Lạ lùng làng điêu khắc “độc nhất vô nhị” ở Hà Thành

Theo dõi VGT trên

Khả năng đặc biệt của Tú “bịt mắt tạc tượng” (dùng khăn bịt mắt lại mà vẫn thoăn thoắt tay đưa, khi bỏ khăn ra cũng là lúc sản phẩm được hoàn thành).

Lạ lùng làng điêu khắc độc nhất vô nhị ở Hà Thành - Hình 1

Một số tác phẩm điêu khắc.

Là một trong số ít làng nghề lưu giữ những tinh hoa của nghệ thuật điêu khắc, đặc biệt là điêu khắc tượng, những người thợ tạc tượng ở làng Dư Dụ ( xã Thanh Thùy, huyện Quốc Oai, TP.Hà Nội) đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước để tạo nên những tác phẩm “độc nhất vô nhị” cả về kích thước lẫn độ tinh xảo. Bởi họ không chỉ làm với bàn tay, khối óc tài hoa, mà họ làm nghề bằng cả cái tâm của mình.

Những bàn tay vàng

Chúng tôi về làng nghề Dư Dụ trong những ngày giữa tháng 6, từ xa đã nghe thấy tiếng lách cách rộn ràng của nhát đục, nhát gõ và âm thanh của tiếng cưa, xẻ gỗ. Đến đầu làng là có thể cảm nhận được mùi gỗ mới, mùi của nước sơn lan tỏa trong không gian yên bình của một làng nghề vốn có truyền thống từ lâu đời. Dù trời nắng hay mưa, dẫu là cái lạnh của mùa đông hay cái nóng bức giữa trưa hè thì người thợ điêu khắc làng Dư Dụ vẫn thoăn thoắt tay đưa đục, làm ra những sản phẩm để trưng bày, trang trí cho không gian, nội thất hay những bức tượng bề thế ở những ngôi chùa từ Bắc vào Nam.

Sản phẩm phổ biến nhất của làng nghề hiện nay vẫn là phục vụ nhu cầu của những người có thú chơi trưng bày những biểu tượng của sự yên vui, may mắn, đó là hình tượng ông Phúc, Lộc, Thọ, Phật Di Lặc… Những sản phẩm ấy được làm ra bởi những con người rất đỗi bình dị, họ chuyên cần làm công việc đòi hỏi sự khéo léo trong từng chi tiết. Nào là những đường lượn cho cái bụng ấm no của ông Di Lạc, vừa căng tròn lại thêm cái miệng cười tươi rất yêu đời, là gương mặt hiền từ và cái tai trường thọ của đức Thích Ca Mâu Ni…

Lạ lùng làng điêu khắc độc nhất vô nhị ở Hà Thành - Hình 2

“Trên từng thớ gỗ người thợ bố trí sao cho những đường vân của khối gỗ được rơi vào đúng những điểm đặc biệt để nhấn mạnh ý nghĩa, vừa tạo sự phù hợp vừa mang nét độc nhất vô nhị mà những người trong nghề và sành chơi đồ gỗ mới có thể cảm nhận được” - ông Nguyễn Duy Hội (một người có hơn 40 năm trong nghề) cho biết.

Những tác phẩm điêu khắc được làm ra từ kỹ năng của người thợ làng Dư Dụ đã đạt đến mức thượng thừa về nghệ thuật điêu khắc được thể hiện qua đôi bàn tay khéo léo. Kể cả những mẫu sản phẩm mới đến với người thợ làng Dư Dụ cũng chỉ là “chuyện thường ở phố huyện” bởi cái căn cơ của nghề thấm vào tiềm thức họ.

Mỗi cơ sở sản xuất ở Dư Dụ đều có những mẫu mã rất đa dạng và phong phú. Từ những mảnh gỗ nhỏ, thô kệch, bình thường mà có khi nhiều người nghĩ chỉ dùng làm củi đun cũng ngại, nhưng khi đặt vào bàn tay và khối óc người thợ Dư Dụ, mảnh gỗ ấy bỗng có hồn và trở thành một sản phẩm, một tác phẩm nghệ thuật hữu ích.

