Lạ kỳ tục… sờ ngực thiếu nữ trong tháng cô hồn
Vào những ngày 14, 15, 16 tháng 7 âm lịch hàng năm, các chàng trai dân tộc Di tại Vân Nam, Trung Quốc sẽ được xuống đường sờ ngực các cô gái. Đây là một hoạt động nhằm mục đích xua đuổi ma quỷ trong tháng cô hồn.
Tục cúng cô hồn từ lâu đã xuất hiện ở các nước châu Á. Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.
Là một phong tục ở Trung Quốc nên việc sờ ngực các cô gái trong tháng cô hồn không bị gọi là “yêu râu xanh”.
Tại một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Singapore hay Malaysia, việc cúng tháng cô hồn là nét văn hóa nổi bật không thể thiếu trong năm. Rất nhiều hoạt động văn hóa và phong tục tập quán được tổ chức, một trong số đó phải kể đến tục sờ ngực các cô gái ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Phong tục này bắt nguồn từ truyền thuyết cổ xưa, khi linh hồn của các chàng trai trẻ chết trên chiến trường chưa lập gia đình sẽ không được siêu thoát vì chưa từng gần gũi hụ nữ trước khi qua đời. Thầy cúng đã yêu cầu chọn ra 10 người thiếu nữ trong trắng và chưa bị đàn ông sờ vào vòng 1 để làm vật tế cùng linh hồn sang thế giới bên kia.
Do đó, nếu muốn không bị chọn làm vật tế, những thiếu nữ đã nhờ các chàng trai trong bộ tộc sờ lên ngực của họ. Dần dần, hoạt động đặc biệt này được lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay với sự tham gia của các cặp nam thanh nữ tú chưa lập gia đình.
Thông thường, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 Âm lịch và thả thuyền giấy hoặc đèn hoa đăng trên sông vào buổi tối như một cách để chỉ đường dẫn lối cho những linh hồn phiêu dạt khỏi bị lạc, biết đường trở về âm phủ trước khi cửa đóng.
Video đang HOT
Ngoài ra, trong suốt tháng cô hồn, tại Trung Quốc còn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng. Những người dân địa phương sẽ được mời người đến xem. Hàng ghế đầu tiên luôn là hàng ghế trống, để dành cho các linh hồn tới cùng chung vui.
Minh Anh (tổng hợp)
Theo Dantri
'Người cá' Việt Nam và tình yêu từ Anh quốc
Lần đầu gặp gỡ, cậu bé "người cá" mới 3 tuổi nằm gọn trong lòng góa phụ người Anh. Trên mặt và khắp cơ thể rải rác những lớp vẩy cứng, ngứa ngáy, khiến các bác sĩ không còn cách nào khác phải buộc tay cậu lại cho khỏi tự cào xước người mình.
Câu chuyện cảm động của bà Brenda và đứa con nuôi "người cá" thu hút sự quan tâm của nhiều hãng truyền thông quốc tế. Hãng Barcroft Media (Anh) còn làm hẳn một chương trình về bà và Minh Anh. Nhiều tờ báo như DailyMail, The Sun, DailyMail, Mirror, kênh Channel 5... cùng đăng tải những hình ảnh đáng thương của "người cá", ca ngợi tấm lòng của bà Brenda - người từng được Nữ hoàng Anh tặng huy chương vì nỗ lực tuyệt vời giúp trẻ em bất hạnh.
Bây giờ, " người cá" đã 20 tuổi, cao gần bằng người mẹ nuôi tóc vàng, những lớp vảy thì vẫn cứ nhiều hơn, dày hơn...
Cậu bé "người cá" bên người mẹ đặc biệt. Ảnh: Barcroft Media.
Chồng chết cho trẻ tật nguyền được sống!
Giữa năm 2012, dư luận Việt Nam bắt đầu biết đến cái tên Breanda Smith thông qua nhiều bài báo, phóng sự truyền hình của Anh, Mỹ, Australia nói về tình yêu đặc biệt của một góa phụ 78 tuổi người Essex (Anh) với Việt Nam, về một câu chuyện cảm động kéo dài suốt hơn 15 năm giữa người phụ nữ này với Minh Anh - một cậu bé bất hạnh mang trong mình chứng bệnh ngoài da không thể cứu chữa. Báo chí phương Tây gọi Minh Anh là "fish boy" (người cá).
