Lạ lẫm với lễ hội “độc nhất vô nhị” ở đất nước mặt trời mọc
Đây là một trong những lễ hội đặc biệt, thu hút sự chú ý của rất nhiều khách du lịch muốn tìm hiểu về nền văn hóa Nhật Bản
Ngày 2/4 vừa qua, tại ngôi đền Kanayama thuộc thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản đã diễn ra “lễ hội của quý” Kanamara Matsuri. Đây là lễ hội thường niên được tổ chức vào dịp mùa xuân, đúng ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 4.
Những người tham gia rước kiệu là nam giả nữ. Họ trang điểm kĩ càng, đội tóc giả, mặc trang phục truyền thống và rất thân thiện với du khách.
Vào ngày này, người tham gia rước kiệu sẽ mặc trang phục kimono truyền thống rước mô hình dương vật bằng thép diễu hành quanh các con phố sau đó đưa kiệu vào khu đền chính.
Cuộc diễu hành được tổ chức hoành tráng từ trung tâm thành phố đến ngôi đền với sự tham gia của hàng nghìn dân địa phương và du khách.
Hai bên đường đoàn rước kiệu đi qua, vô số các loại đồ chơi, đồ lưu niệm hình dương vật được bày bán.
Video đang HOT
Các loại đồ chơi, đồ lưu niệm được bày bán hai bên đường.
Dương vật là chủ đề chính của sự kiện này, được khắc họa qua những hình nộm, kẹo đường, nến hay củ quả được đẽo gọt. Kẹo đường hình dương vật đủ màu, kiểu dáng được du khách thích thú chọn mua thưởng thức và chụp hình lưu niệm.
Giống như mọi năm, mùa lễ hội năm nay thu hút hàng trăm ngàn khách du lịch trong và ngoài nước tới tham dự. Nhiều khách du lịch cho rằng lễ hội giúp họ hiểu hơn đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Nhật Bản và sự hài hước của người dân ở đất nước vốn được coi là sống kín đáo.
Nhiều người Nhật thì tin rằng, phụ nữ đến tuổi kết hôn nhưng chưa có duyên ghé thăm lễ hội Kanamara và sờ vào linh vật thì số phận sẽ thay đổi.
Lễ hội Kanamara hàng năm còn gửi tới người dân thông điệp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản và quan hệ tình dục an toàn. Bên cạnh đó, ban tổ chức lễ hội cũng thực hiện nhiều hoạt động quyên góp nhằm gây quỹ đẩy mạnh việc nghiên cứu phòng chống HIV.
Được biết đền Kanamara thờ vị tổ nghề rèn sắt thép, vị thần có công chế tác ra các mô hình sinh thực khí nam, tiêu diệt ma quỷ chuyên quấy nhiễu, chọc ghẹo các cô gái trẻ. Lễ hội Kanamara Matsuri có từ thế kỷ thứ 17 và được người dân lưu truyền, gìn giữ đến ngày nay.
Bài: Bình Nguyên – Ảnh: An Nguyễn / Theo Trí Thức Trẻ
Có gì đặc biệt bên trong khách sạn độc nhất vô nhị lâu đời nhất thế giới 1311 tuổi?
Có lẽ bạn đang thắc mắc khách sạn được xây dựng từ hơn 1.000 năm trước thì liệu có đủ tiện nghi?
Đó là khách sạn Nishiyama Onsen Keiunkan được mở từ năm 705 sau Công nguyên ở quận Yamanashi (Nhật Bản). Đây được coi là khách sạn cổ nhất thế giới với nhiều đặc điểm khác lạ.
Khách sạn được truyền qua 52 đời trong lịch sử 1.311 năm. Thật không ngạc nhiên khi nó được trao Kỷ lục Guinness cho khách sạn cổ nhất thế giới, thuộc quyền sở hữu của gia đình Fujiwara Mahito.
Khách sạn chào đón các tầng lớp khách hàng khác nhau: từ các hoàng đế đến các samurai. Cũng giống như quán trọ hay các khách sạn hiện nay nhưng sự hấp dẫn chính là ở đây có phòng tắm suối nước nóng tự nhiên được lấy từ nguồn chảy qua núi Phú Sỹ.
Mặc dù lần tu sửa gần nhất vào năm 1997 nhưng du khách sẽ vẫn có thể được trải nghiệm tiện nghi hiện đại. Điều đặc biệt nữa là ở đây không có mạng Internet, vì vậy bạn có thể ngắm nhìn cảnh đẹp, trải nghiệm cảm giác hoàn toàn mới lạ, tránh xa ồn ào, náo nhiệt.
Khách sạn Nishiyama Onsen Keiunkan được mở từ năm 705 sau Công nguyên ở quận Yamanashi (Nhật Bản) và tồn tại suốt 1.311 năm.
Khách sạn nổi tiếng vì có suối nước nóng và 6 phòng tắm nước nóng riêng rẽ. 2 trong 6 phòng đó là phòng tắm nước nóng trong nhà.
Khách sạn ẩn mình trong dãy núi ở một thung lũng hẻo lánh, gần gũi với thiên nhiên nhưng phải mất vài giờ mới đến khu đông đúc.
Nghỉ một đêm tại khách sạn có giá từ 34.720 yên (khoảng 7 triệu đồng), bao gồm một bữa tối kaiseki (nhiều món) và 1 bữa sáng đầy đủ.
Hầu như nguồn nước trong khách sạn đều bắt nguồn từ suối nước nóng. Ngay lối vào có vòi phun nước tự nhiên và có thể uống luôn được.
Mặc dù khách sạn được sửa lại năm 1997 nhưng vẫn giữ được nét cổ kính truyền thống. Các phòng đều được trải thảm tatami và được trang trí nghệ thuật cổ điển.
Theo MKM / Trí Thức Trẻ
1.001 cách chống trộm trái cây 'độc nhất vô nhị' tại Việt Nam Để bảo vệ sản phẩm thơm ngọt từ cây nhà lá vườn, các khổ chủ đã nghĩ ra nhiều tuyệt chiêu để đối phó với vấn nạn 'xoài tặc', 'mít tặc'. Dùng khóa khóa lại. Dùng hẳn lồng sắt để đảm bảo hơn. Nhẹ nhàng cảnh báo 'Mới tiêm thuốc sâu'. Đến sâu còn không ăn được. Mít cậu chủ trồng, hái cậu...