Lạ kỳ những vụ án nữ bị cáo chống người thi hành công vụ
Được xác định là có hành vi chống người thi hành công vụ nhưng Luyện, Hoa lại có những nỗi “ấm ức” riêng. Cả 2 vụ án dưới đây đều khiến dư luận quan tâm vì những “cái lạ”…
Vừa chấp hành án vừa hầu tòa?
Dự phiên tòa phúc thẩm xét xử vợ mình, “ông xã” của bị cáo Nguyễn Thị Luyện, SN 1978, trú tại xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, tỏ ra hậm hực thay vợ. Người đàn ông này cho biết, gia đình “té ngửa” khi Luyện chấp hành sắp xong phán quyết sơ thẩm lần đầu của TAND quận Cầu Giấy thì bất ngờ nhận được thông báo chuẩn bị ra hầu TAND quận Cầu Giấy lần 2 với cùng 1 hành vi vi phạm.
Trước đó, VKSND quận Cầu Giấy cáo buộc, khoảng 21g30 ngày 8-10-2011, Phạm Thanh Hải, ngồi sau xe một người đàn ông mà không đội mũ bảo hiểm. Xe chở Hải đi đến đường Vũ Phạm Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội, thì tổ tuần tra Cảnh sát cơ động (CSCĐ), CATP Hà Nội (gồm các ông: Đào Công Hà, Lưu Bảo Anh, Trần Văn Tứ, Phạm Tùng Nam) yêu cầu dừng xe.
Hải đã gọi điện cho Luyện nhờ can thiệp. Luyện đến và mở lời xin nhưng tổ công tác “không tha”. Sau đó, Luyện và ông Tứ xảy ra cãi vã. Luyện đã túm cổ áo, tát vào mặt khiến ông Tứ bị xây xước ở mặt và cổ. Vì lẽ đó, ngày 4-1-2012, TAND quận Cầu Giấy đã tuyên Luyện 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Chống người thi hành công vụ”; Luyện bị thử thách 23 tháng 2 ngày kể từ ngày tòa tuyên phán quyết này. Luyện không kháng cáo nên bản án trên có hiệu lực ngay và TAND huyện Chương Mỹ (nơi Luyện cư trú) là nơi nhận ủy thác thi hành án hình phạt tù treo đối với Luyện.
Được xác định là chấp hành tốt các quy định, ngày 17-1-2013, CA huyện Chương Mỹ đề nghị TAND huyện Chương Mỹ rút ngắn thời gian thử thách đối với Luyện. TAND huyện Chương Mỹ đồng ý nên có Quyết định số 01/2013/QĐ-CA ngày 1-2-2013 (rút ngắn thời gian thử thách 5 tháng) đối với bị án. Điều này đồng nghĩa với việc, chỉ thời gian ngắn nữa là Luyện chấp hành xong Bản án sơ thẩm số 02/2012/HSST ngày 4-1-2012 của TAND quận Cầu Giấy. Nhưng ngày 9-1-2013, Luyện bất ngờ nhận được quyết định đưa vụ án của mình ra xét xử lần thứ 2. Lần mở phiên tòa này, TAND quận Cầu Giấy tuyên bị cáo 12 tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Thì ra, thời gian Luyện chấp hành bản án sơ thẩm lần 1 của TAND quận Cầu Giấy, tháng 7-2012, Chánh án TAND TP Hà Nội có kháng nghị đề nghị hủy án sơ thẩm với phần hình phạt, trả hồ sơ để xét xử Luyện. Hội đồng thẩm phán – TAND TP Hà Nội đã ra quyết định giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị này. “Trớ trêu” thay, quyết định kháng nghị, quyết định giám đốc thẩm của TAND TP Hà Nội, Luyện không nhận được. Ngay cả cơ quan ra quyết định thi hành, UBND xã Trung Hòa – những nơi được giao giám sát, giáo dục Luyện, cũng không nhận được. Thế mới có chuyện, trong khi TAND quận Cầu Giấy đã xét xử sơ thẩm lần 2 đối với Luyện thì ngày 1-2-2013, TAND huyện Chương Mỹ vẫn họp để xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo đối với Luyện.
