Lá lành đùm lá rách: Vợ chồng già không có tiền lắp lại vỏ não cứu con
Dù hai vợ chồng già ở Hà Tĩnh đã bán hết tài sản trong nhà nhưng cũng không đủ tiền chữa trị, lắp lại vỏ não cho đứa con trai bị đột quỵ.
Ông Trần Văn Sơn chăm sóc con ở nhà Ảnh: Phạm Đức
Đó là gia cảnh ông bà Trần Văn Sơn (69 tuổi) và Phùng Thị Đức (65 tuổi, ngụ thôn Đông Trà, xã Hương Trà, H.Hương Khê, Hà Tĩnh). Vợ chồng ông Sơn có 4 người con (3 trai, 1 gái), riêng người con trai đầu là anh Trần Phi Long (41 tuổi) vẫn chưa lấy được vợ. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên học hết cấp 3, anh Long nghỉ học đi vào các tỉnh phía nam làm thuê.
Ngày 2.1.2019, khi đang làm bảo vệ cho một công ty ở TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), anh Long bị tai biến mạch máu não, được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng cấp cứu. Tai biến khiến anh bị vỡ mạch máu não, xuất huyết não nên các bác sĩ phải mở hộp sọ để cứu sống anh. Đến nay, sau 4 lần phẫu thuật và nhiều lần chuyển viện nhưng anh Long vẫn chưa phục hồi ý thức và bị liệt nửa người, phải nằm một chỗ.
Mọi sự giúp đỡ, xin bạn đọc gửi về Báo Thanh Niên theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 1471000.000.0115 – Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Ba Tháng Hai, TP.HCM. Nội dung ghi: Giúp đỡ gia đình ông Trần Văn Sơn; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển đến gia đình ông Sơn trong thời gian sớm nhất.
Từ ngày anh Long bị bệnh, vợ chồng ông Sơn phải bán hết các tài sản giá trị trong nhà và vay mượn người thân với số tiền hơn 200 triệu đồng nhưng vẫn không đủ chữa trị cho con trai. Sau lần phẫu thuật não thứ 4 vào ngày 15.9 vừa qua tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), anh Long được chuyển sang Bệnh viện Phục hồi chức năng (TP.HCM) tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, do gia đình đã khánh kiệt nên đến ngày 25.9 vợ chồng ông Sơn đành đưa con trai về quê nhà.
Video đang HOT
“Bác sĩ khuyên tôi nên để cháu ở lại điều trị mới hy vọng có được sự phục hồi tốt nhất. Nhưng do gia đình không còn gì để bán nữa nên tôi đành xin bệnh viện cho Long về nhà tự điều trị. Vợ chồng ngoài làm ruộng, mỗi tháng tôi còn được trợ cấp 2,6 triệu đồng tiền chế độ bệnh binh hạng 2, cũng chỉ đủ tằn tiện ăn uống qua ngày, nên việc chạy chữa cho con phải bỏ dở”, ông Sơn đau đớn nói.
Theo ông Sơn, hiện đã qua thời điểm bệnh viện ở TP.HCM hẹn đưa anh Long quay lại để lắp vỏ não, nhưng với chi phí gần 100 triệu đồng thì vợ chồng ông chưa biết xoay xở thế nào. Rất mong các nhà hảo tâm mở rộng tấm lòng giúp đỡ gia đình người bệnh binh già vượt qua cơn hoạn nạn.
Theo thanhnien.vn
Chứng xuất huyết não nguy hiểm như thế nào?
Theo các chuyên gia y tế, xuất huyết não là một trong hai thể của đột quỵ. Đột quỵ gồm nhồi máu não và xuất huyết não nhưng nếu bị xuất huyết não thì bệnh nhân bị nặng hơn rất nhiều.
Ảnh minh họa.
