Lạ lùng những vùng đất “cấm chết”
Nếu tưng nghĩ rằng, cái chết là điều không thể tránh khỏi và đây là một chuyện hết sức tự nhiên thi bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, ở một số nơi trên trái đất cái chết là điều cấm kị, thậm chí bị coi là bất hợp pháp.
Theo Odditycentral, mỗi nơi đều có lý do riêng để ban hành quy định “lạ lùng” này, trong đó đa số là do yếu tố tôn giáo và điều kiện sống.
Dưới đây là 4 địa điểm “ cấm chết” nổi tiếng trên thế giới.
Itsukushima – Nhật Bản
Theo niềm tin của đạo Shinto (Nhật Bản), hòn đảo Itsukushima là một nơi thiêng liêng, và việc duy trì độ tinh khiết của nó được rất nhiều người quan tâm. Vì vậy, kể từ năm 1878 đến nay, không một ca tử vong nào được phép xuất hiện trên đảo.
Trong lịch sử, chỉ có trận chiến Miyajima vào năm 1555 nhằm đoạt quyền lực từ tay nhà Ouchi, hòn đảo Itsukushima mới có rất nhiều người chết. Tuy nhiên, ngay sau khi chiếm được đảo vị chỉ huy cũng đã ra lệnh cho thuộc hạ cua mình phải rời đảo và vào đất liền ngay lập tức.
Toàn bộ hòn đảo sau đó cũng được tẩy sạch bằng cách đem những chỗ đất có dính máu bỏ xuống biển, xác chết thì được đem vào đất liền, còn các tòa nhà thì được cọ rửa mới hoàn toàn.
Hiện nay, mỗi khi có một ai đó “sắp ra đi” thì những người quản lý đảo đều đưa những người này lên đất liền, nhằm giữ độ “tinh khiết” cho hòn đảo.
Đảo Itsukushima (Nhật Bản) – Ảnh: Odditycentral
Video đang HOT
Longyearbyen – Na Uy
Thị trấn phía Bắc Longyearbyen ở quần đảo Svalbard của Na Uy cũng có một quy tắc tương tự nhưng liên quan đến vấn đề môi trường.
Tại đây, cái chết được xem là điều cấm kị và có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người khác. Đươc biêt, thị trấn này cũng chỉ có một nghĩa trang nhỏ nhưng đã ngừng nhận chôn cất cách đây hơn 70 năm.
Những người bị bệnh nặng hoặc sắp tới ngày chết sẽ được đem đi bằng máy bay hoặc tàu biển, và được đưa tới một nơi nào đó tại Na Uy.
Thị trấn Longyearbyen – Ảnh: Odditycentral
Tại Falciano del Massico, một thị trấn nhỏ ở miền nam nươc Y, thì lại là một trường hợp hoàn toàn khác biệt.
Mọi người không được phép chết, không phải vì môi trường hoặc tín ngưỡng tôn giáo, mà đơn giản chỉ vì không còn đất trống nào dành cho người chết.
Thị trưởng tại đây cũng đã ban hành một quy định yêu cầu người dân phải “giữ lại mạng sống của mình” trước khi chinh quyên tìm được nơi xây dựng nghĩa trang mới. Nếu trái lệnh, người dân buộc phải tìm một nơi khác để được chết.
Thị trấn Falciano del Massico tại Ý – Ảnh: Odditycentral
Sarpourenx – Pháp
Một sắc lệnh cấm người dân đi vào cõi chết do thị trưởng Sarpourenx ban hành, đây là một thị trấn đẹp như tranh vẽ nằm ở phía tây nam của nước Pháp.
Quyết định này được đưa ra sau khi một tòa án Pháp đã từ chối kế hoạch cho phép mở rộng nghĩa trang hiện có của thị trấn. Không thể trái lệnh tòa án, nên thị trưởng Gerard Lalanne đã ban hành một lệnh khá “ngộ nghĩnh”, không cấm chết nhưng ai chết sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.
Mặc dù, quy định này còn khá mơ hồ vì nhiều người cho rằng làm thế nào để có thể trừng phạt người chết?
Mặc dù hiện tại vẫn chưa biết hình phạt dành cho người chết sẽ là gì, nhưng để chắc ăn, người dân ở đây đã chọn giải pháp la tìm một nơi khác để chôn cất người thân của mình.
Thị trấn Sarpourenx tại Pháp – Ảnh: Odditycentral
Theo giadinh.net.vn
Thị trưởng Italia cấm dân... chết!
Kể từ đầu tháng 3 này, chết được xem là hành vi bất hợp pháp ở Falciano del Massico - một thị trấn nhỏ với khoảng 3.700 người dân của Italia, cách thành phố Naples khoảng 50km về phía Nam.
Ảnh minh họa.
Thị trưởng Giulio Cesare Fava đã ban hành sắc lệnh kỳ cục nói trên vì Falciano del Massico luôn phải dùng chung nghĩa địa với thị trấn láng giềng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, giữa 2 "người hàng xóm" đã xảy ra mâu thuẫn lớn, khiến cho giới chức Falciano del Massico không biết phải chôn những người quá cố ở đâu.
Trong tình thế bức bách này, thị trưởng Fava đã ban hành sắc lệnh "cấm người dân vượt ranh giới sự sống và sang bên kia thế giới". "Đây là một sắc lệnh mang tính khiêu khích, tôi phải ban hành lệnh này để các cơ quan có thẩm quyền hiểu được vấn đề.
Từ lúc thị trấn Falciano del Massico giành được quyền tự chủ năm 1964, chúng tôi vẫn chưa xây được nghĩa trang" - thị trưởng Fava nói và cho biết những người dân trong thành phố cũng tỏ ra đồng tình với quy định mà ông đưa ra.
"Nhưng thật không may, 2 cụ già trong làng đã không tuân thủ quy định" - báo chí địa phương dẫn lời ông Fava cho biết.
Theo PLVN
Những thành phố "háo sắc" nhất trên thế giới Với những công trình kiến trúc mang màu sắc sặc sỡ, Longyearbyen (Na Uy), Copenhagen (Đan Mạch) hay Valparaiso (Chile) được biết đến như những thành phố "háo sắc" nhất thế giới. Romana Rolla, Italy Romana Rolla là một trong 5 làng đánh cá lớn nhất tại thị trấn ven biển phía bắc Italy. Màu sắc của những công trình kiến trúc tại...