Là dân nghe “sành nhạc” lâu năm, bạn có biết đâu là những điểm khác nhau đặc trưng giữa Kpop và US/UK?
Kpop là một trong những thị trường âm nhạc sở hữu đặc thù riêng biệt trong cả văn hóa lẫn cách hoạt động của nghệ sĩ so với xu hướng chung của thế giới. Khi so sánh với nền công nghiệp âm nhạc lớn như Mỹ, sự khác biệt của Kpop lại càng thêm phần rõ nét hơn.
1. Quy trình tuyển chọn
Tại Mỹ, các ngôi sao được một công ty lựa chọn phần lớn dựa vào tài năng sẵn có. Các ca sĩ thường được mong đợi rằng đã qua đào tạo và có kỹ thuật vững chắc để có thể lập tức trở thành một nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp ngay tại thời điểm thử giọng hoặc khi kí hợp đồng. Bất kì khóa đào tạo nào mà họ đã từng theo học hoặc luyện tập trước đó đều là từ quyết định của chính các nghệ sĩ với mọi chi phí do bản thân tự chi trả.
Thông báo tuyển chọn thực tập sinh trên toàn cầu do Big Hit Entertainment đăng tải vào năm 2019.
Nhưng tại Hàn Quốc, các thần tượng có thể được tuyển chọn theo nhiều cách như tổ chức cuộc thi tuyển chọn, phát hiện ngôi sao ngay trên đường phố, thậm chí là tìm kiếm tài năng ở nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản hay Mỹ. Đồng thời, một thần tượng Kpop cũng không bắt buộc phải có sẵn các kỹ năng chuyên nghiệp, bởi hầu hết các công ty sẽ đặt ra một quá trình đào tạo nghiêm ngặt cho thực tập sinh của mình trước khi cho họ debut chính thức.
2. Hệ thống thực tập sinh
Thị trường âm nhạc Mỹ thường không có một hệ thống thực tập với tiêu chuẩn cụ thể. Những nhóm nhạc đã từng khiến công chúng “chao đảo” vào những năm 90s đều thành lập thông qua các cuộc thi tuyển chọn công khai và ra mắt chỉ trong thời gian ngắn. Chính vì thế, hầu hết các nghệ sĩ tại đây đều không cần phải băn khoăn về chuyện mình sẽ được debut hay không. Nhưng với Kpop, trước khi trở thành một ngôi sao, mỗi người đều phải trải qua khoảng thời gian làm thực tập sinh dù là vài tháng hay vài năm. Tuy nhiên, kể cả khi đã luyện tập rất lâu nhưng trường hợp không được ra mắt vẫn thường xảy ra tại một môi trường cạnh tranh khốc liệt như Kpop. Có rất nhiều idol đã phải thực tập tận 10 năm để theo đuổi ước mơ, và cũng rất thường tình nếu có người nói rằng mình đã không thể trở thành thần tượng dù đã làm trainee hơn 6-7 năm.
Jihyo ( TWICE) đã thực tập hơn 10 năm để được ra mắt cùng nhóm và trở nên nổi tiếng như hiện tại.
3. Kĩ năng cần phải có trước khi ra mắt
Đối với văn hóa nhạc Pop tại Mỹ, khả năng ca hát được xem là yếu tố quan trọng nhất. Các kĩ năng như nhảy hay diễn xuất lại không quá cần thiết đối với một ca sĩ. Ngược lại, một thần tượng Kpop chỉ cần có khả năng hát khá ổn, đổi lại thì đồng thời họ phải thông thạo cả các kĩ năng cơ bản về vũ đạo. Bên cạnh đó, nếu họ còn có thể nhảy, rap, sáng tác, chơi nhạc cụ… thì cũng sẽ là có thêm lợi thế so với những thực tập sinh khác. Còn với các trainee không thể hát nhưng lại sở hữu những kĩ năng khác, họ sẽ được đào tạo bài bản và luyện tập để phát triển khả năng thanh nhạc của mình. Hiện tại, khi sự khắt khe của công chúng ngày một cao hơn thì các thần tượng cũng bắt buộc phải có nhiều hơn một kĩ năng bên cạnh vai trò chính của mình trong nhóm để có thể đáp ứng.
