Lạ đời, bồ của con rể vác bụng bầu đến tống tiền mẹ vợ
Cả nhà cả cửa bà Mến còn hơn 100 triệu, bà có nên đưa cho cô bồ của thằng con rể để nó lo liệu cái thai hay không?
Số bà Mến không có con trai. Hai lần sinh nở là hai mụn con gái, rồi cứ lần nào cố thêm mụn con trai là lại bị sẩy. Bà nghĩ đó chính là sự sắp đặt của ông trời, vì thế bà càng yêu thương nâng niu hai cô công chúa nhỏ từ thủa chúng học chữ O A đến khi chúng vào đại học rồi đi làm. Cô chị cả tên Ly theo nghiệp mẹ làm giáo viên dạy Toán cấp 2. Cô út thì đang tốt nghiệp trường Luật, sắp tới bà sẽ xin cho về huyện làm.
Trong làng ngoài ngõ ai cũng có phần nể trọng gia đình bà vì có tiếng gia giáo cơ bản. Chẳng có mụn con trai nên trong thâm tâm bà muốn gả chồng cho các con chỗ gần nhà, hoặc không thì càng quê xa càng tốt, để các con ở luôn với ông bà, bà trộm nghĩ.
Không ngờ, Khánh – người yêu Ly lại hội đủ các điều kiện mà bà Mến mong muốn. Chàng rể tương lai làm phó phòng vật tư trong một công ty có quy mô ở gần nhà bà. Hơn nữa, tính tình Khánh lại lễ phép, thân thiện, đặc biệt quê lại tận miền trong. Vì thế, sau khi cưới, do chưa mua được nhà nên hai vợ chồng vẫn ở với bố mẹ vợ.
Nhà có việc như Tết sơ giỗ chạp hay đối đáp nội ngoại là Khánh đều đứng ra gánh vác lo toan chu toàn mọi chuyện, bà Mến mừng lắm vì kén được anh con rể vừa ngoan vừa có tài. Làng xóm ai cũng khen nức nở chàng rể khiến bà Ly cũng được nở mày nở mặt.
Bà Mến không biết phải xử lý ra sao để giữ gìn hạnh phúc cho con gái mình (ảnh minh họa: IT)
Cưới nhau được hơn 1 năm, vợ chồng Ly sinh em bé, hạnh phúc trong ngôi nhà nhỏ như được nhân lên gấp mấy lần. Bà Mến cả ngày bận bịu trông cháu nhưng vẫn vui, Ly túc tắc lên lớp rồi lại tranh thủ về trông con với mẹ. Chỉ có Khánh là bận tối mắt ở công ty với chức trưởng phòng sắp được quy hoạch. Khánh bảo ngoài công việc chuyên môn còn phải cùng sếp đi ngoại giao, tiếp khách nên hầu như Khánh thường xuyên đi sớm về muộn. Cả Ly và bà Mến cùng cảm thông cho công việc của Khánh và còn có phần xót xa cho sức khỏe của anh.
Bà Mến còn cẩn thận mang cả kẹo dừa, bánh pía sầu riêng miền Nam mà con rể mua về mang sang mấy nhà hàng xóm làm quà. Được tiếng thơm, bà càng mát lòng mát dạ về cậu rể cả. Bà tính, nhà có 2 mụn con gái, chả sớm thì muộn bà cũng cắt mảnh đất cho Khánh và Ly xây nhà, chứ chẳng để các con phải khổ sở tích cóp vay mượn mua đất xây nhà làm gì.Hôm bữa, Khánh bảo công ty cử đi tận Sài Gòn để ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm với khách hàng, mà đi tới tận 3 ngày. Cả nhà mừng cho Khánh vì ngày càng được sếp tin tưởng giao cho những công việc quan trọng. Hết 3 ngày, Khánh vui vẻ trở về nhà “báo cáo” với bố mẹ vợ đã hoàn thành nhiệm vụ của công ty, không quên mua rất nhiều quà.
Video đang HOT
Nhưng người tính chẳng bằng trời tính.
Chiều qua, khi bà Mến đang đẩy xe cho cháu đi chơi thì đầu ngõ có một người lạ đang thấp thoáng gọi bà. Là một cô gái khá xinh đẹp, nhưng mới thoạt nhìn bà đã có cảm giác khó gần và không mấy thiện cảm. Dáng người cô ta thanh thoát, nước da trắng nõn, đôi mắt có đuôi, đong đưa.