Vào một ngày giữa tháng 7/2014, PV đã có cuộc gặp gỡ với nhân vật đặc biệt này trong lần cuối cùng trở lại Việt Nam. Bà Brenda Smith, nay đã 80 tuổi, tiếp chúng tôi trong một khách sạn nhỏ xíu mà bà thuê trọ, nằm giữa phố cổ Hà Nội. Bà Brenda kể rằng, năm 1963, bà sống ở Mỹ cùng với người chồng thứ nhất và 2 đứa con nhỏ, đây là lúc Việt Nam đang trong giai đoạn chiến tranh. Và cũng nhờ có 2 đứa con nhỏ, chồng bà đã không sang Việt Nam vào thời điểm đó. Bà Brenda chia sẻ, phong trào phản chiến ủng hộ Việt Nam khi ấy đang diễn ra mạnh mẽ tại Anh quốc.
"Chồng tôi mất trong một vụ chìm thuyền khi mới 38 tuổi. Tôi trở lại Anh và 7 năm sau lấy người chồng thứ hai, Barry. Chúng tôi rất yêu thương nhau, cùng nhau đi đến mọi nơi. Có điều, ông ấy thích ở trong những khách sạn đẹp, sang trọng, còn tôi thì không. Tôi thích sự náo nhiệt, khám phá. Rồi tôi gợi ý rằng, tại sao hai vợ chồng không đi trên 2 chiếc xe đạp để tới mọi miền và quyên góp tiền cho trẻ em bất hạnh. Thật vui là ông ấy đồng ý liền. Và chúng tôi đã có quãng thời gian bên nhau thật tuyệt", bà Brenda tâm sự.
Năm 1994, nhóm đạp xe từ thiện của vợ chồng bà Brenda và các bạn quyết định sẽ đến Việt Nam. Bà kể: "Chúng tôi đi từ Hà Nội và TP HCM. Trên mỗi chặng đường chúng tôi qua đều gặp những con người thân thiện, ai cũng tay bắt mặt mừng hỏi chúng tôi tên gì, từ đâu đến. Thật là tuyệt vời". Nhưng thật đau xót, trong một lần tham gia cuộc thi bơi quyên tiền cho trẻ em tật nguyền, người chồng thứ hai đã đột quỵ và không qua khỏi.
"Barry luôn nói rằng khi nghỉ hưu sẽ trở lại Việt Nam cùng với tôi để giúp đỡ trẻ em. Ông ấy đã rất yêu đất nước các bạn. Nhưng mong ước cuối cùng ấy đã không thành hiện thực", bà Brenda bật khóc khi nhắc lại cơ duyên gắn bó với đất nước hình chữ S. Và để thỏa ước nguyện của người chồng quá cố, bà quyết định tự mình trở lại Việt Nam. Bà viết thư cho một tổ chức từ thiện, nói rằng mình không có chuyên môn y tế (Brenda từng làm thư ký tại một ngân hàng ở Berverly Hills, Anh) nhưng có tình yêu trẻ vô hạn. Bà được trả lời rằng "hãy đến đi, hãy đến Việt Nam và giúp đỡ những đứa trẻ". Và trong những cuộc hành trình như thế, bà đã gặp Minh Anh, cậu bé "người cá" với vết thương đáng sợ trên da thịt vì di truyền từ người cha nhiễm chất độc da cam.
Chẳng nơi nào như Việt Nam
Ở tuổi 80, bà Brenda trở lại Việt Nam và gặp "người cá" lần cuối cùng. Ảnh: Việt Nguyễn.