Idol Kpop gần như không thể chỉ biết mỗi hát và nhảy. Tiêu chuẩn khắt khe từ công chúng buộc họ phải sở hữu đa dạng kĩ năng hơn.
4. Tuổi thọ nghề nghiệp
Một trong những lý do vì sao một thần tượng Kpop cần phải có nhiều hơn một kĩ năng là bởi bề dài sự nghiệp của họ quá ngắn so với một ngôi sao âm nhạc tại Mỹ. Hầu hết sự nghiệp của các idol thường có tuổi thọ trung bình từ 5-7 năm. Có những nhóm nhạc ngưng hoạt động chỉ sau 1-2 năm, những cũng tồn tại những tên tuổi đã hoạt động đến nay hơn một thập kỉ. Tuy nhiên, các ca sĩ tại Hàn Quốc thường bắt đầu dần bị giảm độ “hot” khi họ bước qua tuổi 30. Trong khi đó, tại Mỹ thì tuổi tác của một ngôi sao chỉ là những con số. Madonna đã vô cùng nổi tiếng vào những năm 1980 và ở tuổi gần 60, cô vẫn là một tượng đài lớn trong ngành công nghiệp âm nhạc thế giới, vẫn đủ sức lay động khán giả bằng những sản phẩm mới. Điều này hầu như sẽ rất khó để bắt gặp ở Kpop.
Tuổi thọ sự nghiệp của một thần tượng Kpop thường không kéo dài được như các nghệ sĩ tại Mỹ.
Video đang HOT
5. Mức độ quan trọng của việc tự sáng tác và sản xuất nhạc
Các nghệ sĩ US/UK đặc biệt rất chú trọng vào sự độc đáo và bản sắc cá nhân trong âm nhạc nên họ thường tự sáng tác ca khúc cho riêng mình. Nếu không tự mình viết nhạc, các ca sĩ ở Mỹ cũng sẽ góp một vai trò quan trọng trong quá trình tạo nên sản phẩm âm nhạc. Ca khúc được họ phát hành đa phần dựa trên kinh nghiệm sống và mang đậm cá tính của mỗi người. Mặt khác, do quy trình đào tạo đặc trưng, các thần tượng Kpop thường phụ thuộc khá nhiều vào nhà sản xuất để có được những ca khúc hay cho đợt debut hoặc comeback. Tuy nhiên, điều đó đang dần được thay đổi trong thời gian gần đây khi hiện tại các nhóm nhạc đều có ít nhất một thành viên có thể tự sáng tác hoặc viết lời cho ca khúc.
Dù hầu hết thần tượng Kpop đều có nhà sản xuất đứng sau các sản phẩm, nhưng vẫn có những thần tượng tự sáng tạc nhạc cho chính mình và vô cùng thành công như G-Dragon.
6. Khái niệm “gia đình” giữa các nghệ sĩ cùng công ty
Tại Hàn Quốc, đa phần các nghệ sĩ thường thể hiện sự tự hào và tình cảm của mình dành cho công ty chủ quản bởi đó còn là thương hiệu định hình danh tiếng cho họ. Các fan Kpop cũng có xu hướng yêu thích các nghệ sĩ khác nhau trong cùng một công ty bên cạnh thần tượng riêng của mình. Đồng thời, khái niệm “gia đình” cũng được nhấn mạnh khi nhắc đến những tên tuổi có cùng một công ty chủ quản. Đây là điều dường như không thể thấy được ở các cộng đồng người hâm mộ của những ngôi sao tại Mỹ.
Bầu không khí gia đình giữa các nghệ sĩ là điều hiếm thấy tại thị trường US/UK.