Cô ấy nói, khá nhẹ nhàng mà bà nghe như có sấm dậy bên tai: “Bác Mến ạ, cháu là Hà, cháu đang là nhân viên chỗ công ty anh Khánh. Cháu không nói vòng vo đâu bác. Chuyện là anh Khánh và cháu có… qua lại một thời gian. Giờ cháu có thai rồi, hình như từ đợt đi Sài Gòn với anh Khánh. Cháu biết như thế là sai, nhưng chuyện đã lỡ rồi, giờ thì anh ấy muốn phủ nhận, bác bảo cháu nên làm thế nào bây giờ?”.
Cô ta dừng lại một chút chờ đợi, nghe ngóng. Bà Mến mím chặt tay vào chiếc xe đẩy của cháu, đôi chân miết chặt xuống dép để không khỏi ngã. Thấy bà chưa kịp phản ứng, cô ta liền đe dọa: “Hay cháu đến trường tìm chị Ly nhờ chị ấy tư vấn, nhưng như thế có khi ầm ĩ không hay, cháu muốn tự mình giải quyết mọi chuyện để không ảnh hưởng đến ai, nhưng phải nỗi cháu cũng khó khăn, bà biết đấy…” .
Bà Mến biết cô ta đang trắng trợn tống tiền bà nhưng bà cũng không dám quát lớn, linh cảm của người phụ nữ mách bảo bà đó là sự thật. Nếu cô ta gào khóc ăn vạ ở đây, nếu cô ta xồng xộc đến trường cái Ly thì con gái bà sẽ sốc ra sao, hạnh phúc gia đình nhỏ của nó có còn giữ được, và cả danh dự của gia đình bà nữa sẽ bị thiên hạ cợt nhả, chê cười.
Cô ta vừa đi, bà Mến đã lật đật vào nhà tìm sổ tiết kiệm, bà có hơn 100 triệu thôi, liệu có đủ mua lại cái danh dự cho thằng con rể hư hỏng hay không? Ôm cháu trong tay mà bà cay đắng tức tưởi khôn cùng.
Theo Dân Việt
Sống chung với...mẹ vợ khi vợ ở cữ: Nỗi khổ của chàng rể phải nhịn như "nhịn cơm sống"
Sau khi sinh con, vợ tôi về nhà ngoại ở cữ để mẹ đẻ thuận tiện chăm sóc. Không thể xa vợ con nên tôi đã đến "ở cữ" cùng vợ, nào ngờ...
Một trong những chủ đề được bàn tán sôi nổi trên bàn nhậu của cánh mày râu chúng tôi là chuyện chăm "vợ đẻ". Đây là khoảng thời gian mọi thứ trong nhà bị đảo lộn hoàn toàn. Chị em đa phần đều thích về nhà mẹ đẻ ở cữ để tiện bề chăm sóc, nghỉ ngơi.
Vợ tôi may mắn được nhà chồng cho về nhà đẻ ở cữ ngay sau sinh, nên vợ tôi vui lắm. Vì nhà vắng người nên vợ rủ tôi qua nhà ngoại "ở cữ" cùng. Bởi không thể xa vợ con nên tôi đã vui vẻ đồng ý lời đề nghị này của vợ.
Tôi không ngờ quyết định này đã đẩy tôi vào tình cảnh trớ trêu. Những ngày đầu tiên, khi vợ chồng tôi qua ở cùng, mẹ vợ tôi chiều hết mực. Vợ chồng tôi muốn ăn gì, bà cũng nấu. Bà luôn chủ động hỏi tôi "con thích ăn gì, ăn như thế nào để mẹ nấu?".
Mẹ vợ phải chăm sóc cả con gái và cháu ngoại thời kỳ ở cữ mệt mỏi nên dễ nảy sinh cáu gắt, xích mích. Ảnh minh họa.
Tôi cũng lấy làm cảm kích lắm. Có lần, bà mua tới hai con chim bồ câu. Một con hầm cho vợ tôi, một con bà hầm cho tôi. Tôi buồn cười quá, bảo vợ: "Vợ đẻ chứ anh có...đẻ đâu mà bà hầm chim bồ câu cho anh ăn?". Miệng nói vậy nhưng tôi vẫn ăn hết con chim hầm. Và điều đó khiến mẹ vợ tôi vui lắm.
Có của ngon vật lạ mẹ vợ tôi đều để phần cho tôi. Nhiều bữa tôi ái ngại vì sự chăm sóc của mẹ vợ dành cho tôi. Còn mẹ vợ tôi thì giải thích bà coi tôi như con đẻ, không bao giờ bà phân biệt con rể, con dâu hay con đẻ. Với bà, con nào cũng là con cháu trong nhà cả.