Sản phẩm được người thợ điêu khắc thổi hồn vào từng dáng đứng, dáng người và đặc biệt chú trọng đến từng họa tiết nhỏ nhất của sản phẩm. Làng nghề đã bao đời “cha truyền con nối” nên người dân ở đây từ đ.ứa t.rẻ lên 10 đến những người thợ già vẫn luôn từng ngày, từng giờ mài giũa, đục khắc, “đẽo” cái hoa tay của mình để làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống tô điểm cho đời.

Video đang HOT

Nghệ thuật và bí ẩn tượng gỗ

Chỉ vào bức tượng Phật nhỏ đang được trưng bày trong nhà, ông Nguyễn Hồng Quân (60 t.uổi) cho biết: “ Nếu đối với người khác thì đoạn gỗ lũa này chẳng thể làm gì được, nhưng nhìn qua người thợ chúng tôi đã thấy dáng của vị Tổ sư Bồ Đề Lạt Ma với vạt áo cà sa ẩn hiện trong làn mây mờ và cây gậy huyền bích. Chỉ cần kỳ công thêm là đã trở thành một sản phẩm có một không hai. Có người đến trả tôi cả cây vàng nhưng tôi không bán”.

Lạ lùng làng điêu khắc độc nhất vô nhị ở Hà Thành - Hình 3

Một nữ điêu khắc đang chăm chút sản phẩm của mình

Đối với những người làm nghề, ngoài việc tuân thủ chặt chẽ luật của nghệ thuật: Cân đối, hài hòa, mực thước thì họ còn phải tính toán theo quy luật âm dương – ngũ hành, thuật phong thủy của bức tượng. Giá trị của bức tượng gỗ là phải mang đậm tính triết lý phương Đông, phải tuân thủ một cách chặt chẽ về cả chất liệu, kích thước, cách sắp đặt, màu sắc sao cho đúng với 8 quẻ trong bát quái. Hướng Nam theo bát quái là âm Hoả, có tính nóng nên phù hợp với các màu rực rỡ như đỏ, vàng và ứng với mùa hè và cung danh vọng. Hướng Tây là âm Kim phù hợp với các màu sáng, trắng, ứng với mùa thu và cung quý tử. Còn hướng Bắc vốn là dương thuỷ, phù hợp với các màu tối như đen, tro, nâu thẫm, ứng với mùa đông và cung sự nghiệp…

Thêm nữa, việc đặt các bức tượng ở các vị trí phù hợp là hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự nghiệp, tài lộc, tài trí… của gia chủ. Hầu hết mỗi bức tượng đều có liên quan đến các cung trong nhà, ví dụ tượng Phật Di Lặc vào cung Phú Quý trong nhà; cung Quý Nhân đặt tượng Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Quan Công, Đạt Ma Tổ Sư… Tượng phật Di Lặc là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc, là vật phẩm tôn kính trong phong thủy, khi trưng bày trong nhà sẽ mang lại rất nhiều điều tốt lành cho gia chủ. Tượng Phúc-Lộc-Thọ tượng trưng cho 3 vị thần này trong nhà để thu hút vượng khí chủ về phúc, lộc, thọ. Gia chủ sẽ may mắn về kinh doanh, t.iền bạc và là biểu tượng dùng để biến hung thành cát trong công việc.

Làng từng xuất hiện bậc kỳ tài

Ở Dư Dụ, trên 90% người dân làm nghề điêu khắc, nhưng có điều lạ là chưa có một người nào nhận mình là nghệ nhân, họ chỉ nhận mình là người thợ lành nghề. Về già họ vẫn miệt mài truyền lại những kinh nghiệm quý báu của cả cuộc đời mình cho thế hệ sau. Vì vậy, trải qua bao năm tháng và biết bao thăng trầm của lịch sử, những tuyệt kỹ của nghề chạm khắc Dư Dụ vẫn không bị mai một.

