Lạ lùng, bồ của chồng đưa tiền ‘moi’ được từ anh cho tôi nuôi con
Cô gái này thật ra là một người con gái đáng yêu, nhưng bây giờ, cô ta vì hận tình mà chuyên đi mồi chài và trả thù đàn ông, không thích lấy chồng. Cứ sống cặp kè như vậy cho đến hết đời.
Tưởng, cô bồ sẽ chấp nhận lấy anh, làm vợ của anh, nhưng không. Cô ta sỗ sàng vào mặt anh mà rằng &’tôi đời nào chấp nhận làm vợ hai của gã nghèo rớt như anh? (Ảnh minh họa)
Anh ta ngoại tình, đó là hành động bỉ ổi nhất của người đàn ông có vợ luôn yêu thương, quan tâm mình suốt mấy năm trời. Nhưng anh ta đâu biết, đằng sau câu chuyện ngoại tình của mình, chính anh ta mới là kẻ nếm trái đắng. Tưởng lừa được cô bồ, tưởng cho cô ta vài đồng, cung phụng cô ta thì cô ta sẽ theo anh trọn đời trọn kiếp.
Khi người đàn ông lăng nhăng, họ không còn quan tâm tới vợ của mình nữa, dù người vợ có cố gắng thế nào. Anh hờ hững, bực bội vô cớ với vợ mình. Anh chưa bao giờ mua cho vợ một món quà nhưng cho bồ thì vô số. Anh ta cũng chưa từng đưa vợ con đi chơi nhưng với bồ thì cũng vô số. Người vợ âm thầm khóc và biết, mình không còn chỗ đứng trong gia đình nữa. Chỉ là người đàn bà yếu đuối không dám ly hôn và cũng không muốn cho con mình khổ sở. Chị khóc thầm mỗi đêm và cố nén nỗi đau chịu đựng, hi vọng cứu vãn được gia đình. Hi vọng người đàn ông chơi chán sẽ quay về với vợ con. Nhưng không…
Anh ta đã viết sẵn đơn ly hôn từ khi có bồ và lúc nào cũng chỉ tìm cách gây sự với chị, khiến chị không chịu đựng được và buộc phải chấp nhận ly hôn. Chị vừa kí vào đơn vừa khóc như mưa vì biết, từ đây, con mình sẽ không có một gia đình hạnh phúc, con mình sẽ phải sống cảnh thiếu thốn tình yêu thương và chị sẽ phải chấm dứt cảnh chung giường với người đàn ông mà chị yêu suốt mấy năm trời. Đàn bà nặng tình. Đàn bà thường chấp nhận cả người đàn ông gây ra đau khổ cho mình. Chỉ là khi họ đã đi vào đường cùng, họ phải tự tìm cách giải thoát…
Giờ, chị và con đang thuê trọ vì chị chưa dám quay về bên bố mẹ, sợ bố mẹ khổ. Một mình chị nai lưng kiếm tiền, mong mang lại cho con những ngày tháng tươi đẹp hơn. Chị gầy đi, sút cân liên tục vì chị không thể nào quen với cuộc sống này. Chị buồn về tinh thần, chị khóc suốt ngày nhưng cố che đậy những giọt nước mắt đau khổ của mình để con không buồn. Còn người đàn ông kia đang hí hửng với cô bồ, với hạnh phúc mới của anh ta. Chính anh ta đã ép chị phải ly hôn, không cho chị lựa chọn.
Anh ta chấp nhận bỏ vợ con và đón nhận cô bồ kia. Anh ta cung phụng, mua nhà, mua xe cho cô ta, thứ mà anh chưa từng làm với chị dù đã có con chung. Thật lạ, đàn ông phải gái có thể dốc hết tài sản của mình để chiều lòng cô ta, người đàn bà chẳng đóng góp công sức gì cho anh ta trong suốt quãng đời anh ta còn khó khăn.
