Lạ đời bố chồng “soi” con dâu từ chuyện… gặm xương
Từ bé tôi đã thích nhai dập xương đùi gà, mút tủy bên trong…
Kể cũng lạ, hồi mới cưới, tôi cứ lo liệu có hòa hợp được với mẹ chồng hay không. Hóa ra là tôi lo thừa. Mẹ chồng tôi dễ tính và nhỏ nhẹ, nhưng bố chồng thì khó tính vô cùng, lại còn hay soi xét những chi tiết nhỏ tí ti.
Tôi về nhà, từ chuyện quét nhà, quét sân, nấu cơm, nhặt rau… tôi đều làm dưới sự giám sát của bố chồng, uốn nắn từng tí một. Đồng ý là tôi vụng về, không biết làm việc nhà, đồng ý là bố chồng tôi dạy gì đều đúng cả nhưng sự sát sao thái quá như vậy khiến tôi cảm thấy ngạt thở.
Ngay cả tới chuyện ăn cơm cũng vậy. Người ta nói: “Trời đánh còn tránh miếng ăn”, vậy mà, lúc ăn tôi cũng chẳng được yên thân. Từ bé tôi đã thích nhai dập xương đùi gà, mút tủy bên trong. Thử hỏi, như vậy mà cũng sai à? Thế mà bố chồng tôi bảo, ăn như thế vừa hại răng lợi, vừa mất mỹ quan, với lại ăn cơm thì phải có ý nhai không phát ra tiếng động. Nghe mà vừa mất hứng ăn uống, vừa xấu hổ.
Cứ gần tới thứ Bảy là tôi lại thấy căng thẳng, mệt mỏi hơn khi biết là sắp phải về nhà gặp bố chồng. Tôi thậm chí còn mong ngày nào cũng phải đi làm để đỡ phải về nữa. Liệu có cách nào khiến tôi thoải mái hơn không?
Ảnh minh họa
Ông bà ta có câu: Nhập gia tùy tục. Một đất nước có luật pháp và chuẩn mực xã hội, một gia đình có gia pháp và nề nếp riêng. Vì thế, để hòa nhập được với gia đình chồng, bạn phải xác định tư tưởng rằng, chính bạn là người phải thay đổi đầu tiên, trước khi nỗ lực để làm ai đó thay đổi.
Video đang HOT
Theo như những gì bạn kể, quả thật, bố chồng bạn là người kỹ tính, nhưng hầu hết những lời dạy bảo của ông đều đúng phải không? Bạn tự nhận mình là người vụng về, không đảm việc nhà đúng không? Vậy hãy suy nghĩ một cách tích cực hơn xem nào. Hai ngày về quê là hai ngày bạn tham gia vào khóa học nữ công gia chánh, quán xuyến gia đình, và bố chồng bạn chính là giảng viên tâm huyết, tận tụy. Như vậy, chẳng phải mọi chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn sao? Hãy làm những việc mà bố chồng dạy một cách tự nguyện, nhiệt tình vì điều đó có ích cho bạn, giúp bạn hoàn thiện mình hơn. Tại sao bạn phải hậm hực, miễn cưỡng, khó chịu khi bố chồng bạn dạy không sai?
Người già đôi khi khó tính thái quá vì cảm thấy cô đơn, vì muốn đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn từ con cái. Bạn nên tìm ra một chủ đề nào đó mà cả hai bố con có thể cùng trò chuyện, bàn luận được. Vì có quan hệ tốt với mẹ chồng nên bạn hoàn toàn có thể nhờ bà tư vấn giúp. Những cuộc trò chuyện về thời chiến đấu (nếu ông từng đi bộ đội), chuyện làng quê… sẽ giúp bố chồng, con dâu hiểu nhau hơn và dễ cảm thông với nhau hơn.
Khi làm việc nhà và khi giải quyết các vấn đề gia đình, hãy thể hiện sự tôn trọng bằng cách chủ động hỏi ý kiến của bố chồng. Hộp thầm kín tin rằng, việc làm này sẽ khiến bạn “ghi điểm” với bố chồng đấy.