Theo cụ Nguyễn Duy Sinh (78 t.uổi) thì nghề điêu khắc không biết có từ khi nào, chỉ biết rằng trong đình của làng thờ ông tổ làng nghề cũng đã trên 500 năm. Thời Vua Minh Mạng đã từng mời hàng chục người thợ của làng nghề Dư Dụ vào kinh đô Huế góp phần xây dựng cung đình nguy nga tráng lệ của nhà Nguyễn. Cảm phục tài năng của những người thợ, Vua Minh Mạng đã ban sắc phong cùng nhà cửa, ruộng vườn, bổng lộc ngay tại kinh đô Huế. Sau này những người thợ Dư Dụ đã ở lại Huế và lập thành làng Túc (tên làng trước đây của Dư Dụ).

Trong hai cuộc kháng chiến, làng nghề Dư Dụ như bao vùng quê khác tạm gác công việc của mình; người lên đường tham gia chiến đấu, người ở nhà thì tích cực tăng gia, sản xuất. Năm 1978, làng nghề mới được khôi phục lại và hoạt động cho đến ngày nay.

Lạ lùng làng điêu khắc độc nhất vô nhị ở Hà Thành - Hình 4

Những pho tượng kỷ lục được xuất xưởng.

Mọi người vẫn còn nhớ rất rõ câu chuyện về một người thợ tài hoa Nguyễn Quốc Tú (SN 1963) được phong tặng danh hiệu nghệ nhân đầu tiên ở làng. Từ nhỏ Tú đã tỏ ra là một người lanh lợi và đặc biệt có tố chất trong nghệ thuật tạo hình. Năm 1978, làng nghề được khôi phục, lúc đó Tú mới 15 t.uổi nhưng trình độ thì chẳng thua kém những cụ cao niên trong làng. “ Nếu có một sản phẩm mẫu đưa cho Tú, thì chỉ cần nhìn qua một lượt là Tú có thể làm y nguyên. Đến người trong nghề cũng không thể phân biệt nổi đâu là sản phẩm mẫu, đâu là sản phẩm do Tú làm ra. Có chăng chỉ có thể phân biệt qua chất liệu gỗ mà thôi” – ông Nguyễn Duy Đức kể lại.

Điều mọi người nhớ nhất là khả năng đặc biệt của Tú “bịt mắt tạc tượng” (dùng khăn bịt mắt lại mà vẫn thoăn thoắt tay đưa, khi bỏ khăn ra cũng là lúc sản phẩm được hoàn thành mà không hề có một chi tiết lỗi). Năm 1980, nhận thấy tài năng của Tú, một bảo tàng ở Hà Nội đã mang xe con về tận nơi đón anh lên làm việc phục chế cổ vật. Hồi đó, Tú được phân nhà và chế độ ngang với giám đốc bảo tàng.

Năm 1990, tai họa bất ngờ ập xuống, do bất cẩn trong lúc đang làm việc, chiếc chạm gỗ sắc lẹm đã găm vào bàn tay phải làm đứt gân và động mạch. Anh được đưa đi cấp cứu kịp thời, được nối gân, nối mạch m.áu nên không nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng cũng từ đây, anh mất đi cảm giác, bàn tay tài hoa bỗng dưng lật đật vụng về. Anh được chuyển sang một công việc khác phù hợp hơn. Nhưng khổ nỗi, đối với anh nghề chạm khắc chính là bản mệnh, nên từ ngày không còn làm được nữa anh lầm lì ít nói, rồi phát bệnh tâm thần. Sau khi chữa trị nhiều nơi vẫn không khỏi, cuối cùng người thân phải đưa về quê, sống một mình trong một ngôi nhà nhỏ ở làng Dư Dụ.