Tưởng, cô bồ sẽ chấp nhận lấy anh, làm vợ của anh, nhưng không. Cô ta sỗ sàng vào mặt anh mà rằng &’tôi đời nào chấp nhận làm vợ hai của gã nghèo rớt như anh? Anh không thấy, xung quanh tôi có bao nhiêu đại gia, bao nhiêu người đàn ông giàu có sao? Tôi chỉ coi anh như món đồ chơi của mình thôi. Ai ngờ anh lại bỏ vợ vì tôi, quả báo cho anh thôi? Vợ tốt thì không giữ lại đi nghe lời bồ mà bỏ vợ. Đúng là những gã đàn ông bỉ ổi”.
Cô gái này thật ra là một người con gái đáng yêu, nhưng bây giờ, cô ta vì hận tình mà chuyên đi mồi chài và trả thù đàn ông, không thích lấy chồng. Cứ sống cặp kè như vậy cho đến hết đời. Cô ta quan niệm, mình chia rẽ gia đình người khác không phải là đi phá vỡ hạnh phúc của họ hay cướp chồng của ai cả. Chỉ để chứng minh cho phụ nữ, những người hết lòng hi sinh vì chồng con hiểu, người đàn ông mà họ tin tưởng thật ra chẳng bao giờ chung thủy với họ, chỉ là những kẻ bỉ ổi mà thôi…
Ban đầu tôi nghĩ đó là một âm mưu nhưng bây giờ thì tôi hiểu ra, cô ta là thật lòng. (Ảnh minh họa)
Cô ta sau khi biết vợ chồng tôi ly dị, đã gọi cho tôi và động viên tôi, nói tôi cố gắng nuôi con và quỳ xuống xin lỗi tôi. Nhưng cô ta nói, chính cô ta đã giúp tôi nhận ra bộ mặt thật của gã đàn ông đểu giả và bây giờ, chính anh ta phải trả giá cho việc này. Cô ta đi và gửi lại cho tôi một cái thẻ ngân hàng của chồng tôi và nói, đó là tiền anh ta cho cô ấy. Cô ấy muốn đưa cho tôi để tôi trang trải cuộc sống của mình, đó là điều thật lòng cô ấy muốn.
Ban đầu tôi nghĩ đó là một âm mưu nhưng bây giờ thì tôi hiểu ra, cô ta là thật lòng. Chỉ là, không muốn tôi khổ, chỉ là muốn tôi nhận ra bộ mặt của chồng để sống cuộc đời tự do chứ không phải kẻ muốn cướp chồng của tôi. Phận đàn bà thật hẩm hiu. Cuối cùng thì cũng vì người đàn ông mình yêu mà thôi. Hôm nay cô ấy làm như vậy cũng vì hận tình, hận đàn ông. Hóa ra, cô ấy nặng tình, yêu nhiều chứ không phải là một kẻ máu lạnh, chuyên đi cướp chồng người khác như tôi vẫn nghĩ… Dù bỏ chồng nhưng sau lúc này tôi lại thấy nhẹ nhõm đến vậy. Cô ấy đã nói đúng. Tôi cần cố gắng nuôi con và chứng minh cho anh ta thấy, anh ta đã sai thế nào…
Theo Dân Việt
Cái tên
Cho đến gờ, nó vẫn không hiểu sao cha mẹ mình khi ấy lại đặt cho cái tên nghe "rởm" đến vậy? Một cái tên lạ lùng...
Ảnh minh họa
Tàn canh rồi lại sang ngày, bóng đêm mờ sương đã dần tan biến, những Vì sao tinh tú đành giã biệt hẹn lại sau một ngày, trăng cũng khuất theo để Mặt trời từ từ nhô mình lên khỏi mặt biển. Bắt đầu của một ngày mới.