7. Sản phẩm âm nhạc với nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau
Những nghệ sĩ phát triển sự nghiệp tại thị trường âm nhạc thế giới lớn như Mỹ thường sử dụng tiếng Anh cho các tác phẩm của mình. Còn đối với các nghệ sĩ Latin thì tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chủ đạo cho các ca khúc. Nhìn chung, họ không cần phải tạo ra các phiên bản bằng những thứ tiếng để quảng bá đặc biệt nhắm vào một thị trường khác.
“Girls & Peace” là album phòng thu tiếng Nhật thứ hai của SNSD.
Nhưng đối với các thần tượng Kpop thì khác, họ thường xuyên cho ra mắt các album tiếng Trung hoặc tiếng Nhật để dễ dàng tiếp cận công chúng tại những thị trường này. Đây cũng là một cách tốt khi các thần tượng từ Hàn Quốc có thể thu hút thêm nhiều fan và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra xa hơn trên thế giới.
'BlackPink là nhóm nhạc mạnh nhất thế giới'
Trong bài viết của Bloomberg, tác giả Lucas Show đã chứng minh BlackPink cùng Kpop đang dần chiếm lĩnh thị trường âm nhạc thế giới.
Zing lược dịch bài viết của Bloomberg về thành công và sức ảnh hưởng của BlackPink nói riêng, Kpop nói chung với thị trường âm nhạc toàn cầu hiện nay. Theo tác giả Lucas Shaw, sự bùng nổ của hai đại diện Kpop - BTS và BlackPink - khiến các chuyên gia trong ngành nhớ lại thời hoàng kim của NSYNC và Backstreet Boys.
"BlackPink chỉ cần ba phút và ba mươi sáu giây để 'thổi bay' tâm trí Jeremy Erlich. Khi đó, Erlich đang làm việc tại Interscope Records, một cá nhân ở Hàn Quốc đã gửi cho anh ấy MV DDU-DU DDU-DU - đĩa đơn được phát hành vào năm 2018 của BlackPink", phóng viên Lucas Shaw của Bloomberg mở đầu bài viết.
Jeremy Erlich - người đang đảm nhận vị trí trưởng bộ phận chuyên môn âm nhạc của platform phát hành nhạc số hàng đầu thế giới - nhớ lại: "Bỏ qua sự thật là tôi không hiểu nổi tới phân nửa những gì họ hát, nhưng hình ảnh của họ thật đáng kinh ngạc. Các cô gái thực sự là ngôi sao".
Sau đó, Erlich đã liên hệ với YG Entertainment để bàn bạc kế hoạch hỗ trợ phát triển cho BlackPink ở thị trường quốc tế. Anh chia sẻ: "Tham vọng của công ty là đưa họ trở thành nhóm nhạc số 1 thế giới. Phía công ty đặt câu hỏi: 'Làm thế nào để các cô gái được như Spice Girls?'".
BlackPink nổi tiếng toàn cầu, theo cách chưa từng có
"Giấc mơ đó giờ đã thành hiện thực", Bloomberg nối tiếp câu chuyện của Jeremy Erlich về ước mơ vươn ra toàn cầu của nhóm nhạc nhà YG.
Bloomberg khẳng định kế hoạch vươn tầm ra quốc tế của BlackPink đã thành công.
BlackPink là nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên nền tảng video toàn cầu trong vài tháng qua. Nhóm đạt hơn một tỷ lượt xem chỉ trong tháng 10, đồng thời là nhóm nhạc đứng thứ hai bảng xếp hạng độ nổi tiếng của nền tảng Spotify.
Dù full album đầu tay của nhóm không giành được vị trí số 1 tại bảng xếp hạng của thị trường Mỹ, The Album vẫn là một trong 10 đĩa nhạc bán chạy nhất trong tháng. Những điều trên là bằng chứng cho việc BlackPink đang là nghệ sĩ số một thế giới, vượt qua Pop Smoke, Cardi B, Drake, Ariana Grande và Justin Bieber để đứng đầu bảng xếp hạng Bloomberg's Pop Star Power.
