Lạ lùng loạt container rỗng ruột Trung Quốc gửi sang châu Âu
Mặt trái của sáng kiến “Vành đai và Con đường” bị bóc trần sau khi giới chức Trung Quốc xác nhận tình trạng container rỗng ruột được gửi sang châu Âu.
Tạp chí kinh doanh Trung Quốc cách đây ít ngày đăng tải thông tin gây xôn xao khi khẳng định thu thập được bằng chứng cho thấy chỉ vỏn vẹn duy nhất 1 trong tổng số 41 container chở hàng gửi từ Trung Quốc tới châu Âu có hàng bên trong. 40 thùng hàng còn lại đều rỗng ruột.
Trước những bằng chứng không thể chối bỏ, Tập đoàn Đường sắt quốc gia Trung Quốc (CR) buộc phải thừa nhận sự thật này.
Sau khi sáng kiến Vành đai và Con đường kết nối Trung Quốc với các nước châu Á, châu Âu, châu Phi thông qua mạng lưới đường cao tốc, đường sắt, cảng biển, các dự án hạ tầng khác được Chủ tịch Tập Cận Bình công bố, nhiều địa phương đổ xô mở các tuyến đường sắt nối Trung Quốc với châu Âu để thể hiện sự ủng hộ đối với chiến lược địa chính trị của Bắc Kinh.
Nhiều địa phương đổ xô xây dựng các tuyến đường sắt sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xuống sáng kiến “Vành đai, Con đường”. (Ảnh: Kyodo News)
Nhiều nhà xuất khẩu cũng nhân cơ hội này gửi các container rỗng tới lục địa già để nhận trợ cấp từ chính phủ. Các khoản trợ cấp sẽ dao động từ 1.000 USD đến 5.000 USD cho mỗi container cao 12 m.
Video đang HOT
Đại diện của CR thừa nhận thực trạng đáng buồn này trong một cuộc phỏng vấn mới đây, nhưng nhấn mạnh rằng vấn đề này được xóa bỏ phần lớn vào năm 2018 sau khi quy định mới giới hạn mỗi tàu chỉ được chở không quá 10% container rỗng ruột.
CR cũng xác nhận trong số các container có đích đến là châu Âu trong năm 2018, chỉ có 6% là trống, so với 29% trong các chuyến tàu đi về hướng Đông. Trong nửa đầu năm 2019, tỷ lệ này giảm xuống còn 2% và 18%.
Jonathan Hillman, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington cho rằng những chiếc thùng hàng không lõi cho thấy sáng kiến “Vành đai và Con đường” tham vọng của ông Tập nghiêng về lợi ích chính trị ngắn hạn thay vì lợi ích kinh tế dài hạn.
“Những tuyến đường sắt này là một công cụ quảng cáo hiệu quả đối với các dự án trên đất liền. Mặc dù có đôi chút cường điệu, nó cũng sẽ không thách thức sự thống trị của thương mại hàng hải”, ông Hillman nhận định.
Năm 2018, Bộ Tài chính Trung Quốc cung cấp các khoản trợ cấp lên tới 50% cho chi phí vận chuyển bằng đường sắt giữa Trung Quốc và châu Âu. Năm nay con số này giảm xuống còn 40%.
Số lượng các chuyến tàu hàng từ Trung Quốc tới châu Âu tính tới nửa đầu năm 2019. (Ảnh: SCMP)
Tới năm 2020, nó sẽ tiếp tục bị cắt giảm xuống 30% trước khi bị xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2022.
Tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên nối Trung Quốc và châu Âu xuất phát từ Trùng Khánh tới Duisburg, Đức, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2011.
Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình công bố sáng kiến Vành đai và Con đường là chiến lược quốc gia, có tới 50 thành phố từ Cáp Nhĩ Tân ở phía Đông Bắc đến Thâm Quyến ở phía Nam bắt tay vào xây dựng các tuyến đường sắt với đích đến là châu Âu. Nhưng nhiều nhà xuất khẩu vẫn ưa thích đường biển hơn để tiết kiệm chi phí dù tốn nhiều thời gian hơn.
Năm 2018, chỉ 1,3% các giao dịch thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu theo khối lượng và 2,6% theo giá trị được thực hiện thông qua đường sắt. Con số này ở mức quá khiêm tốn so với các chỉ số tương ứng là 90%, 60% của đường biển và 2%, 27% của đường hàng không.
(Nguồn: SCMP)
SONG HY
Theo VTC
Tin thế giới : Nga liên tiếp đưa tín hiệu tốt cho Ukraine
Nga sẵn sàng gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine trong điều kiện hiện tại, Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Châu Âu Maros Shefchovich.
Ngoài ra, Nga sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho Ukraine, Bộ trưởng Nga nói thêm.
Hiện giờ, như đã biết, Ukraine phải mua lại khí đốt, cũng của chúng tôi, nhưng đắt hơn so với được cung cấp trực tiếp, ông Alexander Novak nói.
Đồng thời, ông Novak xác nhận rằng Gazprom có thể giảm giá cho người tiêu dùng Ukraine 25% so với mức giá hiện nay. Gazprom cũng sẵn sàng tham gia quản lý hệ thống vận chuyển khí đốt, nếu Ukraine đưa ra đề xuất đó, Bộ trưởng lưu ý.
Theo ông, cuộc trò chuyện với Shefchovich là thực chất về nội dung. Đặc biệt, các bên đã nhất trí thảo luận về ngày diễn ra cuộc gặp ba bên tiếp theo giữa Nga, Ukraine và Ủy ban châu Âu. Bộ trưởng cho rằng nửa cuối tháng 9 là thời điểm thành công nhất cho việc này, để chờ đợi cuộc bầu cử quốc hội ở Ukraine và bổ nhiệm chính phủ.
"Nói chung, chúng tôi xác nhận với Ủy ban châu Âu, ông Shefchovich, rằng Nga có lập trường xây dựng, sẵn sàng đảm bảo và tiếp tục trung chuyển khí qua Ukraine, để đảm bảo nguồn cung cho người tiêu dùng châu Âu" - Bộ trưởng bộ năng lượng Nga nhấn mạnh.
Hợp đồng hiện hành về việc cung cấp và trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Đồng thời, từ tháng 11/2015, Ukraina đã từ chối mua từ Gazprom và mua lại nhiên liệu ở châu Âu, chủ yếu ở Slovakia, Hungary và Ba Lan. Mặc dù chính quyền Kiev nhiều lần tuyên bố rằng họ đã xoay xở để thoát khỏi khí đốt Nga, nhưng nhiều quan chức và chính trị gia đã lưu ý rằng việc mua hàng như vậy đắt hơn mua trực tiếp từ Nga.
Theo Danviet
EU cảnh báo Anh phải thanh toán hóa đơn 'ly hôn' nếu Brexit không thỏa thuận Trong tuyên bố ngày 12/6, Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo Anh sẽ phải có nghĩa vụ chia sẻ ngân sách hoạt động của "ngôi nhà chung" châu Âu ngay cả khi nước này rời đi mà không có bất cứ thỏa thuận nào. Vấn đề hóa đơn "ly hôn" giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) một lần nữa nổi...