Theo 24h
Sau đám cưới, ai cũng "hỏi thăm" tôi "Sao vợ xấu thế?"
Lúc đón dâu, cô dâu của tôi xuất hiện trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Ai cũng chăm chăm và sốc khi nhìn thấy khuôn mặt phù nề của em.
Sau khi đưa người yêu về ra mắt, tôi bị cả nhà kịch liệt phản đối hôn sự với lý do không hợp tuổi, không môn đăng hộ đối. Nhưng tôi biết lý do sâu xa là bố mẹ tôi sợ cháu nội giống mẹ nó sẽ vừa bé vừa lùn.
Không phủ nhận là vợ tôi có chiều cao khiêm tốn, nhưng điều đó không làm tôi thay đổi ý định sẽ cưới cô ấy làm vợ và bố mẹ tôi cũng miễn cưỡng mà đồng ý.
Cách ngày cưới 3 ngày, vợ tôi có qua nhà tôi sắp xếp lại đồ đạc phòng cưới và có ở lại ăn tối luôn. Nhưng dùng bữa xong được khoảng 1 tiếng thì cô ấy xin phép về sớm vì nhà có việc. Tôi đưa em về, trên đường mới thấy em kêu khó chịu vì từ trước không những không ăn được tôm mà còn không ăn được cả cua nữa.
Chẳng là tối ấy, mẹ tôi làm bún riêu cua. Nhưng vì sợ phật lòng mẹ nên em đã lẳng lặng ăn mà không ý kiến gì. Tôi bảo em đã biết mình không ăn được còn cố làm gì thì em chỉ bảo cô ấy cũng chỉ ăn có 1 ít gọi là và nghĩ là không sao.
Cứ tưởng về nghỉ ngơi là sẽ hết nào ngờ vợ sắp cưới của đau bụng dữ dội tới nỗi phải vào viện cấp cứu. Và tai hại hơn là toàn cơ thể em bị dị ứng phù nề, mặt mũi sưng phồng. Đến tôi sáng hôm sau vào gặp em mà còn không nhận ra người yêu mình nữa.
Rồi cũng đến ngày chúng tôi kết hôn (Ảnh minh họa)
Khỏi phải nói là em ủ rũ, khóc lóc nhiều đến cỡ nào vì lo lắng chỉ 3 ngày nữa là đến ngày em chính thức làm cô dâu. Khi ấy, mặt mũi phù nề như vậy thì phải làm sao? Các bác sĩ cũng nói cái nốt ban này phải bay dần dần chứ không có cách nào nhanh hơn được.
Để bố mẹ không lo lắng nên tôi đã giấu chuyện này với cả nhà, hy vọng 3 hôm nữa em sẽ ổn. Song sau 3 ngày mà mặt mũi em vẫn bơ phờ và chhưa bớt phù nề là mấy.
Vì toàn thân em là những mảng dị ứng chi chít nên em cũng đã phải đi thuê lại váy cưới. Thay vì chiếc váy hở vai quyến rũ, nay em phải khoác trên mình chiếc áo cưới kín mít hòng che được những mảng dị ứng đó. Nhưng khuôn mặt em thì chẳng thể làm thế nào che được.
Thậm chí, không tự tin với mình như thế, em còn đòi hoãn cưới. Nhưng vì không muốn hoãn chuyện hệ trọng chỉ vì lý do nhỏ này nên tôi đã ra sức động viên em. Hơn nữa, mọi người sẽ thông cảm thôi. Nhìn em lúc này tôi cũng vừa thương vừa tội. Bởi thực tế, vì các nốt dị ứng chưa lặn nên em cũng xấu xí hơn bình thường rất nhiều.