Với danh tiếng của làng nghề Dư Dụ, nhiều nhóm thợ đã được mời đi làm những bức tượng lớn kỷ lục. Năm 2010, một nhóm thợ của Dư Dụ đã vào tận Đà Lạt làm một pho tượng trong thời gian 2 năm mới hoàn thành. Mới đây, một nhóm thợ của gia đình anh Nguyễn Đức Duy cũng làm một pho tượng ở chùa Duyên Quang, Quế Võ (Bắc Ninh) trong thời gian 1 năm với chiều cao kỷ lục trên 7 mét.

Trong lúc nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn thì sản phẩm làng nghề Dư Dụ vẫn tìm được chỗ đứng trên thị trường. “Hầu hết các tỉnh đều có gian hàng của làng nghề Dư Dụ, nhiều nhất là TPHCM, cửa khẩu Móng Cái, Lạng Sơn… vì đồ gỗ Dư Dụ được khẳng định là nơi đẹp nhất cả nước” – ông Nguyễn Hồng Quân (Trưởng thôn Dư Dụ) khẳng định chắc nịch.

Theo xahoi

Chuyện kể về bức tượng Bác Hồ bằng đồng đầu tiên

Hơn một năm sau ngày Bác mất, nhà điêu khắc Lê Qùy đã nảy ra ý tưởng đúc tượng Bác Hồ bằng đồng. Chỉ sau hai tháng miệt mài, các nghệ nhân làng Chè Đông đã cho ra đời tác phẩm.

Làng Chè Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa là ngôi làng nổi tiếng với nghề đúc đồng từ thời Lý. Vì thế ngay khi ý tưởng của nhà điêu khắc Lê Qùy được khởi xướng, huyện đã chọn làng Chè Đông là nơi thực hiện sứ mệnh vinh dự là đúc tượng lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Chuyện kể về bức tượng Bác Hồ bằng đồng đầu tiên - Hình 1

Cụ Nguyễn Văn Mơi, một trong những người tham gia đúc tượng Bác Hồ bằng đồng đầu tiên.

Chúng tôi trở về làng Chè Đông để ghi lại câu chuyện về sự ra đời của pho tượng Bác Hồ đúc bằng đồng ngày 6/6/1970, dưới bàn tay và công sức của nhân dân nơi đây. Những người tham gia đúc tượng Bác Hồ ngày ấy chỉ còn lại vài cụ. Các cụ giờ đây cũng đã ngoài 80 t.uổi cả rồi, thế nhưng khi kể về những ngày tháng làm tượng Bác, cụ Nguyễn Văn Mơi (86 t.uổi) vẫn nhớ như in như mới chỉ diễn ra hôm qua. Thời bấy giờ cụ Mơi đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch xã, cụ cũng chính là người vinh dự cùng tham gia đúc tượng Bác.

Theo lời cụ Mơi kể thì nhân dân coi việc đúc tượng Bác là niềm tự hào, vinh hạnh lớn đối với họ nên ngay từ khi phát động việc quyên góp đồng để đúc tượng Bác Hồ, bà con đã ùn ùn kéo tới, người chiếc mâm, người cái nồi, bát...chẳng mấy chốc lượng đồng không những đủ mà còn dư rất nhiều.

Sau khi đã kêu gọi đủ số đồng, cán bộ Đảng viên trong xã đã họp lại và mời đồng chí Đặng Ích Bích và Lê Văn Duân chủ trì đảm nhiệm trọng trách chính cùng với hơn 20 nghệ nhân khác nữa sẽ tham gia đúc tượng Bác. Khó khăn nhất là chưa có nơi nào đúc tượng Bác để có phiên bản nghiên cứu, cuối cùng nhà điêu khắc Lê Qùy được phân công chịu trách nhiệm việc phác họa hình ảnh Bác Hồ.

Chuyện kể về bức tượng Bác Hồ bằng đồng đầu tiên - Hình 2

Bức tượng Bác nặng 3,7 tạ, cao 1,3m.

