Lạ lùng loài cá thích leo trèo trên cây – đặc sản của rừng ngập mặn Cà Mau
Ai bảo cá không biết leo cây? Về Đất Mũi mà xem, cá không chỉ leo cây, tắm nắng mà còn chạy bộ cho thịt vừa dai vừa ngọt kìa.
Về với Cà Mau – vùng đất cực Nam nhiều đặc sản lẫn món ngon lạ kỳ, người ta không thể không nhắc đến hương vị tuyệt vời của loài cá thích leo cây và tắm nắng – cá thòi lòi.
Cái tên nghe đã lạ, tập tính sống càng kỳ lạ hơn. Cá mà lại leo cây, thích tắm nắng, phải chăng vì thế mà thịt dai ngọt đặc biệt hơn hẳn nhiều loài cá nước ngọt?
Đặc sản của rừng ngập mặn Cà Mau
Cá thòi lòi đâu có “dễ dãi”, chúng chỉ thích sống ở vùng rừng ngập mặn Cà Mau mà không thích ngao du đến nơi khác. Chúng chỉ nhỏ chừng 2-3 ngón tay, da dẻ sần sùi nhưng cặp mắt to lồi ngang ngửa cái đầu. Trên lưng có đôi vây cứng, chắc khỏe hay xòe ra như hai cái bánh chèo vậy.
Nếu có dịp về thăm những khu rừng ngập mặn của Cà Mau, du khách có thể nhìn thấy những chú cá thòi lòi đang bám trên cây, bơi dưới nước, nằm sưởi nắng, thậm chí “chạy bộ” trên mặt đất. Nghe có thảnh thơi không cơ chứ! Chẳng vậy mà thịt chúng ngon lạ thường. Có lẽ do tập tính sống đa năng như vậy mà thịt cá chắc khỏe, không bị “béo bụng” nên được dân sành ăn rất ưu ái.
Video đang HOT
Ngoại hình thì cũng chẳng xinh đẹp gì nhưng bàn về chất lượng thịt thì lại được ca tụng là đặc sản nhất nhì Cà Mau. Trong sách Gia Định Thành Công Chí, loài cá này được gọi là phương ngư, nhưng có lẽ vì đôi mắt lồi hẳn ra khiến chúng được gọi là thòi lòi nhiều hơn.
Đất Mũi, tại những bãi bồi cạnh mé biển, nơi rừng ngập mặn phủ bóng những cây đước, cây sú, cây vẹt, thòi lòi hay đào hang bùn ở đó. Chúng có vẻ thảnh thơi tắm nắng leo cây nhưng hễ thấy bóng dáng người, chúng nhanh thoăn thoắt trở về hang. Bà con ngư dân muốn bắt thì phải cắm câu hoặc đặt xà di.
Cá thòi lòi nướng muối ớt
Với người dân Cà Mau, cá thòi lòi không có gì xa lạ. Đây là loại thực phẩm quen thuộc giúp bữa ăn mỗi ngày thêm đậm đà và cũng là thức quà đãi khách phương xa đến với vùng đất cực Nam tổ quốc này.
Cá thòi lòi dai thịt, ngọt thơm nên chế biến kiểu gì cũng ngon như kho tiêu, chiên xù, canh chua mẻ, nướng trui,… Nhưng được du khách yêu thích hơn cả là món cá thòi lòi nướng muối ớt. Có đĩa cá nướng trên bàn nhậu, những câu chuyện lai rai cứ nối dài mãi, những tiếng cười thêm giòn vàng và vị thơm ngon của món cá cứ vấn vít mọi người lại với nhau.
Cá thòi lòi chỉ sống trong tự nhiên, không nuôi được nên thịt cá dai chắc, thơm ngon, hiếm có khó tìm. Chế biến món cá thòi lòi nướng cũng không cần cầu kỳ, phức tạp mà cứ theo phương pháp dân dã thì ngọt miễn chê.
