Xã hội được để trong nhà xe chờ ngày bàn giao lại thành phố
"Nếu đi công tác, Giám đốc Sở, Phó Giám đốc sẽ sử dụng phương tiện cá nhân, thậm chí cả phương tiện công cộng. Tổng kinh phí khoán xe công cho lãnh đạo sở không quá mức 9,3 triệu đồng/tháng", ông Vũ Văn Viện nói.
Ông Viện cho biết, khi thực hiện khoán xe công, cá nhân ông có thể đi làm bằng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có taxi hoặc xe cá nhân. Trong ngày 1/3, ông Viện đã sử dụng phương tiện cá nhân để đi làm. Bản thân ông Viện đánh giá việc không có lái xe công phục vụ như trước đây ông cũng cảm thấy thoải mái, không phụ thuộc.
UBND TP Hà Nội giao Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan, đơn vị xem xét, báo cáo UBND thành phố thu hồi toàn bộ số xe ô tô phục vụ công tác chung tại các cơ quan, đơn vị nhận khoán để sắp xếp, xử lý đúng tiêu chuẩn, định mức quy định, báo cáo UBND thành phố quyết định trong quý I/2017.
Hiện các xe công của Sở GTVT được lưu lại tại nhà xe của Sở này, chờ ngày trả lại cho UBND TP. Ông Viện cho biết, cụ thể sở này sẽ chuyển lại cho UBND TP Hà Nội 6 xe công. "Với đặc thù của ngành, chúng tôi sẽ giữ lại một số xe công để phục vụ công tác xử lý tổ chức giao thông", ông Vũ Văn Viện cho hay.
Ông Khuất Văn Thành - Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, từ ngày 1/3, đơn vị này cũng đã thực hiện khoán xe công như kế hoạch của UBND TP. Ngoài ông Thành, Sở này sẽ có 4 Phó Giám đốc thực hiện kế hoạch này. Hiện các xe công của Sở này cũng đang được để ở nhà xe chờ ngày bàn giao lại cho thành phố.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội thuê xe phục vụ lãnh đạo đi lại
Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, khi thực hiện khoán xe công, ông sẽ linh động sử dụng nhiều phương thức đi lại khác nhau, trong đó có cả taxi, xe cá nhân hoặc sử dụng xe do đơn vị này thuê một công ty dịch vụ vận tải. Với việc sử dụng xe cá nhân hay công cộng thì mức khoán cho từng chức danh, không vượt quá 9,3 triệu đồng/người/tháng.
"Cá nhân tôi cảm thấy việc không có xe công để đi lại như trước đây cũng bình thường, không có gì thay đổi nhiều. Anh em trong sở cũng nghiêm túc thực hiện quy định của thành phố", ông Khuất Văn Thành nói thêm.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Vũ Văn Nhàn - Chủ tịch UBND huyện Thanh Thì - cho biết, ngay từ khi thành phố ban hành kế hoạch khoán xe công, tất cả lãnh đạo huyện từ Huyện ủy, HĐND, UBND đều đã thực hiện, chứ không chờ đến ngày 1/3. Riêng ở UBND huyện, ông Nhàn cho biết, cá nhân ông và các Phó Chủ tịch cũng đã không sử dụng xe công từ trước ngày 1/3. Dự kiến, UBND huyện Thanh Trì sẽ bàn giao lại cho thành phố 2 xe công.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có hơn 400 xe công vụ. Qua việc thí điểm trên, sẽ có khoảng gần 50 xe biển xanh của 8 sở ngành, quận huyện được bàn giao lại cho thành phố, trong đó có khoảng 33 xe sẽ được thanh lý, 12 xe sắp hết niên hạn sử dụng.
Quang Phong
Theo Dantri
Bộ Công an nói gì về đề xuất xoá bỏ xe biển xanh, biển đỏ? Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách tư pháp - Bộ Công an cho rằng, đánh đồng biển kiểm soát giữa xe công vụ và xe cá nhân sẽ khó quản lý. Một xe ôtô biển xanh gây tai nạn rồi bỏ chạy bị người dân chặn lại. Tại hội nghị An toàn Giao thông 2016...