La liệt gà đen, rau rừng, măng sặt… bày bán ở Lễ hội cúng rừng
La liệt đặc sản, sản vật của núi rừng được mang xuống bày bán, thu hút đông đảo du khách tham quan và mua sắm tại lễ hội cúng rừng của đồng bào người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Lê hôi cúng rừng của đồng bào người Mông xã Nà Hẩu đươc tô chưc vao ngay cuối cùng của thang Giêng hằng năm, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn thờ các vị thần suối, thần núi, thần rừng, thần cây… Ngoài việc cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống của người dân ấm no, hạnh phúc, lễ hội cũng là dịp quảng bá rộng rãi, thúc đẩy ý thức giữ rừng, phát triển sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc, từng bước thu hút khách du lịch đến tham quan rừng sinh thái.
Ngoài phần lễ với những nghi thức độc đáo, trang nghiêm được diễn ra ở cửa rừng, người dân trên địa bàn xa Nà Hẩu va các xa lân cân còn tham gia các hoạt động thể thao mang đâm ban săc dân tôc. Đồng thời, tham quan các gian hàng nông sản, thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương… Đặc biệt, các mặt hàng đặc sản được người Mông nơi đây đem xuống “chợ” – khuôn viên UBND xã Nà Hẩu bày bán, thu hút đông đảo du khách tham quan và mua sắm.
Hằng năm vào dịp lễ hội, đồng bào dân tộc người Mông thường đem những sản vật xuống núi để bán.
Rất nhiều các loại rau rừng, chuối rừng, măng sặt… đều được người dân nơi đây bày bán.
Hoa chuối rừng được người Mông hái từ trong rừng núi, mập và ngắn hơn với hoa chuối thường thấy.
Các loại rau rừng.
Video đang HOT
Tại đây, người dân còn bán gà đen – giống gà quý hiếm của đồng bào dân tộc người Mông. Lông quanh cổ gà trống thường có màu đen hoặc pha chút vàng, đỏ. Gà đen chỉ nặng khoảng 1,2-1,5 kg/con và bay nhảy rất giỏi.
Kiệu là một trong những món ăn trong ngày Tết của người Mông.
Măng sặt có nhiều ở các địa phương, nhưng không phải nơi nào măng cũng ngon như măng Sặt ở Yên Bái.
Những sản vật này đều do đồng bào dân tộc người Mông tự sản xuất ra hoặc lấy từ trong rừng.
Theo Danviet
Đường "đặc thù" tiết kiệm 70% chi phí đầu tư có gì lạ ở Yên Bái?
Lên thôn Khe Đâm, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên (Yên Bái) những ngày này, PV Dân Việt không khỏi ngạc nhiên bởi những tuyến đường "đặc thù" đã thay thế cho những con đường dốc đứng, lầy lội, trơn trượt trước đây. Dù các tuyến đường này chỉ rộng 1m, dày 12cm nhưng đã giúp việc đi lại của đồng bào dân tộc nơi đây thuận tiện hơn, ai cũng phấn khởi...
Gọi là những con đường "đặc thù", bởi chúng chỉ có ở các thôn, bản vùng cao của huyện Văn Yên (Yên Bái). So với những tuyến đường giao thông nông thôn được bê tông hóa bằng nguồn ngân sách nhà nước thì đường "đặc thù" tiết kiệm được gần 70% chi phí đầu tư, trong khi thời gian thi công nhanh chóng, thuận tiện, diện bao phủ lớn nên số thôn, bản, người dân được hưởng lợi cũng vì thế mà nhiều hơn.
Ông Đặng Nho Tài cười rạng rỡ, phấn khởi khi bon bon trên con đường mới. Ảnh: Hoàng Hữu
Thấy cán bộ huyện và xã đang đo kiểm tra con đường mới được đổ bê tông, ông Đặng Nho Tài (trú tại thôn Khe Đâm, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, Yên Bái) cùng xúm vào với cán bộ, ngắm thước dây chỗ đất lề do bà con đắp. Ông Tài phấn khởi chia sẻ: "Có đường bê tông mới vui lắm chứ, bà con cả thôn đều ủng hộ, rồi còn góp tiền mỗi hộ 200.000 đồng để thuê máy xúc làm nền đường cho đẹp, cho chắc".
Ông Đặng Nho Tài cho biết thêm: "Nhà có 3 đứa con, trước đây đi học rất khó khăn, nhất là những hôm trời mưa, quãng đường chỉ 2km nhưng toàn dốc, có hôm các con đi học về mà như đi tắm bùn. Rồi chuyện tư thương ép giá mỗi khi bán con gà, con lợn thường xuyên xảy ra. Ngay cả cây quế là cây trồng chủ lực của địa phương cũng bị ép giá, khi chưa có đường bê tông chỉ bán được 160.000 đồng/yến, thậm chí phải gánh bộ ra đường lớn. Nhưng từ ngày có đường bê tông, thứ gì bán cũng dễ hơn".