Cùng với BTS, BlackPink đang nổi tiếp khắp toàn cầu, theo cách chưa từng có trong lịch sử âm nhạc. Những nghệ sĩ nói tiếng Anh đã phủ sóng khắp thế giới trong nhiều thập kỷ. Những giọng ca nói tiếng Tây Ban Nha cũng đã đứng đầu các BXH của tây bán cầu trong cả thập kỷ vừa qua. Nhưng những tên tuổi đến từ châu Á chỉ vừa mới trỗi dậy, "chiếm sóng" thị trường Mỹ, Mỹ Latin và châu Âu trong đôi ba năm gần đây.
Trước khi có Internet, các nhóm nhạc, nghệ sĩ ở thị trường ngoài nước Mỹ phải đi lưu diễn hoặc dựa vào lượt phát sóng trên radio hay tần suất lên sóng truyền hình để thu hút được người hâm mộ ở xứ sở cờ hoa.
Nhưng ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội, kết hợp hệ thống phân phối nhạc trực tuyến, các nhóm nhạc Kpop đã thu được lượng người hâm mộ rất lớn ở khắp thế giới dù chẳng mấy khi đi lưu diễn. Chỉ bằng đĩa đơn Lovesick Girls , BlackPink đã đứng đầu BXH ở Mỹ, Brazil và Mexico - ba trong số sáu thị trường âm nhạc lớn nhất trên Spotify. BTS cũng được coi là "bá chủ" với người dùng Spotify ở thị trường Mỹ.
Jeremy Erlich khẳng định: "Ngôn ngữ không còn là rào cản với thế giới ngày nay nữa. Kpop thực sự đã xâm nhập vào nền văn hóa đại chúng".
Thành công của BTS giúp nâng cao vị thế của Kpop, thay đổi cục diện thị trường âm nhạc thế giới.
Thực tế, các nhóm nhạc pop châu Á đã manh nha xuất hiện tại thị trường phương Tây trong khoảng hai thập kỷ, bắt đầu từ Arashi của Nhật Bản và Big Bang đến từ Hàn Quốc. Nhưng những tên tuổi trên chưa bao giờ duy trì được cộng đồng hâm mộ vững chắc ở ngoài thị trường châu Á.
Tất cả đã thay đổi với BTS. Bảy chàng trai người Hàn đã có 4 album giành được vị trí số 1 tại BXH ở Mỹ - nhanh nhất so với bất kỳ nhóm nhạc nào kể từ thời hoàng kim của The Beatles. Đêm nhạc của nhóm cũng rơi vào tình trạng cháy vé trên toàn lãnh thổ Mỹ cũng như châu Âu.
Thành công trên đã truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc khác - những người cố gắng nối tiếp BTS bước chân vào thị trường Mỹ. Điển hình có thể kể tới những nghệ sĩ đã tổ chức biểu diễn ở Mỹ trong năm 2019 như Red Velvet, Oh My Girl, Sunmi hay Tiffany Young.
BTS và BlackPink gợi nhắc về thành công của NSYNC, Backstreet Boys
Nhiều nghệ sĩ Kpop đã thử sức nhưng BlackPink mới là cái tên ghi dấu thành công tiếp theo sau BTS. BlackPink đã để lại dấu ấn đáng chú ý ở xứ sở cờ hoa khi xuất hiện tại lễ hội âm nhạc mùa hè lớn nhất thế giới Coachella. Nhóm được truyền thông đánh giá cao, dành nhiều kỳ vọng. Fandom của BlackPink cũng mở rộng ở phạm vi toàn cầu sau chuyến lưu diễn tại Mỹ và châu Âu của nhóm.
Buổi biểu diễn tại lễ hội âm nhạc Coachella giúp BlackPink nâng cao danh tiếng ở thị trường Mỹ.