Việc phác họa hình ảnh Bác được hoàn thành thì mọi người bắt tay vào việc lên khuôn đúc. Khâu này đòi hỏi kỹ thuật khá cao, phải chọn được thứ đất làm sao cho phù hợp, mất nhiều thời gian và công sức. Xong khuôn đúc là bắt đầu cho việc đổ đồng để đúc. Các nghệ nhân vào các vị trí được phân công của mình, 8 lò đúc, mỗi lò 3 nghệ nhân: 2 nghệ nhân thổi còn 1 nghệ nhân đổ đồng. Các lò bắt đầu nổi lửa cùng lúc, hơn 1 tiếng đồng hồ đồng bắt đầu chảy ra, các nghệ nhân gạt xỉ nổi lên bề mặt sau đó được sự phân công của thợ cả, đồng được rót vào liên hoàn cho đến khi đầy khuôn.

Các nghệ nhân miệt mài làm ròng rã cả ngày lẫn đêm dồn tất cả tình cảm và tâm huyết của mình vào bức tượng chân dung Bác mà quên hết mọi mệt mỏi, khó nhọc. Hơn 2 tháng, kiệt tác về bức tượng Bác đã được hoàn thành trong sự mong đợi của nhân dân.

Bức tượng Bác Hồ thành công trong niềm hạnh phúc của các nghệ nhân và sự vui sướng hân hoan vô bờ của người dân trong xã.

Cùng là người tham gia trong việc đúc nên bức tượng Bác, cụ Mơi hết sức xúc động khi nghĩ về giây phút hạnh phúc đó, cụ cho biết: "Cả tổ nghệ nhân lúc đó khoảng hơn hai chục người với 8 lò nấu đồng, tôi phụ trách lò số 6. Cái khó thời bấy giờ là tất cả mọi thứ đều làm bằng thủ công, lò thổi bằng bể chứ không như bây giờ dùng quạt máy vì thế phải cố gắng làm sao để đồng không bị khê, phải lọc đồng bằng tro cho đồng được tinh khiết. Các động tác phải nhịp nhàng ăn khớp, khi đổ đồng phải đổ liên tục. Chỉ cần làm sai một vài quy trình và động tác thì bức tượng sẽ bị thất bại, không những thế có thể gây cháy bỏng vì thế tất cả mọi người ai cũng cố gắng tập trung để bức tượng bác hoàn thành bức tượng Bác một cách hoàn hảo nhất".

"Những ngày làm tượng bác lúc nào người dân cũng tập trung rất đông để giúp sức, buổi tối thì mọi người quây quần lại chuyện trò và cổ vũ đội nghệ nhân làm việc nên không khí những ngày đó trong làng lúc nào cũng như vui hội. Ai nấy đều rất phấn khởi mong chờ ngày được nhìn thấy bức tượng Bác Hồ được làm nên bằng tâm huyết, công sức, bàn tay của nhân dân làng Chè Đông. Ngay cả bản thân chúng tôi những người trực tiếp tham gia đúc tượng Bác cũng rất háo hức chờ đợi cái giây phút hoàn thiện thành quả của mình. Chính vì thế mà chẳng ai bảo ai đều cố gắng hết mình, làm cẩn thận và hoàn chỉnh từng chi tiết", cụ Mơi cho biết thêm.

Chuyện kể về bức tượng Bác Hồ bằng đồng đầu tiên - Hình 3

Bức tượng Bác Hồ thể hiện tấm lòng tôn kính của nhân dân đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.

Những năm đó, huyện Thiệu Hóa chưa được hình thành mà 15 xã bên này gọi là Thiệu Yên thì thuộc huyện Yên Định còn nửa kia gọi là Đông Thiệu thuộc huyện Đông Sơn. Vì thế sau khi bức tượng được hoàn thành đã được đưa lên huyện Yên Định trưng bày suốt hơn 20 năm; cho đến năm 1997 thành lập huyện Thiệu Hóa, lãnh đạo ở đây mới lên Yên Định xin được nhận lại bức tượng bác Hồ, thành quả của nhân dân Thiệu Trung.

