Lạ: Ghép táo chua, táo ngọt vô gốc táo dại, cứ 1 cây thu 10 triệu
Từ trồng thử nghiệm 5 cây giống táo chua và táo ngọt nguồn gốc từ tỉnh Hải Dương, rồi ghép với gốc táo dại tại địa phương, ông Nguyễn Văn Hồng, khu phố Hải Điền, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã trồng thành công vườn táo 200 gốc, thu về khoảng 300 triệu đồng mỗi năm.
Ông Nguyễn Văn Hồng cho biết, trước đây vườn đất của gia đình chủ yếu là trồng nhãn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Năm 1994, qua một người bạn nhập cây giống táo chua và táo ngọt ( táo má hồng) ở Gia Lộc, Hải Dương vào trồng.
Thấy có hiệu quả ông Hồng chặt bỏ bớt cây nhãn, mua lại 5 cây táo giống, cao khoảng 3cm trồng thử. Sau một năm chăm sóc, nhận thấy cây táo phát triển tốt, phù hợp với chất đất, ông Hồng đi tìm đào những gốc cây táo hoang dại về làm gốc ghép, rồi cắt những mắt cành từ cây giống ghép lên. Từ 5 cây táo giống ban đầu, sau một năm, ông Hồng đã nhân giống thành vườn táo 200 gốc trên diện tích 0,5ha đất của gia đình.
Ông Nguyễn Văn Hồng ghép giống thành công loại táo.
Các cây táo có gốc ghép là cây hoang dại nên khả năng chịu được với môi trường khắc nghiệt. Khi đưa vào trồng trong vườn, được chăm sóc nên cây phát triển tốt, cho trái nhiều và ít bị nhiễm bệnh. Cây sau khi ghép được trồng theo từng hàng thẳng, hàng cách hàng 5m và cây cách cây 5m.
Video đang HOT
Hàng năm, sử dụng phân hữu cơ hai lần và phân vô cơ 4 lần để bón cho cây. Năm đầu tiên, khi cây cho trái non hái bỏ để tập trung dinh dưỡng cho việc nuôi cây sinh trưởng, qua năm thứ hai mới thu hoạch.
Theo ông Hồng, táo má hồng trái tròn, có vị ngọt. Táo chua trái dài, bầu dục, có vị chua. Khi chín táo có màu vàng chanh. Táo có năng suất tăng dần theo từng năm. Những năm đầu mỗi cây cho trái từ 10-15kg/cây. Bước qua năm thứ năm trở về sau, mỗi năm một cây cho năng suất từ 70-80kg.
Mùa vụ thu hoạch từ tháng 5 (đầu mùa mưa) cho đến tháng 12. Hết vụ thu hoạch phải cưa bỏ các cành, chừa mắt gốc, chăm sóc trong khoảng 5-6 tháng thì táo ra trái cho vụ tiếp theo. Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 100 ngày. Khi vào vụ tất cả các cành táo đều có hoa và trái. Trên cây táo luôn có trái non và trái chín nên việc thu hoạch trái phải thu hàng ngày và theo phương pháp cuốn chiếu.
Viêc chăm soc cây tao ghép không phưc tap như môt sô cây trông khac vi sưc chịu hạn và đê khang cua cây rât tôt. Tuy cây táo ít bị sâu bệnh nhưng đến giai đoạn ra hoa, đậu trái vào mùa gió Bắc có nhiều nấm phấn trắng và trái thối vào mùa mưa. Để phòng bệnh, khi trái còn nhỏ ông Hồng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trái trước khi thu hoạch 7-10 ngày, ông Hồng sử dụng chế phẩm sinh học và dung dịch ngâm hỗn hợp ớt, tỏi, gừng phun xịt lên cây.
Với 200 gốc cây táo đang cho quả, mỗi năm ông Hồng thu hoạch khoảng 15 tấn. Khi thu hoạch có thương lái đến tại vườn thu mua với giá bình quân 20.000 đồng/kg, mỗi năm vườn táo cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng.
Theo Trọng Hoàng (Báo Bà Rịa-Vũng Tàu)
Ghép 5 cây táo má hồng với táo dại, lão nông có vườn táo "đẻ" ra 300 triệu
Từ trồng thử nghiệm 5 cây giống táo chua và táo ngọt có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên, rồi ghép với gốc cây táo hoang dại tại đại phương, ông Nguyễn Văn Hồng, sinh năm 1962 đã trồng thành công vườn táo 200 gốc, thu về khoảng 300 triệu đồng mỗi năm.
