Lá lành đùm lá rách : Gần 10 năm nằm liệt giường
Đó là trường hợp của chị Nguyễn Thị Khánh Hiền, 45 tuổi, ngụ khối phố 9, P.Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Sau vụ tai nạn, chị Hiền được cứu sống nhưng phải nằm một chỗ vì bị liệt nửa người Ảnh: Phạm Đức
Chị Hiền là con thứ 3 trong gia đình có 4 anh chị em. Năm 2001, sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Hà Tĩnh, chị được nhận vào làm cán bộ thủ thư hợp đồng tại Trường tiểu học Kỳ Xuân (xã Kỳ Xuân, H.Kỳ Anh, Hà Tĩnh), cách nhà khoảng 60 km. Sau 8 năm công tác tại ngôi trường này, chị chuyển sang làm thủ thư tại Trường THCS Kỳ Xuân ở gần đó.
Năm 2008, chị Hiền có thai với một người đàn ông quen biết ở H.Nghi Lộc ( Nghệ An) rồi sinh một cậu con trai kháu khỉnh. Chị chấp nhận và cám ơn ông trời đã cho chị đứa con để chăm sóc mình khi về già. Hạnh phúc giản dị của người mẹ đơn thân ấy chẳng được bao lâu thì vụ tai nạn vào chiều mồng 5 tết năm 2010 đã cướp đi của chị Hiền tất cả.
Chị kể, sau thời gian về nhà bố mẹ ruột ăn tết, khoảng 15 giờ chiều ngày mồng 5, chị dùng xe máy chở con trai hơn 2 tuổi quay lại khu nội trú của trường học để sáng hôm sau đi làm trở lại. Trên đường lưu thông ở QL1, đoạn qua địa phận H.Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), chị gặp tai nạn. Mẹ con chị Hiền bị chiếc ô tô chạy ngược chiều mất lái lao sang đâm trúng. “Vụ tai nạn đó đã vĩnh viễn cướp đi đứa con trai duy nhất của tôi, còn tôi thì bị dập nát tay chân, gãy xương sườn và cột sống. Bố mẹ nói rằng lúc đó bác sĩ bảo tôi chỉ còn 1% hy vọng sống sót”, chị Hiền nói mà giọng nghẹn ứ.
Video đang HOT
Sau tai nạn, người đàn ông là cha cháu bé đã đưa thi thể bé về quê an táng. Còn chị Hiền được các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) nỗ lực cứu sống. Nhưng các bác sĩ buộc phải cắt cụt chân trái của chị vì bị hoại tử, còn tay trái dù đã được phẫu thuật lành lặn nhưng khả năng hoạt động bị hạn chế. Vết thương nghiêm trọng nhất là chị Hiền bị dập tủy sống khiến nửa thân người bên dưới mất đi cảm giác. Mất hơn 1 năm điều trị nhưng không có khả năng hồi phục, chị được bệnh viện trả về, trở thành người bại liệt phải nằm một chỗ.
“Do phải nằm một chỗ nên lưng tôi bị lở loét đau lắm. Mấy năm nay, tôi phải nằm sấp để tránh vết loét bị loang ra. Vết thương đau nhức khiến tôi không ngủ được. Muốn mua thuốc giảm đau uống để lay lắt sống tiếp nhưng không có tiền nên đành cắn răng chịu đựng…”, chị Hiền ứa nước mắt nói.
Mọi sự giúp đỡ, xin bạn đọc gửi về Báo Thanh Niên theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 1471000.000.0115 – Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Tháng Hai, TP.HCM. Nội dung ghi: Giúp đỡ chị Nguyễn Thị Khánh Hiền; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển đến chị Hiền trong thời gian sớm nhất.
Theo thanhnien
Liệt nửa người vì... giãn cơ cổ
Chỉ kéo giãn cơ cổ thôi cũng có thể dẫn đến tình trạng liệt nửa người.
Có nhiều người trong chúng ta có thói quen lắc lư cổ và vươn vai mỗi sáng thức dậy, và bẻ khớp tay mỗi khi lo lắng hoặc chỉ đơn giản để thư giãn. Nhưng thực sự thì ngoài âm thanh "rắc rắc" vô cùng thỏa mãn thì không có gì tốt đẹp xảy ra cả.