Vào năm 1998, nhân dân xã Thiệu Trung đã xin mang tượng Bác về làm mẫu đúc một bức tượng giống hệt bức tượng cũ đặt ở hội trường xã đ.ánh dấu một sự kiện lịch sử để con cháu trên mảnh đất này đời đời không quên trên quê hương Thiệu Trung, bức tượng Bác Hồ bằng đồng được ra đời lần đầu tiên.

Ông Lê Duy Sơn, Trưởng Phòng Văn hóa huyện Thiệu Hóa cho biết: "Bức tượng đồng Bác Hồ được các nghệ nhân của xã Thiệu Trung đúc năm 1970 có chiều cao 1,3m, nặng 3,7 tạ đồng. Hiện nay đang được lưu giữ và trưng bày tại nhà truyền thống của huyện. Đây được coi tấm lòng thành kính của nhân dân đối với vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam".

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 anh em ruột ở Ninh Bình mất tích bí ẩn
12:21:17 24/09/2024
Nam thanh niên bị nước lũ cuốn trôi trước ngày cưới
19:07:57 23/09/2024
Cháy chùa Vạn Phật ở Gia Lai: Ước tính thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng
12:48:18 23/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam
14:47:57 24/09/2024
Đau lòng nam thanh niên ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi qua đời trước ngày cưới
15:30:24 23/09/2024
Nguyên nhân người dân TPHCM phản ứng với trạm BOT Phú Hữu
06:08:12 23/09/2024
Còn 11 người mất tích ở Làng Nủ, đội chó nghiệp vụ đã rút khỏi hiện trường
21:29:12 24/09/2024
Mẹ b.ỏ c.on mới sinh vào thùng xốp rồi thả trôi sông
21:16:38 24/09/2024

Tin đang nóng

Một cầu thủ nổi tiếng lứa U23 Thường Châu l.y h.ôn sau 4 năm chung sống với vợ hotgirl, giờ thành "gà trống nuôi con"
17:57:40 24/09/2024
DJ Vi Milk bị bắt vì giúp tình trẻ buôn chất cấm: Hay đạo lý, nuôi em học bác sĩ
21:37:06 24/09/2024
Mỹ Tâm bị nói sến, liền lôi từ điển ra "giáo huấn" antifan, CĐM khen nức nở
20:39:57 24/09/2024
4 triệu người "hóng" Nhã Phương ngấu nghiến 1 món ăn, hành động vài giây cuối thành tâm điểm
18:07:32 24/09/2024
Đồng nghiệp tiết lộ số t.iền phẫu thuật của Kasim Hoàng Vũ: Lần đầu là 6 tỷ đồng, lần 2 chưa biết
22:14:28 24/09/2024
Quyền Linh tiếc nuối khi tài xế bị mẹ đơn thân xinh đẹp từ chối hẹn hò
21:19:21 24/09/2024
Hơn 3 triệu người xem Đường Yên diễn lố và kém sang trông như "đi chợ" tại Tuần lễ thời trang
23:27:04 24/09/2024
Nữ ca sĩ Vbiz công khai xin lỗi Lý Nhã Kỳ vì khiến đàn chị giận dữ đăng đàn nhắc thẳng tên
22:18:04 24/09/2024

Tin mới nhất

Nhà xe b.ị t.ố ép khách 3 lần chuyển t.iền vé mới cho xuống

22:14:52 24/09/2024
Một nhà xe tuyến Đà Nẵng - Lạng Sơn bị hành khách phản ánh có hành vi bắt khách chuyển t.iền vé nhiều lần, đe dọa, xúc phạm khách.