Cánh đồng bát ngàn trải dài như vô tận, những ánh nắng yếu ớt nhen nhói đang đùa trên cành lá, trên nương rẫy. Con đường mòn uốn lượn thân mình những khúc ngoằn ngoèo, xẻ dọc những cánh đồng mênh mông. Hai bên đường là những trảng cỏ mọc um tùm, đôi chỗ bị cháy nắng ngả vàng trên nền xanh lá mầm. Cứ cách một đoạn không xa lại có những cây phượng lâu năm với thân hình cao lớn sum suê cành lá, muôn vàn cánh hoa sữa phủ lên một màu đỏ rực át đi màu xanh lá, ngã bóng mình che ngang con đường làng đến trường.
- Đại Ngưu, gì mà vội thế, đợi bọn này chung đường với.
Nhưng rồi nó vẫn cứ ung dung bước đi, chẳng đoái hoài gì đến những người bạn ở đằng sau đang với gọi; dường như nó đang né tránh điều gì. Thiết nghĩ, nếu ai đó đừng lôi tên mình ra mà gọi, hay là dùng một từ "bạn" nghe thân mật hơn thì có lẽ nó sẽ ngoảnh lại tươi cười và đáp trả.
- Cái thằng này, khinh người thế là cùng. Hèn chi tụi thằng Hãm trong lớp cứ hiềm khích hoài là phải.
- Đã vậy thôi thì tẩy chay nó đi!
Cậu bé Đại Ngưu vừa cúi gầm mặt bước đi phía trước vừa lắng tai nghe những lời xì xầm của chúng bạn đang xỉa xói. Rồi vội bước đi thật mau sao cho tách biệt khỏi đám bạn cùng lớp ấy. Con đường mòn đến trường ngày nào vẫn còn dài và xa, nhưng giờ lại thật ngắn ngủi đối với nó; chỉ trong chốc lát, cánh cổng trường làng đã hiển hiện ra trước mắt.
- Chào các em. Tiết đầu của buổi học hôm nay thầy sẽ kiểm tra bài cũ. Các em đã ôn bài chưa nào?
Cả lớp nhốn nháo cả lên với những phần tử chưa chuẩn bị bài chu đáo, đan lẫn những người với vẻ mặt tự tin khi đã ôn bài rồi. Đại Ngưu lúc này cũng cảm thấy hồi hộp vô độ, dù rằng đã thuộc được chút ít.
Video đang HOT
- Khánh Ngọc này, bạn nghĩ thầy sẽ gọi ai lên trả bài nhỉ? Mình thử cược một chầu nho nhỏ gì đi!
- Thì có lẽ là thằng Hãm rồi còn gì. Nó là học sinh cá biệt trong lớp mình mà.
Nhìn lên bàn giáo viên, thầy đã đeo kính lão vào và lấy bút rà từ trên xuống rồi lại ngược lên. Đôi bạn lại to nhỏ.
- Mà biết đâu là bạn đó, Ngọc Duyên.
Nói rồi, Khánh Ngọc lại cười thút thít, để lại sự ớn lạnh cho người bạn.
- Các em giữ im lặng nào!
Thầy giáo lúc này phải nhắc lại trật tự trong lớp. Rồi điểm tên học trò lên khảo bài, cả lớp nín lặng im thin thít trong chờ đợi.
- Đại Ngưu, mời em lên bảng trả bài cũ!
Một tiếng ồ vang lên thật to và rõ ngay sau đó, hòa với tiếng gõ bàn nhắc giữ im lặng của thầy giáo. Vẻ mặt của Đại Ngưu như tái nhợt đi thiếu sức sống và khi nãy, nó đã giật mình khi nghe thầy giáo gọi phải tên mình. Nhưng cũng từ tốn bước lên bục giảng trong nhịp đập dồn dập của trái tim.
- Em đã thuộc bài ở nhà chưa?
- Dạ...sơ sơ thôi ạ!