Người dân đi lại trên các con đường dốc giờ đây đã đỡ vất vả hơn. Ảnh: Hoàng Hữu
Ông Đặng Nho Quan, cán bộ Tư pháp xã Mỏ Vàng chia sẻ, trước đây khi chưa có đường "đặc thù", những cán bộ xã như ông đi xuống cơ sở rất khó khăn. Trước đây, mỗi lần đi tuyên truyền pháp luật đến các thôn Khe Sung, Khe Đâm thì phải đi mất 2 tiếng, nhưng nay chỉ mất 40 - 50 phút, từ đó hiệu quả công việc cũng được nâng lên.
Chia sẻ với PV, ông Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Mỏ Vàng phấn khởi nói: "Từ tháng 5.2018 xã được triển khai thực hiện đường "đặc thù". Đến nay địa phương đã có 9km từ thôn Khe Hóp đi Khe Lóng 2, Khe Lóng 3 và vừa hoàn thiện đưa vào sử dụng đoạn đi thôn Khe Đâm. Dù chưa bằng đường bê tông theo chương trình 135 là rộng 3m, dày 18cm nhưng nhân dân rất vui, rất phấn khởi vì đi lại thuận tiện hơn, có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống".
Cùng chung niềm vui với nhân dân xã Mỏ Vàng, tại các thôn: Ao Ếch (xã Châu Quế Thượng), Khe Dẹt (xã Phong Dụ Thượng), Khe Lép 1, Khe Lép 2, Khe Lép 3 (xã Xuân Tầm)..., các tuyến đường "đặc thù" cũng được triển khai đầu tư, xây dựng.
Người dân xã Phong Dụ Thượng, Văn Yên tham gia làm tuyến đường "đặc thù".
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Vũ Quang Hải, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: Trong những năm qua, tranh thủ các nguồn lực, Văn Yên đã kiên cố hóa hàng trăm ki-lô-mét đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế nên tỷ lệ được kiên cố hóa đạt thấp, nhất là các tuyến đường từ trung tâm xã đến các thôn, bản vùng sâu, vùng xa chưa được đầu tư nên việc đi lại của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Xác định việc nâng cấp, cải tạo các tuyến đường là nhiệm vụ cần phải làm, huyện có chủ trương triển khai xây dựng các tuyến đường "đặc thù" đến các thôn, bản đặc biệt khó khăn với quy mô bề rộng 1m, dày 12cm. Ưu điểm của kiểu đường này là suất đầu tư thu nhỏ, trong khi chiều dài cứng hóa được tăng lên và phục vụ được nhân dân tại nhiều thôn, bản.
Cán bộ Phòng KTHT huyện Văn Yên cùng cán bộ xã kiểm tra đường "đặc thù". Ảnh: Hoàng Hữu
Theo kế hoạch, giai đoạn 2018 - 2020, huyện Văn Yên triển khai làm trên 200km đường "đặc thù", trung bình mỗi xã sẽ có từ 2 - 3 thôn, bản được hưởng lợi từ dự án này. Trong đó, năm 2018 đã có 31km đường "đặc thù" được đầu tư xây dựng với kinh phí 9 tỷ đồng. Định hướng trong giai đoạn 2018 -2020 huyện Văn Yên phấn đấu mỗi năm đổ được 25km đường "đặc thù", cả giai đoạn là 75km.
Ngân sách huyện sẽ bảo đảm đầu tư 100% kinh phí cho việc làm mới các tuyến đường này, người dân đóng góp ngày công để làm mặt đường, khơi thông cống rãnh và đắp lề đường.
Ông Vũ Quang hải Chủ tịch UBND Huyện Văn Yên, Yên Bái. Ảnh: Hoàng Hữu
"Trước mắt chúng tôi làm theo thứ tự ưu tiên những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, cự ly từ cụm dân cư đến trung tâm xã trên 5km, sau đó sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình, triển khai đến các thôn bản khó khăn. Trên cơ sở đó, huyện giao cho Phòng Kinh tế và Hạ tầng cử cán bộ tổ chức khảo sát, rà soát, đánh giá hiện trạng các tuyến đường và xây dựng các kế hoạch thực hiện hàng năm cũng như cả giai đoạn", ông Vũ Quang Hải - Chủ tịch UBND Huyện Văn Yên cho biết thêm.
Theo Danviet
Bản Lùng bị lũ lịch sử "xóa sổ" đã hồi sinh đón Tết Sau 6 tháng kể từ khi cơn lũ lịch sử ngày 20.7.2018 càn quét, xóa sổ cả bản Lùng (xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), đến nay bà con vùng lũ đã được an cư. Cuộc sống của bà con bản Lùng đã được hồi sinh nhờ sự chung tay của cộng đồng. Ký ức kinh hoàng Trận lũ...