Kiên Giang: Nhiều học sinh nhập viện sau khi ăn cơm tại căn tin nhà trường

21:16:00 24/09/2024
Huyện Kiên Hải đã thành lập đoàn kiểm tra y tế tiến hành lấy mẫu thực phẩm tại căn tin trường, gửi về tỉnh xét nghiệm để xác định chính xác nguồn gốc, nguyên nhân ngộ độc.

Quảng Bình ban bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

21:14:09 24/09/2024
Ngày 24/9, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở đất tại tổ dân phố 8, thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa.

Va chạm với xe cứu hỏa đi làm nhiệm vụ, nam thanh niên t.ử v.ong tại chỗ

19:48:28 24/09/2024
Khi đang trên đường đi làm nhiệm vụ, xe cứu hỏa của Công an tỉnh Gia Lai đã va chạm với xe máy khiến một thanh niên t.ử v.ong tại chỗ.

Người đàn ông ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi 2km, sống sót kỳ diệu

19:38:59 24/09/2024
Một người đàn ông ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi 2km và mắc kẹt trên cành cây trên dòng sông, vừa được lực lượng chức năng cứu vớt kịp thời.

Người đàn ông kể lại phút thoát khỏi căn nhà bị núi lở đè sập ở Thanh Hoá

19:31:38 24/09/2024
Cả gia đình 4 người ở huyện Lang Chánh, Thanh Hóa may mắn thoát c.hết khi ngôi nhà bị đất đá từ trên núi lở tràn xuống làm đổ sập.

Kiên Giang: Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính

19:07:20 24/09/2024
Tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan tổ chức thực hiện công tác này bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, xuyên tạc gây mất niềm tin của người dân.

Diễn biến sức khỏe 2 bé vụ lũ quét thôn Làng Nủ đang điều trị ở Hà Nội

18:28:25 24/09/2024
Hai bệnh nhi trong vụ lũ quét thôn Làng Nủ đang điều trị tại Hà Nội, b.é g.ái 11 t.uổi vẫn rất nặng, đang điều trị hồi sức tích cực, b.é t.rai 7 t.uổi sức khỏe đã ổn định.

Khẩn trương ổn định chỗ ở cho người dân ở Lào Cai

18:17:22 24/09/2024
Thứ trưởng đề nghị tỉnh Lào Cai rà soát cụ thể, chi tiết hơn, phân loại các đối tượng bị ảnh hưởng, có báo cáo sớm để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Chính phủ và có sự hỗ trợ thiết thực, phù hợp, sát thực tế.

Nỗ lực làm sạch rác trên vịnh Hạ Long sau thiên tai

18:15:16 24/09/2024
Ban Quản lý vịnh Hạ Long kêu gọi người nuôi biển thu gom, tái sử dụng các vật liệu phao, bè nuôi bị cuốn trôi trên vịnh để kiệm chi phí tái đầu tư, chung tay dọn rác trên vịnh.

Xuyên đêm xử lý sự cố rò rỉ thấm chân đê ở Thanh Hóa

18:13:00 24/09/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa đã huy động trên 100 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 762, phối hợp cùng lực lượng vũ trang huyện Vĩnh Lộc xuyên đêm khắc phục sự cố.

Cả nhà thoát c.hết nhờ sơ tán trước khi ngôi nhà đổ sập do sạt lở

18:04:22 24/09/2024
Một gia đình 4 người ở xã Yên Thắng của huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) may mắn thoát nạn nhờ được sơ tán trước khi ngôi nhà bị sạt lở, đổ sập.

Có thể bạn quan tâm

U20 Việt Nam thị uy sức mạnh trước Bhutan

Sao thể thao

23:34:28 24/09/2024
Bảo Long mở tỷ số sớm cho U20 Việt Nam ngay phút thứ 8. Sau pha đẩy bóng của thủ thành U20 Bhutan, cầu thủ lò PVF lập tức băng lên sút bóng từ tuyến hai.

P.him 1.8+ về Tấm Cám: B.ị c.hê nhiều sạn, vì sao thu 55 tỷ đồng sau 4 ngày?