Không thể trở lại Mỹ biểu diễn trong suốt năm 2020 vì đại dịch Covid-19, BlackPink vẫn củng cố được tên tuổi, sức ảnh hưởng bằng chuỗi hoạt động quảng bá cùng những tên tuổi hàng đầu giới âm nhạc.
Bốn cô gái bắt đầu với màn góp giọng trong ca khúc Sour Candy thuộc album mới nhất của Lady Gaga. Từ tháng 8 tới nay, nhóm liên tục cho ra mắt các sản phẩm âm nhạc kết hợp Ariana Grande, Selena Gomez và Cardi B - ba trong số những ngôi sao pop nổi tiếng nhất thế giới.
Sự gia tăng nhanh chóng của tình cảm khán giả nước Mỹ dành cho Blackpink đã thuyết phục Kelly Deen - phó chủ tịch tập đoàn chuyên về tiếp thị cho các nhãn hàng toàn cầu. Deen tin rằng đã tới lúc các chuyên gia ngành công nghiệp giải trí "đặt cược" cho hiện tượng toàn cầu mới là Kpop.
Theo Bloomberg , thành công của BTS và BlackPink gợi nhắc Van Toffler - nhà CEO của nhiều đơn vị sản xuất, phân phối sản phẩm âm nhạc - về sự trỗi dậy của NSYNC và Backstreet Boys vào cuối những năm 1990 - đầu thập niên 2000.
Vào nửa cuối thập niên 1990, Toffler đang điều hành MTV - kênh truyền hình cáp về âm nhạc nổi tiếng nhất trên thế giới. Anh đã nhìn thấy tiềm năng phát triển của các nhóm nhạc có thành viên xuất thân từ The All-New Mickey Mouse Club - một chương trình có tiếng trên Disney Channel. Những nhóm nhạc trên đã thống trị các bảng xếp hạng của MTV có tên Total Request Live. Đây là chương trình được chiếu hàng ngày và được coi là thước đo quan trọng với sự thành công của các ngôi sao nhạc pop thời điểm đó.
Mức độ ảnh hưởng của BTS và BlackPink gợi nhắc đến hai nhóm nhạc huyền thoại NSYNC, Backstreet Boys
Tương tự cách hình thành các nhóm nhạc nam của thập niên cũ, sao Kpop phải trải qua các buổi thử giọng và chương trình đào tạo nghiêm ngặt trong nhiều năm. Điều này giúp nghệ sĩ Kpop có khả năng thích ứng với mọi môi trường giải trí.
"Họ có thể đồng thời nhảy và hát. Họ quá quen thuộc và luôn thể hiện một cách tuyệt vời trước máy quay", Van Toffler nói. Không như những nhóm nhạc pop nam trước kia, nghệ sĩ Kpop ngày nay có thể nói nhiều ngôn ngữ, giúp họ thu hút khán giả ở phạm vi rộng hơn.
BlackPink cũng là nhóm nhạc đa ngôn ngữ, nhóm sử dụng thành thạo tiếng Anh, Hàn, Nhật, Thái và một chút tiếng Trung. Cộng cả những điểm thuận lợi đã liệt kê phía trên, BlackPink trở thành cái tên hoàn hảo cho số phát sóng đầu tiên show tạp kỹ về âm nhạc mới của Van Toffler. Nhiều ý kiến nhận định BlackPink, BTS nói riêng và Kpop nói chung đang dần chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, trở thành thế lực mới trong ngành công nghiệp âm nhạc.
Đúng 1 tiếng trước khi BlackPink tái xuất, BTS kịp 'vẫy vùng' với phiên bản tiếp theo của Dynamite Đây không phải là lần đầu tiên BTS tung một sản phẩm vào đúng ngày BlackPink comeback Ngày 28/8, như đã thông báo trước đó một ngày, BTS đã phát hành hai bản remix hoàn toàn mới của ca khúc Dynamite đang làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng âm nhạc ở Hàn Quốc và quốc tế. Hai ca khúc mới...