Lạ kỳ tựa game chẳng bắt người chơi săn quái hay làm quest, chỉ cần ngồi nghe chuyện phiếm khắp mọi nơi
Lạ kỳ hơn nữa là, một khi đã bắt đầu chơi tựa game Where The Water Tastes Like Wine, vào guồng cốt truyện, bạn sẽ không thể nào dừng chơi được
Trong vai một lãng khách, bạn lang thang khắp mọi nẻo của nước Mỹ thập niên 30 của thế kỷ trước, để được nghe những câu chuyện giữa thời kỳ đại khủng hoảng, về những gia đình tứ tán, thất nghiệp, và những câu chuyện cứ tưởng chỉ có trong truyền thuyết nhưng lại là sự thật. Nhưng giữa cuộc đại khủng hoảng ấy, vẫn có những câu chuyện ấm lòng, đầy hy vọng, thứ con người không bao giờ thiếu giữa lúc nguy nan nhất.
Đó là nhiệm vụ duy nhất của bạn trong Where The Water Tastes Like Wine, tựa game indie mới toanh của Dimbulb Games phát triển. Ba năm trời kể từ sau khi tựa game chính thức được công bố, vào ngày 28/02, Where The Water Tastes Like Wine đã chính thức được ra mắt trên Steam với giá 160 nghìn Đồng. Đối với một tựa game indie đầy ấn tượng như thế này, mức giá là vô cùng hấp dẫn và nếu thực sự có hứng thú với game phiêu lưu không cần chặt chém hay hành động bạo lực, mà thay vào đó là một cốt truyện có chiều sâu, được nhiều tác giả chắp bút một cách vô cùng nghiêm túc thì thật sự không nên bỏ qua.
Game không mở đầu bằng logo của nhà sản xuất, không mở đầu bằng một menu phức tạp bắt bạn chọn độ khó của game, mà dắt bạn đến với bước ngoặt đầu tiên của game. Bạn bước vào một quán rượu, và rất nhanh chóng bị cuốn vào cuộc chơi poker với một nhân vật bí ẩn. Dĩ nhiên, bạn thua cuộc, và kẻ lạ mặt kia lộ nguyên hình là một con sói già gian ác. Bạn mắc nợ hắn, nhưng không phải là mạng sống. Hắn bắt bạn phải chu du khắp đất nước, thu thập những câu chuyện về kể lại cho hắn, và bắt bạn tự đi tìm mục đích cho chính bản thân mình.
Video đang HOT
Dĩ nhiên vì lỡ thua ván bài với quỷ dữ, bạn phải chu du trong lốt một bộ xương, đi tìm kiếm và nghe những câu chuyện của những người đang sống. Bản thân tựa game trở nên triết lý ngay từ những phút đầu tiên: “Những câu chuyện thật nhất là những chuyện nhỏ nhặt, tưởng là vụn vặt, nhưng chúng luôn bị quên lãng khi người ta nghe được những câu chuyện hoành tráng cuốn hút, và dĩ nhiên toàn là bốc phét”.
Bạn sẽ bỏ thời gian trong game chu du từ bang này sang bang khác, thăm những ngôi làng, những thành phố lớn nơi bất kỳ ai cũng có những câu chuyện của riêng mình. Bạn có thể nhảy tàu hoặc ngồi ké ô tô để đi cho nhanh, nhưng với thời lượng 20 tiếng đồng hồ chỉ có click qua những câu thoại được lồng tiếng ấn tượng và truyền cảm như kể chuyện đêm khuya, thì những game thủ thích chặt chém sẽ rất nhanh buồn ngủ, còn những người cần một câu chuyện đủ sức lay động giác quan thì cứ dính chặt màn hình máy tính.
Đó chính là lý do vì sao có trang tin đánh giá Where The Water Tastes Like Wine chỉ được có 3/10, thế nhưng Game Informer hay DualShockers lại dành tặng cho tựa game kỳ lạ này điểm cao chót vót 9/10. Phải khẳng định lại, Where The Water Tastes Like Wine là một game kén người chơi vô cùng.
Mỗi lần tìm ra được một câu chuyện mới, bạn sẽ chỉ mất 1 đến 2 phút đọc. Đó có thể là câu chuyện của một cậu bé trốn bố trong túp lều ven biển, hay về một chiếc máy ảnh ma quái cứ chụp ai là người đó dính phải lời nguyền tử vong. Nhưng điều quan trọng nhất là, có những câu chuyện kết nối với nhau, phần sau hoàn thiện hơn phần trước, thâm chí đôi lúc có cả những plot twist không ngờ tới.