Xuất huyết não do vỡ mạch não có tỷ lệ tử vong cao, việc nhận biết để điều trị sớm nhằm giúp kích thước khối máu tụ không tăng thêm và làm giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Bệnh xảy ra khi máu tràn vào mô não và gây tổn thương não. Khi máu từ tổn thương kích thích các mô não thì sẽ gây ra phù não, máu tập trung thành một khối gọi là tụ máu. Tình trạng này làm tăng áp lực lên các mô xung quanh, cuối cùng làm chết các tế bào não và vỡ mạch não.
Bệnh nhân xuất huyết não nặng có tỷ lệ tử vong cao, tiên lượng phụ thuộc chủ yếu vào kích thước khối máu tụ trong não. Kích thước này càng lớn thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong và tàn phế càng cao. Thông thường việc điều trị chỉ nhằm giúp kích thước khối máu tụ không tăng thêm và làm giảm các biến chứng. Số ít bệnh nhân xuất huyết não có thể hồi phục, đi lại được và phần lớn bệnh nhân tàn phế vĩnh viễn.
Xuất huyết não khởi phát rất đột ngột và dữ dội, có thể ngay sau lúc gắng sức về tâm lý và thể lực hoặc trong lúc đang làm việc, sinh hoạt bình thường, thậm chí căn bệnh bộc phát ngay trong giấc ngủ hay khi vừa thức dậy. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh như sau:
Bỗng nhiên nhức đầu dữ dội, bủn rủn chân tay và ngã chúi xuống một bên hoặc bị tê liệt một cánh tay, một bên chân.
Không nói được, nói không rõ tiếng, mặt méo xệch, miệng cũng méo.
Cơ thể vã mồ hôi, tiểu tiện không tự chủ, nhịp thở không đều, rối loạn nhịp tim và huyết áp, sốt.
Rối loạn về nuốt như nuốt khó, nuốt dễ bị sặc, không nhai được.
Trí nhớ giảm sút nhanh chóng, hay quên hoặc quên hoàn toàn mọi thứ nhanh chóng ...
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ vì người bị xuất huyết não nên được cấp cứu trong thời gian 3 - 4 giờ sau khi bệnh khởi phát để giảm bớt được mức độ nguy hiểm và hạn chế biến chứng do bệnh.
30% bệnh nhân xuất huyết não có thể hồi phục, đi lại được và 30% bệnh nhân tàn phế vĩnh viễn. Tàn phế ở đây gồm hai mức độ là có thể tự sinh hoạt cá nhân nhưng không thể quay lại công việc ban đầu; tàn phế nặng là phải nằm một chỗ trên giường, không thể tự chăm sóc bản thân.
Cần chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng xử trí và cấp cứu đột quỵ. Trong khi chờ xe cấp cứu, nếu người bệnh tỉnh, đặt nằm nghiêng về bên lành, đầu hơi nâng nhẹ. Không cho ăn hoặc uống bất kỳ loại gì. Lấy bỏ các vật hoặc lau đờm dãi trong miệng có thể gây nên khó thở. Nếu liệt, khi vận chuyển cần trợ giúp và đặt nghiêng về bên lành.
Khi người bệnh hôn mê, tiến hành các bước trên. Nếu bệnh nhân không thấy mạch hoặc ngưng thở, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (80-100 lần một phút) cho đến khi tim đập lại. Gọi điện thoại đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Theo infonet
Đưa mẹ vào bệnh viện tâm thần điều trị, 2 ngày sau con trai nhận tin mẹ qua đời vì bị bác sĩ đánh đập Sau khi nhìn thấy những vết bầm tím trên cơ thể người mẹ, anh Trần tin rằng đây là một vụ án hình sự và đã nhanh chóng báo cảnh sát. Hiện tại, 3 bác sĩ đã bị bắt. Vào ngày 26/11, trang Sina cho hay, cảnh sát Thanh Viễn, Quảng Đông, Trung Quốc đã nhận được báo cáo rằng có một người...