Là đàn ông phải tự biết ‘nâng cấp’ bản thân, đừng chua ngoa nói phụ nữ người ta ‘hám của’
Chỉ vì người ta yêu người có điều kiện hơn mình, chỉ vì người ta không đáp lại tình cảm của mình, các anh đã vội gắn mác “hám của”, như thế thật bất công, cũng thật xúc phạm…
Đàn ông cũng có kẻ chua ngoa, đanh đá thế à, có chắc rằng người ta không yêu anh là vì tiền hay còn vì lý do nào khác?
Phải, cuộc sống hiện tại đâu đâu cũng nhan nhản những cô gái chạy theo vật chất, mờ mắt vì đồng tiền, sẵn sàng vì đồ hiệu mà rao bán tình yêu lẫn thể xác. Tiền thì ai mà không tham chứ, huống hồ gì phụ nữ cần mặc đẹp, cần ăn ngon, cần cuộc sống ổn định, cần “sang chảnh” để hãnh diện với chị em. Vì thế việc một anh nhà nghèo khó kiếm vợ hay anh chạy xe “cà tàng” bị người ta từ chối tình yêu cũng là chuyện bình thường trong xã hội ngày nay.
Thì sao chứ, phụ nữ tìm cho mình một tương lai ổn định, một mối quan hệ tốt, một người yêu có thể lo cho họ cuộc sống sau này thì có gì là sai? Có chăng chỉ là một số cô làm sai cách, lại có một số cô “cuồng” vật chất đến mị người nên phũ phàng. Ấy thế mà các chị em phụ nữ còn lại chỉ cần từ chối người này, yêu người kia điều kiện tốt hơn chút là bị gắn mác “hám của”, như thế có công bằng không?
Phụ nữ tìm một người đàn ông có thể lo cho mình một cuộc sống tốt đẹp, như vậy gọi là “hám của” sao?
Vậy những người đàn ông vì danh lợi, quyền lực cưới người nhà giàu thì sao? Chuyện “hám của” đâu phải chỉ riêng ai, khi vào hoàn cảnh bạn mới hiểu được, bạn có tự tin rằng mình có thể kháng cự lại những cám dỗ của tiền, của địa vị hay không?
Nói đi cũng phải nói lại, chỉ vì bị người ta từ chối, thấy người ta yêu người có tiền hơn mình lại vội nghĩ đó là lý do mình bị từ chối. Có thật là vì anh quá nghèo nên bị người ta từ chối không? Anh đã hỏi người ta lý do chưa, hay lại tự cho mình hoàn hảo, tốt tính, đẹp trai, chỉ mỗi tội không giàu có nên người ta không yêu?
Tình yêu còn do cảm giác, nếu là từ đầu không có được cảm giác thì ép buộc cũng không có cảm giác. Đâu phải cứ được tỏ tình, được theo đuổi là phụ nữ sẽ yêu lại ngay. Phụ nữ cũng có những rung động riêng, những cảm giác riêng, đừng quên rằng họ là những con người sống theo cảm tính, ở phụ nữ tồn tại thứ gọi là tình yêu rung động còn mạnh mẽ hơn mấy gã đàn ông si tình các anh nhiều nhé!
Tình yêu giữa hai người, còn do nhiều yếu tố chứ đâu hẳn là tiền bạc, vật chất?
Video đang HOT
Chỉ là không cảm thấy yêu nên xem anh là một người bạn bình thường, chỉ là vô tình đem lòng yêu một người khác giàu hơn, như thế bị rêu rao là đứa con gái “hám của” thật rất đau lòng. Thực sự không đáng phải nghe những câu như “à, thì ra hôm nay có xe đẹp đến đón nên không chịu đi với xe cà tàng của anh chứ gì?”, “đi uống nước với anh không bằng đi ăn nhà hàng chứ gì?”… Sao anh bỗng chốc biến người anh yêu hôm trước đến hôm sau lại trở nên rẻ rúng thế? Nhìn cô ấy bị bao người xung quanh liếc mắt khinh thường, anh hả hê lắm phải không?
Đàn ông phóng khoáng không chấp nhặt, chỉ có phụ nữ ích kỷ, xét nét, cớ sao lại có các anh chua ngoa, đanh đá thế! Yêu không được liền quay lưng tự than thân trách mình không giàu có như người ta, trách mình không cho cô ấy được đầy đủ như người ta, không cho những thứ đắt tiền mà cô ấy muốn. Thôi thì chúc em hạnh phúc, anh chua chát ở lại đây để chứng minh em vì tiền mà từ chối kẻ khổ sở này.