Phát biểu tại phiên tòa phúc thẩm của TAND TP Hà Nội, luật sư Hà Đăng – Đoàn Luật sư TP Hà Nội, người bào chữa cho Luyện nói, xảy ra trường hợp hy hữu này vì người ký quyết định kháng nghị đã không thực hiện việc ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành bản án bị kháng nghị; không tuân thủ chặt chẽ quy định về tống đạt văn bản tố tụng cho bị án lẫn các cơ quan thi hành án hình sự.
Video đang HOT
HĐXX cấp phúc thẩm của TAND TP Hà Nội đã giảm án cho Luyện xuống còn 6 tháng tù nhưng bị cáo chưa nguôi ngoai. Đáng nói, tòa không có nhận định nào nhắc đến việc Luyện đã chấp hành gần xong phán quyết lần đầu của tòa cấp sơ thẩm (?).
Bà chủ quán phở than, 6 tháng tù là quá nặng với mình.
Chỉ ở mức xử phạt hành chính!
Cùng ngày xét xử phúc thẩm đối với Luyện là phiên tòa xem xét kháng cáo của Vũ Thị Kim Hoa, SN 1973, trú tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Khi TAND huyện Từ Liêm xét xử sơ thẩm và tuyên Hoa 6 tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ”
Luyện phải chịu “thiệt kép” vì một hành vi phạm tội.
Đó là sáng 11-12-2012, tổ công tác (gồm các ông: Vũ Tiến Hùng, Nguyễn Thanh Tài, Vũ Đình Thành) làm nhiệm vụ xử lý vi phạm trật tự trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Khi đến quán phở “Hoa”, số 13 đường Phạm Văn Đồng, thấy chủ cửa hàng kê bàn ghế lấn chiếm vỉa hè, tổ công tác yêu cầu anh Đỗ Danh Bình, chồng Hoa, thu dọn nhưng anh Bình không nghe. Tổ công tác đã thu giữ bàn ghế đưa lên xe ô tô. Hoa từ trong quán chạy ra chửi bới, giằng lại bàn ghế. Bà chủ quán còn cầm 1 bát phở (khách đã ăn xong, còn ít nước) hắt vào người ông Hùng. Ngay sau đó, Hoa bị CA huyện Từ Liêm tạm giữ 3 ngày và đến ngày 19-12-2012 thì có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố Hoa về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Hoa cho rằng, vì bị kéo lên xe ô tô, cán bộ làm “bung áo” của mình nên mới có lời bất nhã; vả lại, tổ công tác thu bàn ghế mà không lập biên bản vi phạm hành chính. Bào chữa cho Hoa, luật sư Đỗ Ngọc Quang, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng, bà chủ quán phở chỉ đáng bị xử phạt hành chính.
Ông Quang phân tích, Điều 257 BLHS quy định, hành vi chống người thi hành công vụ thể hiện ở việc dùng vũ lực với người thi hành công vụ, đe dọa dùng vũ lực với người thi hành công vụ hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ. Ở vụ án, Hoa sai phạm khi bày bàn ghế nhựa ở vỉa hè để bán phở, hắt ít nước phở còn lại trong bát vào ông Hùng, giằng co bàn ghế và có lời lẽ bất nhã. Nhưng rõ ràng, chuỗi hành vi này không phải là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ”, mà chỉ là vi phạm trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Đó là lý do bà chủ quán phở kháng cáo mong TAND TP Hà Nội xem xét lại phán quyết sơ thẩm. Nhưng HĐXX cấp phúc thẩm cho rằng, Hoa không đưa ra được tình tiết mới và TAND huyện Từ Liêm tuyên bị cáo mức án 6 tháng tù là có cơ sở. Tòa cấp phúc thẩm đã giữ nguyên án phạt mà tòa cấp sơ thẩm đã tuyên với Hoa.