Cái lắc đầu của người giáo viên trong thất vọng, nhưng vẫn tế nhị khẽ mời cậu đứng vào góc lớp mà ôn lại bài. Dưới lớp lại lao xao, không biết trong những tiếng ồn đó có sự châm biếm nào về cậu bé này hay không nữa?
- Các em trật tự nào! Thầy mời bạn khác lên bảng, em Tùng Lâm.
Cái tên
Tan trường về, cậu bé cứ bước đi trong hổ thẹn. Lúc nào cũng cúi gầm mặt xuống đất, dáng đi luôn thong thả mà lê thê từng bước sải dài trên con đường. Dường như, nó không mấy bận tâm đến những gì ở trước mặt hay sự hiện hữu của bất cứ ai trên đường khi ấy, lúc nào cũng cúi xuống nhìn dưới đất với một gương mặt lặng buồn thoáng đượm lại, một loại bệnh tự kỷ của trẻ thơ. Vừa đi vừa khẽ ngân lên những khúc nhạc buồn, tự ca rồi tự mình thưởng thức, giống như một người điên. Dường như niềm vui nhỏ nhoi của nó chính là những ca khúc buồn lắng và trữ tình, trong những lúc cô đơn thế này có lẽ những bài nhạc ấy chính là người bạn bầu tâm sự cùng chăng? Đôi khi nó vẫn thầm hỏi: "Tại sao mình lại mang cái tên mà ngay chính bản thân còn chán ghét, nói chi đến người ta". Nghĩ ngợi bâng quơ, vẫn không sao tìm được lời giải thích cho câu hỏi ngớ ngẩn ấy. Nhưng rồi không hiểu sao, nó lại chợt nghĩ đến người mà ngay từ khi mới lọt lòng đã đứng ra đặt cho mình. Và nó đã mạnh dạn với quyết định về nhà hỏi người bố.
Lúc này là ban trưa, cái nắng như thiêu như đốt bất cứ cái gì nó phủ lên ánh nắng. Một người đàn ông độ tuổi trung niên đang hì hục lái lưỡi cày sau lưng con trâu lớn đen xám xịt. Chiếc áo nâu sờn vai đã ngả sang màu khác trông đậm hơn, bởi ướt nhẹp mồ hôi toát ra nhễ nhại. Người đó chính là bố cậu bé. Khi ngang qua thửa ruộng đang còn cày dở, chứng kiến cảnh tượng ấy mà tự dưng nó không còn muốn nghĩ gì đến câu hỏi vừa khi nãy nữa.
Bữa học hôm sau, nó vẫn âm thầm một mình đến trường. Và ngày hôm ấy vẫn như thường lệ, thầy giáo lại kiểm tra bài cũ... Lần này, Đại Ngưu đã tự ý thức về hôm trước nên đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng bài vở. Nhưng cậu vẫn cảm thấy có cái cảm giác bất an trong người khi ai đó gọi mình. Nên vẫn luôn luôn trong sự hồi hộp, đợi chờ khi thầy chuẩn bị gọi tên. Nhưng rồi không biết đây có phải là sự may mắn đối với nó hay không, vì khi ấy thầy không gọi đến tên mình. Như mọi ngày, giờ tan học về vẫn một mình Đại Ngưu với chiếc bóng cô đơn gần như thẳng đứng đậu lại trên đỉnh đầu. Nó bắt gặp phải tụi trong lớp đang đi phía trước, cùng về chung đường.
- Công nhận hôm nay thằng Hãm thiệt là xúi quẩy. Bị kêu lên rồi ăn trứng lộn, về nhà đốt phong long đi là vừa.
Đám bạn cười phá lên trước lời trêu ghẹo. Một thằng khác thêm lời.
- Chắc là trong danh sách cái tên của mày có duyên ghê.
- Tao thì không đồng ý như vậy, mà là cái tên của nó "quái đản" quá đó mà, nên ông thầy ổng kết mới nhằm mà gọi lên.