Chỉ là, các anh à, nếu các anh muốn giữ lấy tình yêu, sao không tự mình đứng dậy kiếm tiền thật nhiều. Không có tiền như người ta, không giàu như người ta, không giỏi như người ta thì mình càng phải cố gắng gấp 10 lần, 100 lần… Thay vì ngồi đó trách đàn bà “hám của” để mang tiếng là đàn ông chua ngoa, hãy dành thời gian đó để làm giàu và tự tin chiếm lấy tình yêu thuộc về mình các anh nhé!
Là đàn ông, hãy biết tự “ nâng cấp” bản thân để có thể mang lại hạnh phúc vẹn toàn cho người mình yêu
Hy
"Việc nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất phải hoàn thành trong năm 2017"
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Công ty Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC) thuộc Bộ Quốc phòng. Đây đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao tư vấn các phương án điều chỉnh quy hoạch nhằm mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất.
Tham gia buổi làm việc có lãnh đạo các Bộ GTVT, Xây Dựng, Kế hoạch Đầu tư, Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Về phía Bộ Quốc phòng có Thượng tướng Nguyễn Phương Nam - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại cuộc họp.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao ADCC đã tập trung tối đa thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao. Chỉ trong thời gian ngắn, ADCC đã nghiên cứu, xây dựng các phương án cải tạo, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, đáp ứng các yêu cầu đề ra. Trên cơ sở các phương án này, các Bộ, ngành chức năng sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án tối ưu nhất trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tại các cuộc khảo sát, làm việc trước đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ra "đề bài" quy hoạch, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất bảo đảm 40-50 triệu hành khách/năm. Theo ý kiến các bộ, ngành và các chuyên gia hàng không thì đây là "ngưỡng" mà sân bay Tân Sơn Nhất có thể đáp ứng. Tổng công suất của sân bay Tân Sơn Nhất đến năm 2020 là 25 triệu, nhưng thực tế đang phải phục vụ 32,5 triệu lượt hành khách/năm.
"Các phương án phải được xây dựng thực sự khoa học, khách quan, có sự so sánh, đối chiếu một cách rõ ràng để có sự cân nhắc, lựa chọn tối ưu nhất dựa trên các tiêu chí nêu trên", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Tại cuộc họp hôm nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ 4 yêu cầu đối với việc cải tạo, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất.
Yêu cầu đầu tiên là phải thật nhanh để có thể để khắc phục ngay tình trạng ùn tắc "từ trên trời xuống dưới đất, từ trong ra ngoài" như hiện nay.
"Không thể chọn phương án thi công kéo dài 3-5 năm hoặc lâu hơn. Mọi công đoạn thực hiện đầu tư nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất phải được thực hiện nhanh nhất, ngay trong năm 2017, để năm 2018 có thể đưa vào sử dụng được", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Yêu cầu thứ hai là phải rẻ. "Yêu cầu phải rẻ nhất, vì rẻ mới hiệu quả. Vốn đầu tư công hiện đang rất khó khăn, do đó phải hạn chế ở mức thấp nhất nguồn vốn nhà nước, thay vào đó cần có giải pháp để khuyến khích xã hội hoá, huy động vốn của các doanh nghiệp cho đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng đầu tư, giảm thất thoát", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Yêu cầu thứ ba là phải đảm bảo chất lượng công trình, không chỉ đảm bảo an toàn chịu lực, mà còn phải đảm bảo chất lượng về mỹ quan, cảnh quan, môi trường.
Yêu cầu thứ tư được Phó Thủ tướng nhấn mạnh là phải đảm bảo an toàn cả trong quá trình đầu tư xây dựng, khai thác, sử dụng công trình; đảm bảo an toàn, an ninh hàng không.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý đơn vị tư vấn đặc biệt chú ý giao thông kết nối với sân bay. Trong quá trình đầu tư, yêu cầu Bộ GTVT chủ trì xây dựng cơ chế cụ thể về huy động nguồn vốn, sự phối hợp giữa các chủ thể để đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước, hiệu quả khai thác công trình.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu đơn vị tư vấn khẩn trương hoàn thiện các phương án trước ngày 25/2/2017 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, Bộ GTVT cần chủ trì để tách thành các dự án, đề xuất cơ chế đầu tư, xác định rõ nguồn vốn cho từng hạng mục để ngay khi được phê duyệt có thể triển khai ngay được.
"Khi hoàn thiện được các phương án, cần công khai cho mọi người dân được biết", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.
6 phương án mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất
Trước đó, tại cuộc họp ngày 20.1.2017, đơn vị tư vấn đã trình bày 3 phương án mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất. Kết luận cuộc họp đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị bổ sung thêm các phương án quy hoạch theo hướng mở rộng phát triển về phía Bắc (khu vực sân gôn và một số đơn vị quân đội hiện nay).