Hậu trường phim

23:15:51 24/09/2024
Phim Cám ra rạp với nhiều ý kiến khen chê từ khán giả. Dù vướng tranh cãi, đây vẫn là tác phẩm điện ảnh thuộc thể loại kinh dị có doanh thu mở màn tốt nhất trong lịch sử phim Việt.

Chi Bảo hạnh phúc ngọt ngào bên vợ kém 16 t.uổi, Linh Nga đọ sắc Hà Kiều Anh

Sao việt

23:00:00 24/09/2024
Diễn viên Chi Bảo túc trực bên vợ kém 16 t.uổi sau khi sinh em bé thứ 2. Chim công làng múa Linh Nga đọ sắc với hoa hậu Hà Kiều Anh.

"Cú tát" thâm sâu công chúa Kpop gửi đến kẻ đeo bám

Nhạc quốc tế

22:39:02 24/09/2024
Dù không ăn vận cầu kỳ, Jang Wonyoung vẫn chiếm trọn spotlight, trở thành nữ thần sân bay . Loạt topic về nhan sắc của Jang Wonyoung lần nữa chiếm trọn các diễn đàn Kpop.

Phim chữa lành mới chiếu đã nhận mưa lời khen, nữ chính đóng 2 vai xuất thần khiến netizen phát cuồng

Phim châu á

22:29:01 24/09/2024
Hiện tại, tỷ lệ thuận với rating khả quan là khá nhiều phản hồi tích cực từ khán giả dành cho Dear Hyeri, nhất là nữ chính Shin Hye Sun.

Ngậm ngùi hình ảnh người dân xếp hàng tiễn gần 400 chiến sĩ rời Làng Nủ sau 2 tuần tìm kiếm người mất tích

Netizen

22:22:47 24/09/2024
Chiều ngày 24/9, người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã chia tay gần 400 cán bộ, chiến sĩ trở về đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ.

Lộ thêm 5 Chị Đẹp mùa 2: Hoàng Yến Chibi, "bạn thân Sơn Tùng" và 1 "nữ hoàng" cát-xê 10 cây vàng/tháng

Tv show

22:21:52 24/09/2024
Tối 24/9, Fanpage Chị Đẹp Đạp Gió đã tiếp tục công bố thêm 5 cái tên tham gia chương trình năm nay. Khi 5 cái tên được hé lộ, phản ứng chung của cư dân mạng là... không bất ngờ.

"Người bạn bí ẩn" ngỏ ý đưa t.iền cho bà Trương Mỹ Lan khắc phục hậu quả

Pháp luật

22:14:49 24/09/2024
Chiều 24/9, luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát tiếp tục thẩm vấn các bị cáo liên quan trong vụ án.

Con gái Triệu Vy lộ diện đón t.uổi mới, ngoại hình hậu ở ẩn gây bất ngờ?

Sao châu á

21:31:14 24/09/2024
Thời điểm Triệu Vy dính loạt lùm xùm, bên cạnh những động thái của nhân vật chính dân tình cũng dành nhiều sự quan tâm cho con gái cô. Sau thời gian mất tích , cô bé vừa lộ diện gây bất ngờ.

Ấn Độ ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên do biến thể 1b

Thế giới

21:08:28 24/09/2024
29 người thân và bạn bè của bệnh nhân, cùng 37 hành khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân đều đang được theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bất cứ trường hợp nào trong số này có biểu hiện mắc bệnh.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Người bí ẩn muốn giúp bà Lan khắc phục hậu quả gần 10.000 tỷ

Xã hội

20:59:00 24/09/2024
Vụ án Vạn Thịnh Phát tiếp tục có những diễn mới, một người bạn của bà Trương Mỹ Lan muốn đứng ra trả khoản nợ 250 triệu USD và cho bị cáo mượn thêm 130 triệu USD khắc phục hậu quả.