Rồi lại rượt nhau chạy tung tăng khắp cả nẻo đường thật hồn nhiên, bất ngờ gặp phải Đại Ngưu đang đi sau thì vây lại gây hấn.
- Chào kẻ máu lạnh. Sáng nay mày gặp may thật, mày như vậy mà không bị gọi lên dò bài, đã vậy lại là tao nữa, thiệt là bực trong người mà.
Lúc này Đại Ngưu mới cảm thấy nóng trong người khi bị đụng chạm đến lòng tự ái bản thân. Cái nắng nóng đã phủ lên đầu nó suốt một quãng đường dài, giờ lại bị những câu nói ngang ngược của tên Hãm làm cho mặt nó trở nên nóng rực. Nó thấy nóng ran ở tay chân, khắp cả mình mẩy. Liền buột miệng đáp trả.
- Chứ mày tưởng mình là ai chứ, hơn được ai trong lớp nào? Chẳng qua cũng chỉ là một thằng "hãm tài', hay được mỗi cái là "hãm hại" người khác thế thôi.
- Mày được, dám lên mặt với tao hả. Tụi mày đâu, xử nó đi!
Cảm thấy bị lăng nhục bởi những lời cay độc ấy, tên Hãm liền lao vào động thủ. Đại Ngưu bị đòn tới tấp bởi đối phương, bầm dập xác xơ trông thật thảm hại.
- Cho mày biết thế nào là miệng hại thân đi nhé!
Từng bước nặng nề lủi thủi bước về trong vẻ mệt nhoài, dưới cái nắng chang chang vào ban trưa của đồng quê. Đôi khi hứng phải những luồng gió Lào hắt vào mặt nóng rát; đường về nhà hãy còn dài thăm thẳm trong tầm mắt, quanh co và dần nhỏ hẹp lại phía xa xa. Nó dường như đã thấm thía những buồn tủi về thân phận của mình.
Đêm xuống, khí trời như được dịu lại sau một ngày oi bức của nắng hè, nhưng vẫn còn cái mùi vị của đất hầm hầm bốc lên. Trong căn nhà tranh nứa chập chờn sáng tối bởi cơn gió làm xao động ngọn đèn dầu. Quang cảnh bên ngoài ngập chìm trong tiếng dế gáy vang, làm thanh động cả không gian. Ngoài bờ ao, bụi tre thấp thoáng những chấm sáng nhỏ chớp nháy của quần thể nhà đom đóm leo loét là là trên không, làm rực rỡ một góc chốn thôn quê. Nơi chiếc phảng giữa căn nhà, hai cái đầu chụm lại thật gần đang chuyện trò tâm sự. Những âm thanh khe khẽ của hai bố con cũng đủ làm vang vọng khắp gian nhà.
- Việc học của con trên lớp thế nào rồi?
- Dạ, cũng ổn ạ!
- Con phải nỗ lực hơn nhiều. Nhà ta thì nghèo thật, nhưng bố sẽ cố gắng lo cho con cái chữ để sánh vai cùng chúng bạn.
Cả hai im lặng trong phút chốc cùng cảnh đêm. Rồi những tiếng nói nghe yếu ớt của Đại Ngưu lại bật lên những câu hỏi ngây ngô.
- Con có điều thắc mắc mà bấy lâu nay vẫn luôn là uẩn khúc.
- Chuyện gì thì cứ nói đi, nghe xem nào!
- Chẳng là con vẫn không hiểu sao thuở sinh thời con lại mang cái tên nghe không được...cảm tình cho lắm. Đại Ngưu! Cái tên sao lạ lùng?
Người bố đưa tay vuốt mái tóc xơ đã chuyển sang màu muối tiêu, trầm ngâm một lát rồi lại từ tốn cắt nghĩa cho cậu con trai thấu.