Tại cuộc họp này, đơn vị tư vấn đã hoàn thiện 3 phương án đã trình trước đó, đồng thời báo cáo thêm 3 phương án 2B, 2C, 2D theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng.
Theo phương án 1, sẽ xây dựng mới toàn bộ hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, nhà ga và các công trình phụ trợ trên diện tích khu vực sân golf phía bắc Cảng hàng không và giải phóng thêm các khu vực dân cư xung quanh để bảo đảm khai thác. Với phương án này, có thể nâng tổng công suất lên khoảng 60 triệu khách năm, nhưng mất từ 10 đến 15 năm xây dựng, giải toả hơn 140.000 hộ dân, chi phí dự kiến khoảng 201.350 tỷ đồng.
Theo phương án 2, sẽ xây dựng đường lăn song song và các đường lăn nối giữa đường cất hạ cánh hiện nay và sân đỗ; xây dựng đường lăn thoát nhanh và đường lăn song song giữa 2 đường cất hạ cánh, cải tạo đường cất hạ cánh phía bắc hiện nay (đường 25L/07R). Cùng với đó, sẽ xây dựng đường lăn song song và sân đỗ máy bay phía bắc, xây dựng nhà ga lưỡng dụng (quân sự - dân sự) T3 công suất 10 triệu hành khách, xây dựng nhà ga hành khách T4 công suất 10 triệu hành khách. Theo phương án này, sẽ mất khoảng 61.000 tỷ đồng, thời gian xây dựng từ 8-10 năm, nâng công suất sân bay lên khoảng 43-45 triệu hành khách/năm.
Phương án 2B sẽ xây dựng đường cất hạ cánh số 3 về phía Bắc, xây dựng các đường lăn thoát nhanh nối giữa đường cất hạ cánh mới và sân đỗ, xây dựng nhà ga T4 ở phía Bắc, nhà ga lưỡng dụng T3 ở phía Nam... Phương án này có thể nâng công suất lên 48-50 triệu hành khách/năm, chi phí khoảng 93.000 tỷ đồng, xây dựng trong 10-12 năm.
Phương án 2C cũng như phương án 2B, nhưng xây dựng nhà ga T4 công suất lớn hơn, khoảng 25-30 triệu lượt hành khách/năm. Phương án này sẽ nâng công suất Tân Sơn Nhất lên 68-70 triệu lượt hành khách/năm, tiêu tốn khoảng 131 ngàn tỷ đồng, xây dựng trong hơn 15 năm.
Phương án 2D là xây dựng thêm nhà ga T5, nâng tổng công suất lên 78-80 triệu khách/năm. Thời gian xây dựng của phương án này là trên 15 năm, với kinh phí khoảng 185,5 ngàn tỷ đồng.
Phương án 3 là xây dựng đường lăn song song và các đường lăn nối giữa đường cất hạ cánh và sân đỗ; xây dựng đường lăn thoát nhanh và đường lăn song song giữa 2 đường cất hạ cánh; cải tạo đường cất hạ cánh phía bắc hiện nay (đường 25L/07R); xây dựng nhà ga lưỡng dụng T3, công suất 10 triệu hành khách/năm, xây dựng nhà ga hành khách T4, công suất 10 triệu khách/năm ở khu vực phía nam sân bay hiện nay. Với phương án này, do sử dụng quỹ đất sẵn có của quân đội nên sẽ chỉ mất khoảng 19.700 tỷ đồng và thời gian xây dựng không quá 3 năm, trong khi vẫn bảo đảm được công suất từ 43-45 triệu hành khách/năm.
Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp tục hoàn thiện các phương án đã báo cáo. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu bổ sung phương án 3B theo hướng xây dựng các đường lăn thoát nhanh và đường lăn song song giữa hai đường cất hạ cánh, cải tại đường cất hạ cánh 25L/07R như phương án 3, nhưng xây dựng nhà ga hành khách với cùng công suất 43-45 triệu hành khách/năm ở phía Bắc (khu vực sân gôn hiện nay) để từ đó có cơ sở so sánh, lựa chọn một cách chính xác nhất.
Theo Xuân Tuyến (chinhphu.vn)
Mỹ nâng cấp tàu chiến đối phó tàu ngầm Nga, TQ Hàng loạt tàu chiến ven bờ của Mỹ sẽ được nâng cấp giúp hoạt động tốt hơn trong việc tiêu diệt tàu ngầm của đối phương. Từ trái qua phải: Hai tàu chiến ven bờ USS Independence (LCS 2) và USS Coronado (LCS 4) Hải quân Mỹ đang phát triển một chương trình công nghệ chống ngầm, nhằm giảm trọng lượng và cải...