Theo vietbao
Người thi hành công vụ được bắn: Quá khủng khiếp
Được hỏi ý kiến về việc điều 18 dự thảo nghị định "Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ" cho phép người thi hành công vụ được nổ súng..., nhiều thẩm phán và kiểm sát viên cao cấp đều cho rằng nguy hiểm và rất đáng sợ. Ông Trần Đông Chu (kiểm sát viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khu vực 3 TP.HCM): Tôi không ủng hộ
Bộ Công an đã có dự thảo tờ trình Chính phủ nói về sự cần thiết phải ban hành nghị định, trong đó khẳng định có sự gia tăng số vụ chống người thi hành công vụ trong thời gian qua. Tuy nhiên, bộ chỉ nêu số lượng mà không nói rõ các hành vi nguy hiểm có tăng theo hay không.
Ông Trần Đông Chu
Chống người thi hành công vụ thì có nhiều hành vi: lao xe vào cảnh sát giao thông, hất cảnh sát giao thông lên nắp capô xe..., mức độ nguy hiểm rất khác nhau. Khi đưa ra số liệu về số vụ chống người thi hành công vụ trong vòng mười năm là 8.513 vụ, với 13.706 đối tượng vi phạm, thì có thể thấy số vụ rất nhiều nhưng tờ trình không nói rõ có bao nhiêu vụ đối tượng dùng dao, súng, hung khí nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của lực lượng thi hành công vụ, tính chất mức độ như thế nào... Rất khó để nói rằng tình hình chống người thi hành công vụ gia tăng và nguy hiểm.
Cá nhân tôi, khi giữ quyền công tố tại Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khu vực 3, nhận thấy số vụ chống người thi hành công vụ có gia tăng nhưng các vụ có tính chất nguy hiểm không nhiều. Ít có trường hợp phải sử dụng vũ khí để trấn áp.
Một vài vụ cụ thể cảnh sát giao thông bị tấn công chẳng hạn thì lực lượng cảnh sát có quyền trấn áp. Tôi không ủng hộ việc cho phép bắn, bởi hiện nay số vụ chống người thi hành công vụ chủ yếu trong lĩnh vực đất đai và giao thông, tụ tập đông người... Tất cả những đối tượng này đều không cần thiết phải dùng tới súng để đối phó!
Hơn nữa, về các trường hợp sử dụng vũ khí thì đã có pháp lệnh 16/2011 của Quốc hội rồi. Pháp lệnh rất chặt chẽ, trong khi đó dự thảo nghị định lại không có sự rõ ràng trong điều khoản sử dụng súng và công cụ hỗ trợ như điểm 2, điều 18. Tôi nhấn mạnh ở câu "được sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hoặc nổ súng trực tiếp" vì công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật và súng rất khác nhau, không thể đặt vào trong cùng một tình huống.
Ông Phạm Công Hùng (thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM): Hết sức nguy hiểm
Khi dự thảo nghị định để cho lực lượng chức năng được bắn có nghĩa là người thi hành công vụ đã được cho quyền phán xét tính mạng của người khác thay tòa án. Tôi cho rằng đây là một dự thảo quá nguy hiểm, nhất là cụm từ "dấu hiệu" trong khoản 2 điều 18. Từ "dấu hiệu" đến kết luận hành vi đó có nguy hiểm hay không là cả một quá trình điều tra, truy tố và xét xử.
Bất kể một công dân nào từ lúc có hành vi vi phạm pháp luật đến lúc bị kết tội đều phải trải qua nhiều bước khác nhau: điều tra, xét hỏi, truy tố, xét xử, thậm chí không chỉ xét xử một lần mà còn rất nhiều lần. Thậm chí điều tra, truy tố, xét xử rồi mà vẫn còn oan sai.