Tôi rất yên tâm, biết ơn vì sự chăm sóc, quan tâm của bà dành cho vợ con tôi. Tuy nhiên, sự chăm sóc, quan tâm thái quá nhiều khi cũng rất phiền phức. Mẹ vợ tôi thường nấu rất nhiều đồ ăn. Món nào món nấy đều nấu nhiều và hay nấu...nhừ tử. Cảm giác như bà đang cho cả nhà ăn đồ hầm vậy.
Trong khi tôi lại thích ăn đồ nấu chín tới, đồ luộc. Hai khẩu vị ăn uống xung đột, thành ra tôi không thấy ngon miệng khi ăn cơm nhà vợ. Muốn ăn đúng theo ý mình, tôi chỉ có nước "lăn vào bếp". Nhưng nghĩ con rể ra nhà vợ mà phải vào bếp cũng không hay cho lắm, nên tôi đành chấp nhận, góp ý mẹ vợ chẳng thay đổi nên đành "nhịn" mẹ vợ như "nhịn cơm sống". Tưởng chỉ có "sống chung với mẹ chồng" hóa ra cũng có cả nỗi khổ "sống chung với mẹ vợ".
Đàn ông ai cũng thích nhậu nhẹt, đặc biệt là nhậu bàn chuyện làm ăn. Đôi khi mải nhậu, báo cắt cơm ở nhà là mẹ vợ tôi lại tỏ ra không vui chút nào. Mặc dù tôi đã giải thích với bà nhiều lần rằng tôi đi nhậu là để "tạo mối quan hệ" chứ không phải là "nát rượu, bù khú" như bà nghĩ nhưng bà vẫn không chịu hiểu cho tôi.
Tôi tưởng chỉ có mình tôi mới "khổ" vậy, ai ngờ ngồi nhậu giãi bày tâm sự cánh đàn ông với nhau mới thấy nhiều anh cũng khổ sở không kém. Tôi có anh bạn đến nhà vợ "ở cữ" cùng vợ y như tôi. Anh bảo nhiều hôm anh gần như phát khùng vì mẹ vợ quan tâm quá.
"Mẹ vợ ơi, con rể muốn nói...". Ảnh minh họa.
Bà lo cho con rể từ cơm ăn nước uống, cái khăn lau tay. Và không hiểu sao mẹ vợ của anh bạn tôi lại tỏ ra khó chịu khi thấy anh thể hiện tình cảm với con gái bà? Cảm giác như bà mẹ vợ đang "ghen" vậy. Để vừa lòng đôi bên, một mặt anh phải làm "công tác tư tưởng" với vợ, một mặt phải nát óc nghĩ cách làm vừa lòng mẹ vợ như chở bà đi mua đồ, đi lễ... Có lần, anh còn ngượng chín mặt vì mẹ vợ dựa đầu vào vai con rể sau bữa cơm tối.
Một anh bạn khác của tôi thì lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười. Chẳng là mẹ vợ của anh đã thu xếp việc đồng áng, bỏ nhà cửa ở quê lên thành phố chăm sóc con gái "ở cữ". Bà cứ lên được vài bữa lại đột ngột về quê để...đi cấy, hoặc về cho đỡ nhớ nhà cửa, ruộng vườn. Thằng cu con đang quen hơi bà, bà lại đi mất làm hai mẹ con khóc dở mếu dở dỗ nhau.
Anh bạn tôi ngỏ ý gửi bà tiền để bà thuê người khác cấy nhưng bà không nghe, nhất quyết về quê cấy mấy sào ruộng lại lên. Anh muốn gửi bà chút tiền để bà có tiền phòng thân, tiền tàu xe nhưng bà không chịu cầm.
Sợ bà ngại lấy tiền của con rể, anh bạn tôi đã đưa tiền cho vợ, nhờ vợ biếu bà tiền, co như là tiền của con gái mà bà vẫn không cầm đồng nào. Trong cuộc nhậu, có lúc anh bạn tôi trầm ngâm đúc kết: "Vợ đẻ, không có mẹ vợ thì không biết xoay xở thế nào nhưng nhiều lúc cũng không biết phải chiều thế nào cho bà vừa lòng".
Theo Emdep
Giúp việc cho nhà con gái Cô đã yêu cầu mẹ ở lại nhà mình với thân phận là "giúp việc"... từ đó nảy sinh nhiều mâu thuẫn... Cô đã yêu cầu mẹ ở lại nhà mình với thân phận là "giúp việc"... - Ảnh minh họa Hằng vốn mắc bệnh tim bẩm sinh, bố mất sớm cuộc sống của cô gặp nhiều khó khăn. Khi lớn lên, Hằng...