Nguyên liệu để làm món cá thòi lòi nướng muối ớt, bạn chỉ cần 1 đến 2kg cá thòi lòi tươi sống. Mua về rửa sạch, không cần làm lòng, xếp cá lên bếp than hồng và nướng đều tay.
Trước đó, chuẩn bị bát muối ớt tươi trộn cùng dầu, điều mật ong. Thỉnh thoảng trở tay thì quết lên cá để ngấm gia vị.
Cá chín sẽ có mùi thơm ngào ngạt, lúc này chỉ cần tách nhẹ sống lưng là phần thịt trắng dai, thơm nức lộ ra. Chấm cùng nước mắm chua ngọt hoặc muối tiêu chanh là hết ý.
Chúc bạn thưởng thức cá thòi lòi nướng muối ớt ngon miệng nhé!
Đặc sản gỏi nhộng ong U Minh Hạ
Rừng U Minh Hạ (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) gắn liền với những câu chuyện tiếu lâm về bác Ba Phi hay những cánh rừng tràm xanh bạt ngàn cùng vô số món ăn ngon.
Anh Nguyễn Thành Đạt (29 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận) cho biết anh chọn U Minh làm điểm đến đầu tiên khi đặt chân đến Cà Mau. Tại đây, anh và các thành viên trong đoàn được người dân địa phương giới thiệu món gỏi bắp chuối nhộng ong.
Gỏi bắp chuối nhộng ong - món ăn gắn liền với dân phong ngạn nhưng đã chinh phục nhiều thực khách khó tính
"Vợ tôi nghe tên món ăn đã e sợ nhưng cha con tôi vẫn quyết định kêu 2 phần để thưởng thức cho biết hương vị món đặc sản U Minh. Thấy cha con tôi khen ngon, bà xã cũng bấm bụng ăn thử và cái kết là hỏi luôn cách làm từ chị đầu bếp" - anh Đạt cười nói.
Để có món ngon trứ danh này, đầu bếp sẽ cho tàn chứa nhộng ong vào nước luộc khoảng 5 phút để phần sáp tan chảy rồi đổ vào rổ lược lấy ong non. Sau đó, cho bắp chuối xắt mỏng vào hỗn hợp nước giấm, đường rồi nêm lại vừa ăn. Công đoạn kế tiếp, trộn nhộng ong non vào và để khoảng 15 phút là có thể thưởng thức.
Theo du khách Nguyễn Kiều Diễm (ngụ TP Cần Thơ), nhộng ong non có vị béo kết hợp thêm chút chua, ngọt và chát của bắp chuối đã tạo nên một món ăn khó cưỡng. Chồng chị thì thích ăn món gỏi bắp chuối nhộng ong với nước mắm mặn thêm ít ớt. Tuy nhiên, chị và các con lại thấy ăn với nước mắm chua cay sẽ ngon hơn. Sau khi học cách làm, chị mua 3 kg nhộng ong để khi về làm thức ăn đãi người thân và bạn bè.
Trước đây, thợ ăn ong (dân phong ngạn - PV) chủ yếu lấy mật và số ít mang tàn chứa nhộng ong về chế biến thức ăn để nhâm nhi cùng bạn nghề. Những năm gần đây, các món ăn được chế biến từ nhộng ong dần trở thành đặc sản, chinh phục nhiều thực khách khó tính nên các nhà hàng, quán ăn tìm đến tận nhà để thu mua. Nhờ đó, nhiều hộ dân mưu sinh dưới tán rừng tràm có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống.
Vợ chồng già tình nguyện làm "kiểm lâm viên" bảo vệ khu rừng ngập mặn nguyên sinh Vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đáp (78 tuổi) và bà Trần Thị Hồng (76 tuổi) sinh sống biệt lập trong khu rừng ngập mặn nguyên sinh để bảo vệ, gìn giữ khu rừng vô giá này. Rú Chá nằm trong khu vực thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Với diện tích khoảng 5ha, đây...