Trong khi đó dự thảo cho phép lực lượng chức năng có "quyền bắn" chỉ bằng nhận định chủ quan duy ý chí? Mà bản thân người thi hành công vụ lúc đó không đủ tỉnh táo sáng suốt để phán đoán xem hành vi ấy đã đủ cấu thành tội nguy hiểm hay chưa bởi đối tượng chống đối rất dễ khiến cho người thi hành công vụ bức xúc. Như vậy, tôi cho rằng đây là những cụm từ hết sức nguy hiểm và thậm chí còn rất khủng khiếp.
Ông Phạm Công Hùng.
Tôi nói ví dụ thế này, nếu người thi hành công vụ nhìn thấy đối tượng cầm một khẩu súng và phán xét rằng hành vi cầm súng có "dấu hiệu" nguy hiểm đến tính mạng của bản thân nên bắn nhưng nếu đó chỉ là khẩu súng nhựa thì sao? Lúc đó lỡ mạng người mất rồi sẽ tính thế nào?
Hơn nữa, pháp lệnh 16 đã quy định rất rõ ràng về việc sử dụng súng và bắn trong những trường hợp rất cụ thể. Luật càng cụ thể bao nhiêu thì việc thi hành luật càng dễ dàng bấy nhiêu. Nghị định, thông tư là để hướng dẫn thực hiện pháp lệnh tốt hơn, còn dự thảo nghị định này lại làm không đúng, thậm chí làm rối rắm hơn pháp lệnh thì thật sự không thể ban hành!
Thẩm phán Phạm Văn Nam (phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên): Không ai có quyền tước đi mạng sống của người khác
Trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang lấy ý kiến nhân dân có thêm điều khoản: Mọi người đều có quyền được sống! Khi mọi người đều có quyền sống thì không ai có quyền tước đi mạng sống của người khác trừ pháp luật.
Thẩm phán Phạm Văn Nam.
Tôi chỉ nói đến quy trình xét xử một bản án tử hình đối với tội phạm, đó là sự đấu tranh rất lớn của những người cầm cân nảy mực, giữ vai trò của người đại diện pháp luật và tuyên án. Thậm chí, đã có trường hợp tòa án xử tử hình nhưng trong văn bản lại viết sai tên lót của đối tượng thì cũng phải xử lại, điều tra lại, xác minh lại, làm lại hồ sơ vụ án. Điều đó cho thấy luật pháp hết sức cẩn trọng khi quyết định liên quan đến sinh mạng con người.
Ở Điện Biên có rất nhiều án ma túy nghiêm trọng, khi buộc phải tuyên án tử hình, tước đi quyền sống của một con người, thì cả một hệ thống cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án... làm việc nghiêm túc và cẩn trọng. Vậy nên, về quyền "được bắn" của lực lượng chức năng đối với người chống người thi hành công vụ mà quy định theo ý chí chủ quan của lực lượng thi hành công vụ là vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Vậy nên, biện pháp tốt nhất để trấn áp những đối tượng chống người thi hành công vụ chính là biện pháp nghiệp vụ mà lực lượng chức năng phải được trang bị.
Trường hợp có căn cứ thực tế để cho rằng hành vi chống người thi hành công vụ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc của người khác hoặc có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì người thi hành công vụ được sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hoặc nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm để phòng vệ, tấn công, vô hiệu hóa hành vi chống người thi hành công vụ, kịp thời ngăn chặn hậu quả xảy ra và bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ.
(Khoản 2, điều 18 dự thảo nghị định)
Theo vietbao
Cuộc rượt đuổi nghẹt thở, bắt ô tô vận chuyển ma túy Bị tổ tuần tra dùng xe công vụ hú còi đuổi theo, đối tượng liên tục ép xe của CSGT. Cuộc rượt đuổi hơn 6km thì lực lượng CSGT đã tiếp cận chặng đầu xe. Một lần nữa, đối tượng này đã liều lĩnh lao xe xuống mương nước ven đường rồi tung cửa bỏ chạy... Ngày 9/5, Đội CSGT số 2 (PC67,...