Natalie Kuniciki, 23 tuổi - nhân viên y tế tại London, Anh, đã bị liệt một phần cơ thể do vỡ động mạch đốt sống khi vô tình bẻ khớp cổ, gây tích tụ máu đông và đột quỵ não.
Một hành động tưởng chừng như vô hại đó là xoay khớp cổ đã gây ra một cơn đột quỵ, khiến cô gái trẻ bị tê liệt gần nửa người.
Trong lúc Kuniciki đang xem phim ở nhà cô xoay cổ theo thói quen để kéo giãn cơ ở cổ thì nghe thấy âm thanh "rắc" ở cổ to hơn hẳn mọi lần. Cô cảm thấy thực sự đau đớn, cơn đau còn lan lên cả đỉnh đầu, nhưng cô đã lờ nóvà đi ngủ. Sau khi thực sự tỉnh táo thì cô không thể cử động được chân trái. Chỉ khi cô cố gắng đứng dậy đi vệ sinh và ngã quỵ, thì cô gái mới thực sự hoảng loạn và gọi xe cứu thương.
Tại bệnh viện, kết quả chụp CT cho thấy rằng Natalie Kuniciki đã bị đột quỵ sau khi bẻ cổ. Các bác sĩ giải thích rằng khi cô kéo giãn cơ cổ, động mạch phải ở đốt sống cổ đã vỡ ra, hình thành một cục máu đông và kích thích đột quỵ. Cô gái trẻ bị liệt gần như hoàn toàn ở nửa trái cơ thể, và đã trải qua hơn 1 tháng trong bệnh viện để cố gắng điều khiển lại tay chân mình.
"Các bác sĩ nói rằng việc giãn cơ cổ đã khiến động mạch đốt sống của tôi bị vỡ. Trường hợp chỉ này xuất hiện 1/1.000.000.000 ca đột quỵ, sao lại rơi trúng tôi cơ chứ", Natalie chia sẻ.
Cô gái đã trải qua 3 giờ phẫu thuật, nhưng dù các bác sĩ có thể sửa được động mạch đốt sống bị tổn thương, thì họ lại không thể loại bỏ cục máu đông đã gây ra đột quỵ. Họ nói rằng nó sẽ tan biến theo thời gian, nhưng cụ thể là khi nào thì họ không dám chắc, có lẽ là khi cô nhân viên y tế trẻ này hồi phục hoàn toàn. Hiện Kuniciki đã có thể kiểm soát tay chân, đi lại trong thời gian ngắn, nhưng chắc chắn thời gian tới cô phải nỗ lực hơn nữa để ngăn chặn những biến chứng.
"Tôi không còn hoạt bát như xưa nữa. Tôi còn không thể cài khuy áo, điều đó giờ thật sự khó. Tôi có thể cảm nhận được nhiệt độ nóng hoặc lạnh, nhưng thỉnh thoảng cảm giác tê vẫn xuất hiện", cô gái 23 tuổi nói.
Vùng cổ là nơi tập trung hai động mạch chính cung cấp máu cho não bộ. Khi chúng ta uốn cong hoặc xoay cổ, những động mạch này bị kéo căng và dễ bị tổn thương. Bẻ cổ thường xuyên cũng sẽ làm suy yếu các dây chằng giữ khớp giữa các đốt sống. Các dây chằng này cho phép cổ có thể xoay và kéo dãn. Do đó nếu các dây chằng này bị tổn thương, nó có thể ảnh hưởng tới khả năng xoay của cổ và làm động mạnh dễ bị tổn thương hơn.
Nhưng điều này không có nghĩa là đột quỵ là hậu quả phổ biến của việc bẻ cổ. Chỉ có 1/20.000 đến 1/250.000 trường hợp bị rách động mạch do bẻ cổ.
Theo Oddity Central/ngaynay
Bấm huyệt chữa tai biến và di chứng tai biến mạch máu não Trong y học có rất nhiều liệu pháp điều trị tai biến mạch máu não. Hiện nay, việc áp dụng phương pháp bấm huyệt trong điều trị tai biến được rất nhiều người sử dụng. Đây là những liệu pháp điều trị bổ sung đã được chứng minh là có hiệu quả tích cực. Bấm huyệt chữa tai biến và di chứng tai...