Những câu chuyện được chia thành nhiều dạng, từ chuyện hài hước, tình yêu, hy vọng và tuyệt vọng. Đến đêm, khi tìm được những chỗ nghỉ chân, bạn sẽ được gặp những người bạn cùng chia sẻ ngọn lửa trại và cùng kể cho nhau những câu chuyện mà họ đã biết. Mỗi người đều có những yêu cầu khác nhau, và nếu đáp ứng đủ những yêu cầu đó, chính họ sẽ tự mở lòng mình, kể cho bạn những câu chuyện tưởng chừng họ chỉ giữ riêng cho bản thân mình.
Bên cạnh lối chơi không bị cốt truyện kiểm soát, mà thực ra là chính bạn kiểm soát cốt truyện, thì đồ họa với những bức vẽ đầy sáng tạo và ấn tượng như trong những bức họa của Van Gogh lại tạo ra một bầu không khí cổ điển hiếm thấy trong một tựa game. Ấy là chưa kể âm nhạc, với những bản nhạc từ blues, jazz đến folk, hợp với từng khu vực của nước Mỹ. Những bản nhạc ai oán nhưng không thể ngừng nghe cùng với đồ họa đã góp phần tạo ra một trải nghiệm game ấn tượng đối với những fan game phiêu lưu.
Dù phần lớn thời gian, trong game bạn sẽ nghe và kể chuyện, nhưng vẫn phảng phất chút nét sinh tồn trong game. Ví dụ nếu quá đói bạn có thể đổ gục, hay bị đánh đập do nhảy tàu mà không bỏ tiền mua vé. Thậm chí bạn còn có thể đi kiếm việc làm thêm ở những thành phố lớn để kiếm tiền mua đồ ăn thức uống. Dù không quá quan trọng, nhưng nó tạo ra một làn gió mới cho gameplay.
Where The Water Tastes Like Wine là một tựa game kỳ lạ, từ đầu đến cuối.
Chi tiết các bạn game thủ có thể tham khảo thêm tại đây: http://store.steampowered.com/app/447120/Where_the_Water_Tastes_Like_Wine/
Theo GameK
Cạnh tranh với cả Youtube lẫn Twitch, giờ đến Facebook cũng cho game thủ stream kiếm tiền trên MXH
Với chương trình này, Facebook hy vọng game thủ sẽ bớt đổ xô tới YouTube hay Twitch khi ngay trên Facebook họ cũng có thể kiếm tiền từ sự quyên góp của cộng đồng game thủ hâm mộ
Facebook Live mới đây đã hé lộ kế hoạch cho các streamer chơi game trên mạng xã hội của họ kiếm tiền bằng cách nhận donate từ người xem, tối thiểu 3 USD cho mỗi lần ủng hộ người chơi trên mạng xã hội này. Ở thời điểm hiện tại, vẫn có nhiều người chọn Facebook làm nền tảng chia sẻ những tựa game họ chơi để kiếm tiền, nhưng không giống như YouTube hay Twitch, Facebook vẫn chưa được tích hợp bất kỳ công cụ mã nhúng nào để người chơi đang stream trực tiếp có thể cám ơn hay hiển thị tên những người đã ủng hộ tiền cho streamer.
Cùng với đó, vẫn chưa biết lợi nhuận của Facebook lấy lại từ cộng đồng game thủ làm streamer sẽ ra sao. Cách đây ít lâu, Facebook lấy 30% khoản tiền một game thủ nhận được, còn bây giờ khi có hệ thống ad breaks chèn quảng cáo giữa video clip, họ thu 45% khoản tiền lợi nhuận quảng cáo. Không loại trừ khả năng trong tương lai gần khi hệ thống cho phép streamer kiếm tiền trên Facebook, tỷ lệ phần trăm sẽ được giữ nguyên, vì hiện tại các vlogger và streamer cũng không phàn nàn gì về tỷ lệ này.
Chương trình Gaming Creator Program của Facebook sẽ chính thức đi vào hoạt động ngay trong tuần sau với việc cho phép một số influencer và streamer lớn trên nền tảng MXH này có những hỗ trợ tốt nhất như họ có thể có khi chọn YouTube hay Twitch làm nền tảng "kiếm ăn". Với chương trình này, Facebook hy vọng game thủ sẽ bớt đổ xô tới YouTube hay Twitch khi ngay trên Facebook họ cũng có thể kiếm tiền từ sự quyên góp của cộng đồng game thủ hâm mộ.
Theo GameK
Có thể bạn biết thừa, cài game chính là công đoạn khiến người chơi dễ nản lòng nhất! Chẳng biết từ bao giờ, khi hứng thú với tựa game nào đó, thứ đầu tiên mà người ta quan tâm lại chính là... cấu hình. Đi cùng với sự phát triển công nghệ, thị trường game càng ngày càng đón nhận những sản phẩm chất lượng hơn bao giờ hết. Không còn chỉ là về nội dung, giờ đây, nền đồ họa...