Bà Brenda gặp "người cá" Minh Anh lần đầu khi cậu bé mới 3 tuổi tại Làng trẻ em Hòa Bình (Bệnh viện Từ Dũ). Minh Anh bị bỏ rơi khi mới chào đời. Hình ảnh cậu bé trên người phủ đầy lớp vẩy sừng ngứa ngáy và nóng ran, bị buộc chặt tay chân vào giường bệnh đã ám ảnh bà. Bà Brenda đã nhận nuôi "người cá" từ đó đến giờ. Bà đã nỗ lực cùng những người bạn của mình đi khắp nơi quyên tiền để chữa trị cho những đứa trẻ bất hạnh như vậy. Với Minh Anh, tình yêu xuyên đại dương càng trở nên đặc biệt. "Trước đó, một nhà báo người Canada chụp được hình ảnh Minh Anh bị bó chặt tay và đăng lên trang nhất. Người bạn của tôi ở Canada đã gửi tấm hình đó cho tôi, rồi bảo phải làm gì đó, phải tìm một bác sĩ để chữa cho Minh Anh", bà Brenda tâm sự.
Dù không có chuyên môn gì về y tế, nhưng hơn 17 năm qua, bà Brenda cũng hỏi khắp nơi để tìm một bác sĩ có thể chữa dứt điểm căn bệnh này của cậu bé. Bà bảo: "Nhưng đến giờ, chẳng có thay đổi gì cả. Bệnh của Minh Anh không thể chữa được. Đó là chứng bệnh di truyền ngoài da hiếm gặp, ichthyosis, do chất độc da cam gây nên. Một bác sĩ ở London bảo rằng, có 10% những bệnh nhân "người cá" không thể chưa được. Tôi nghĩ Minh Anh ở trong 10% này".
Minh Anh không nói được tiếng Anh, còn bà Brenda cũng không biết tiếng Việt, nhưng tình cảm họ dành cho nhau thật đặc biệt. Mỗi lần bà Brenda tới Việt Nam, "người cá" lại được đi chơi cùng bà, đến siêu thị, được mua đồ chơi, bánh kẹo. "Minh Anh không nói chuyện được với tôi, nhưng tôi hiểu, cậu bé hiểu được tình cảm của mình. Mỗi lần tôi đến, cậu bé ôm chầm lấy, vui mừng, sung sướng và buồn ra mặt khi biết tôi sắp trở lại Anh. Và tôi biết, cậu bé không hề ngốc ngếch như mọi người nghĩ.
Cậu bé biết kêu lên "number one" khi tôi giơ ngón tay cái ra và bảo đó là số một! Cậu bé biết đếm từ 1 tới 10 bằng tiếng Anh. Cậu bé thích nước vì nước sẽ làm dịu những cơn nóng, cơn ngứa hành hạ cậu mỗi ngày...", bà Brenda chia sẻ, đồng thời cho biết cậu bé bây giờ đã 20 tuổi nên bà không còn dễ dàng dìu cậu đi chơi, mua sắm như trước.
Tâm sự với PV Báo GĐ&XH, bà Brenda bảo rằng rất buồn khi đây là lần cuối cùng trở lại Việt Nam vì bà cũng đã 80 tuổi và còn bệnh tật trong người. "Tôi đã đến 45 quốc gia, nhưng chẳng thấy đâu nhiều trẻ em tật nguyền như Việt Nam. Tôi không thể nhớ mình đã có bao nhiêu kỷ niệm, đã khóc bao nhiêu lần. Hôm trước, tới một làng trẻ ở Hà Nội, tôi lại khóc. Mỗi năm khi tôi chuẩn bị quay lại Anh, nói lời tạm biệt với mọi người và khóc thì họ đều bảo tôi "nào Brenda, đừng khóc, bà sẽ quay lại sớm mà", góa phụ 80 tuổi chia sẻ.
Theo Vietbao
Trung Quốc sẽ có nội chiến vào năm 2030 Trong khi Trung Quốc liên tục có những hành động "khoe cơ bắp" ra bên ngoài trong thời gian gần đây, người Mỹ lại lo lắng hộ Trung Quốc về căn bệnh thâm căn của quốc gia đông dân này. Những thứ tưởng như sẽ mang đến sức mạnh tuyệt đối cho Trung Quốc lại chính là mầm họa cho họ. 1 tỉ...