Ông Nguyễn Văn Hồng ngụ ở Khu phố Hải Điền, TT Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trước đây vườn đất của gia đình chủ yếu là trồng nhãn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Năm1994, một người bạn của ông nhập cây giống táo chua và táo ngọt (táo má hồng) ở Gia Lộc, Hưng Yên về trồng. Thấy có hiệu quả, ông Hồng chặt bỏ bớt cây nhãn, mua lại 5 cây táo giống, cao khoảng 3cm trồng thử.
Sau một năm chăm sóc, nhận thấy cây táo phát triển tốt, phù hợp với chất đất, ông Hồng đi tìm đào những gốc táo dại về làm gốc ghép, rồi cắt những mắt cành từ cây giống ghép lên. Từ 5 cây táo giống ban đầu, sau một năm, ông Hồng đã nhân giống thành vườn táo 200 gốc trên diện tích 0,5 ha đất của gia đình.
Ông Nguyễn Văn Hồng bên vườn táo ghép
Nhìn vườn táo đã 25 năm tuổi, cành trĩu quả, ông Hồng chia sẻ: Các cây táo ghép có gốc ghép là cây hoang dại nên khả năng chịu được với môi trường khắc nghiêt. Khi đưa vào trồng trong vườn được chăm sóc nên cây phát triển tốt, cho trái nhiều nhưng lại ít bị nhiễm bệnh. Cây sau khi ghép được trồng theo từng hàng thẳng. Hàng cách hàng và cây cách cây 5 mét. Hàng năm sử dụng phân hữu cơ hai lần và phân vô cơ 4 lần để bón cho cây. Năm đầu tiên, khi cây cho trái non hái bỏ để tập trung dinh dưỡng cho việc nuôi cây sinh trưởng tốt hơn. Qua năm thứ hai mới thu hoạch.
Theo ông Hồng, táo má hồng trái tròn, có vị ngọt. Táo chua trái dài, bầu dục, có vị chua. Khi chín táo có màu vàng chanh. Táo có năng suất tăng dần theo từng năm. Những năm đầu mỗi cây cho trái từ 10 -15 kg/cây. Bước qua năm thứ năm trở về sau, mỗi năm, một cây cho năng suất từ 70-80 kg.
Mùa vụ thu hoạch từ tháng 5 (đầu mùa mưa) cho đến tháng 12. Hết vụ thu hoạch phải cưa bỏ các cành, chừa mắt gốc, chăm sóc trong khoảng 5-6 tháng thì táo ra trái cho vụ tiếp theo. Thời gian từ khi ra hoa đến trái bằng hạt tiêu khoảng 35-40 ngày và thời gian từ trái bằng hạt tiêu đến khi táo thu hoạch khoảng 65-70 ngày. Khi vào vụ tất cả các cành táo đều có hoa và trái. Trên cây táo luôn có trái non và trái chín nên việc thu hoạch trái phải thu hàng ngày và theo phương pháp cuốn chiếu.
Viêc chăm soc cây tao ghép không phưc tap như môt sô cây trông khac vi sưc chịu hạn và đê khang cua cây rât tôt. Tuy cây táo ít bị sâu bệnh nhưng đến giai đoạn ra hoa, đậu trái vào mùa gió bắc có nhiều nấm phấn trắng và trái thối vào mùa mưa.
Để phòng bệnh, khi trái còn nhỏ ông Hồng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép lưu hành để phun, nhưng có thời gian cách ly. Trái trước khi thu hoạch 7-10 ngày, ông Hồng sử dụng chế phẩm sinh học và dung dịch ngâm hỗn hợp ớt, tỏi, gừng phun xịt lên cây..
Với 200 gốc cây táo cho quả, mỗi năm ông Hồng thu hoạch khoảng 15 tấn quả. Khi thu hoạch có thương lái đến tại vườn thu mua với giá bình quân 20.000 đồng/kg. Mỗi năm vườn táo ông Hồng cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng.
Với diện tích 1 ha đất trồng cây ăn trái, ngoài táo, vườn nhà ông còn có ổi, mận, xoài, nhãn và cây hoa lan kiểng, mỗi năm cũng cho thu nhập thêm khoảng 100 triệu đồng. Cũng giống như táo, các cây ăn trái khác được ông bón phân, tưới nước theo định kỳ, tỉa cành, tạo tán để cây có đủ dinh dưỡng và ánh sáng.
Theo Trọng Hoàng (TTKN Quốc gia)
Nhận ô tô sang bạc tỷ, nguyên lãnh đạo Công an tỉnh Cao Bằng nói gì? Hai viên Đại tá, cựu giám đốc và phó giám đốc công an Cao Bằng xác nhận, bản thân đã không lường trước hệ quả của việc nhận xe ô tô của doanh nghiệp biếu tặng. Trước Công an Cao Bằng, nhiều địa phương khác từng nhận xe tặng của doanh nghiệp.Ảnh minh họa Chiều 11/10, trao đổi với phóng viên Tiền Phong,...