Rồi cũng đến ngày chúng tôi kết hôn. Lúc đón dâu, cô dâu của tôi xuất hiện trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Ai cũng chăm chăm và sốc khi nhìn thấy khuôn mặt phù nề của em. Hầu như tất cả mọi người đằng nhà trai tôi hướng ánh mắt soi mói về phía em. Tôi thấy tay vợ run nên nắm lấy tay cho em vững vàng hơn.
Những người đã gặp mặt vợ tôi thì tỏ vẻ thương hại song vẫn xì xào không hiểu đó có phải là em không? Còn những bác ở dưới quê thì vô tình buông lời nhận xét đến tàn nhẫn: "Sao cô dâu gì mà trông kinh quá!". Tôi biết em đã nghe thấy tất cả nhưng cố gắng lờ đi. Cả hai chúng tôi đều mong cho đám cưới kết thúc càng nhanh càng tốt.
Ngày sau đám cưới, vốn đã không ưa em từ đầu, nay thêm vụ này mẹ tôi lại càng ghét con dâu mới của mẹ hơn. Bà không ngớt lời chì chiết vợ tôi coi thường bà, không thông báo gì nên đã làm cả nhà được phen xấu hổ, bẽ mặt với họ hàng, khách khứa nhà chồng. Bà còn bảo: "Biết thế thì hủy hôn cho xong". Tôi bực quá mà hét lên: "Tại cái món canh cua của mẹ đấy! Cô ấy bị dị ứng chứ có sao đâu mà ai cũng coi P như mắc bệnh hủi vậy?". Lúc đó mẹ tôi mới không nói gì nữa.
Chưa hết, sau đám cưới tôi liên tục nhận điện thoại "hỏi thăm" từ người quen, anh em họ hàng. Họ hầu hết bảo tôi sao lấy vợ xấu thế. Có người lại tâm sự rất thật: "Đi bao nhiêu đám cưới rồi mà chưa thấy đám cưới nào lại có cô dâu xấu như thế?". Tôi càng giải thích, mọi người càng không hiểu cho, càng không tin là vợ tôi chỉ bị dị ứng mới thế còn bình thường cô ấy cũng đâu đến nỗi. Giải thích mãi khiến tôi cũng mệt mỏi lắm.
Mấy ngày nay, tôi chỉ muốn khóa máy mà không phải tiếp một cuộc điện thoại nào nữa. Nhưng sợ bị mọi người trách là mất lịch sự nên đành phải nghe. Bản thân tôi thấy chán nản và áp lực vô cùng thì khỏi phải nói vợ tôi thế nào. Cô ấy buồn rầu, khóc nhiều lắm mặc dù mỗi lúc có cuộc gọi đến tôi đã chạy ra ngoài để vợ không nghe thấy tiếng nhưng vợ tôi vẫn đoán ra được.
Về nhà chồng được 3 ngày rồi, nhưng các nốt dị ứng của vợ tôi vẫn chưa bay hết. Cả ngày vợ tôi chẳng dám xuống nhà, giam mình trong phòng mất tự tin tới nỗi cũng không buồn nhìn tôi mà nói chuyện nữa. Rồi cô ấy còn xin được về nhà ngoại vài ngày cho đỡ căng thẳng. Nhưng tôi đã không đồng ý vì sợ lại bị ý kiến là vừa cưới, vợ chồng có chuyện gì mà đã để vợ phải về ở ngoại.
Thật sự lúc này tôi không biết làm cách nào để giúp vợ nữa. Làm sao để vợ tôi vui vẻ, thoải mái bây giờ? Có ai có cách nào giúp tôi với!
Theo Khampha
10 năm nay, vợ là quần áo cho tôi được bao lần? Nhiều lần mở tủ ra thấy quần áo đã ủi sẵn tôi rất vui vì nghĩ là vợ đã ủi cho mình, sau đó nhớ lại là do chính mình ủi những ngày trước Tôi lấy vợ hơn 10 năm, tính ra số lần vợ ủi quần áo cho tôi chỉ trên đầu ngón tay. Những ngày đầu tôi có nói chuyện tâm...