- Ít ai khi đặt một cái tên cho tác phẩm, sản phẩm hay một điều gì mà lại không mang ý nghĩa, ngầm ý hay mục đích của nó cả. Huống chi ở đây lại là một con người.
- Dẫu biết là như thế, nhưng con vẫn không hiểu và không thể hiểu được cái tên ấy sau bao suy nghĩ.
Người bố lại thinh lặng phút chốc, rồi bắt đầu diễn giải.
- "Đại"! Nghĩa là lớn và "ngưu" chính là trâu. Con trâu gắn bó mật thiết với nhân dân mình, là con vật biểu tượng cho đất nước. Đó là người bạn từ thuở nào đã cùng nhân dân mình làm nên, xua đi cái đói đáng sợ luôn ám ảnh; được ví như là cơ nghiệp của nhà nông vậy. Đại Ngưu, chính là trâu lớn, là người bạn lớn và quan trọng của mọi nhà.
- Có thật cái tên ấy có ý nghĩa như vậy. Chứ không như những suy nghĩ nông cạn trước đây của con và bạn bè là súc vật, là ám chỉ sự ngu ngốc của loài trâu bò.
- Tùy theo cách nghĩ của mỗi người. Nhưng nếu là một người tốt, có những suy nghĩ thấu đáo hơn thì sẽ luôn nghĩ theo hướng tích cực của nó.
- Vậy sao bố không nghĩ ra một cái tên vừa hay mà lại vừa có ý nghĩa hơn?
- Người miền quê mình từ thuở xa xưa đã có tư tưởng, tập tục khi đặt tên cho con trẻ, họ hay dùng những từ nghe thô thiển, phàm tục như vậy. Bởi họ tin rằng, đặt tên như vậy để tránh được những tai họa cho đứa trẻ, hay sự quở trách của thần thánh .
- Ra là vậy!
Những điều này đã làm thay đổi quan điểm suy nghĩ trước đây của nó. Trong lòng nó bây giờ ngập tràn niềm phơi phới như được tiếp thêm nghị lực, cảm thấy tin yêu vào cuộc sống, vào cái tên của mình. Nó thầm nghĩ : "Đại Ngưu, một người bạn giúp ích cho nền nông nghiệp, bạn của nhà nông. Mong rằng sau này ta cũng vậy, cũng làm điều gì đó cho đời, cho sự phát triển của nước nhà. Và là một người bạn thân thiết với những người xung quanh mình."
. . .
Ánh trăng lồng lộng trên cao như tô thêm niềm hi vọng cho một người mới lấy lại tinh thần, sau một khoảng lặng buồn. Trăng đang xua đi làn mây u ám lỡ làng trôi ngang, để rồi lại chiếu soi khắp nhân thế. Như một người bên dưới đang gạt đi những dòng suy nghĩ lệch lạc, bi quan của trước đây để ngẩng đầu bước đi, vững tin vào cuộc sống. Rồi trăng vội vàng đi đâu khi Mặt trời vừa thức giấc, buổi sớm bình minh đương đón chào.
- Chào buổi sáng, Ngân Khánh. Hôm nay bạn đã chuẩn bị bài chưa?
- Ồ! Thật ngạc nhiên.
- Là sao?
- À không! Chẳng là hôm nay mình thấy bạn có vẻ khang khác với những ngày thường quá, không còn lầm lũi cách biệt bạn bè ấy mà.
- Mình xin lỗi. Lát học về các bạn đến nhà mình chơi đi!
- Được thôi, quyết định như vậy.
. . .
Tại lớp học...
- Không có ai xung phong làm bài tập này à?
Cả lớp vẫn lặng im.
- Nếu vậy thầy sẽ gọi một bạn lên làm thôi.
Dưới lớp lại lao xao như mọi khi, nhưng nổi bật hơn hết vẫn là Đại Ngưu với vẻ mặt điềm nhiên không chút hoang mang gì. Một nhỏ bạn ngồi gần châm chọc.
- Này Đại Ngưu, thầy sắp gọi tên bạn đấy.
Rồi lại cười đùa, nhưng rồi cậu cũng ứng xử lại thật khéo léo.
- Có gì đâu cơ chứ, lỡ có bị gọi phải thì cũng chịu thôi chứ sao, nếu biết làm thì càng tốt còn không thì có trốn tránh cũng không được.
Lúc này, nhỏ bạn dường như thấy bối rối trước câu trả lời rất bình tĩnh của nó. Và lúc ấy, người mà lo lắng hơn ai hết lại chính là mình.
- Kiều Trinh. Em hãy lên làm bài này cho thầy!
Cô bé bước lên bục giảng trong vẻ không được tự tin cho lắm, đứng cả buổi mà vẫn chưa giải được. Bỗng đâu phía dưới một cánh tay đưa lên làm cho cả lớp phải ngạc nhiên.
- Thưa thầy, bài này em vừa mới nghĩ ra. Em xin được phép lên làm!
- Vậy mời em lên thế chỗ bạn, Đại Ngưu!
Rồi bài toán khó ấy cũng được giải ra, cũng như nó đã tìm ra được ...ý nghĩa của một cái tên.
Sau buổi học...
- Cảm ơn bạn, Đại Ngưu. Nếu không, chắc mình đã bị điểm kém rồi.
- Gì đâu chứ, bạn bè mà. Vả lại nhờ vậy mà mình mới đạt được điểm tốt mà.
Đôi bạn chuyện trò rôm rả suốt trên đường về nhà. Đại Ngưu giờ không còn lẻ loi lạnh lùng như trước nữa, mà sống chan hòa với bạn bè, như con trâu là bạn của người nông dân vậy.
* * *
Năm tháng trôi qua...
Cậu bé Đại Ngưu của ngày nào giờ đã trưởng thành hơn, đang vững bước trên đường đời, bước đi trên con đường công danh phồn hoa. Đâu ngờ, những lúc tâm trạng cậu lấy tiếng hát vu vơ để giải khuây, à ơi ngân nga tiếng hát êm đềm đầy nỗi niềm, sau này lại nuôi bao ước vọng đẹp. Qua bao thăng trầm, sự nỗ lực không biết mỏi cùng với năng khiếu âm nhạc thiên bẩm, nó đã trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng được yêu thích. Danh tiếng vang dội, được đánh bóng lên qua các chuyến lưu diễn khắp cả nước, điểm mặt trong làng giải trí Việt. Với nghệ danh không mấy xa lạ, cũng không bóng bẩy nhưng lại lạ và độc, ca sĩ Đại Ngưu. Nó vẫn không thay tên đổi họ như bao nghệ sĩ thành danh khác, mà vẫn giữ nguyên những gì bậc sinh thành đã ban tặng. Đại Ngưu, cái tên khắc sâu vào trong tâm người hâm mộ, vẫn mãi lưu danh với tài nghệ của mình. Không lúc nào hơn, như lúc này đây nó mới cảm thấy yêu sao cái tên của mình đến thế.
Sự nghiệp rồi lại hôn nhân, cuộc đời thật là mỹ mãn đối với nó. Khi lập gia đình và được làm cha, nó lại đắn đo suy nghĩ khi phải đặt tên cho đứa con đầu lòng của mình ....
Theo Iblog
Vừa biết tin cô bồ của chồng có thai vợ đã âm thầm thưởng 2 người 1 chuyến du lịch và... Thấy chồng và cô bồ hớn hở rủ nhau đi Vũng Tàu nghỉ mát chị chỉ nhếch mép cười khẩy. Vì chị biết sắp có trò hay để xem rồi. ảnh minh họa Từ ngày đến công ty người bạn chơi, vô tình thấy có 1 cô nhân viên rất giống với cô gái trong bức ảnh lưu ở máy chồng mình thì...