Là con gái giữa thời đại Shaming: Nhất định sống vì mình, chứ đừng quan tâm những lời bình phẩm nhé!
Mỗi người sinh ra trên đời đều đã là một món quà của tạo hoá, thêm thắt cho cuộc sống này một gam màu độc nhất vô nhị. Tuy nhiên, sinh ra là phụ nữ, tồn tại trong thời buổi này sao mà khó khăn quá vậy?
Mỗi người sinh ra trên đời đều đã là một món quà của tạo hoá, thêm thắt cho cuộc sống này một gam màu độc nhất vô nhị. Tuy nhiên, sinh ra là phụ nữ, tồn tại trong thời buổi này sao mà khó khăn quá vậy?
Internet bùng nổ. Mạng xã hội giúp chúng ta có thể tìm được một người bạn cấp 1 đã thất lạc từ lâu kết bạn với một người thú vị chỉ nhờ việc… chung một thần tượng hay thoải mái giao lưu, cập nhật cuộc sống của bạn bè, đồng nghiệp. Tuy nhiên, cũng vì mạng xã hội mà đôi khi ta thấy, cuộc đời làm phụ nữ sao mà vất vả đến vậy.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến cơ hội được tiếp cận Internet đến quảng đại quần chúng, cũng là dịp để thiên hạ được tha hồ bày tỏ quan điểm. Trong thế giới mạng nhiễu nhương ấy, “cyber-bullying” (bắt nạt qua mạng) nổi lên như một vấn đề nhức nhối. Mà đáng buồn thay, phụ nữ dễ dàng trở thành nạn nhân của cyber-bullying hơn đàn ông. Cyber-bullying thì muôn hình vạn trạng lắm: chê ngoại hình, chê nhân cách, chê học vấn, công ăn việc làm thu nhập. Thiên hạ khen thì khó chứ chê thì dễ lắm.
Khi có một cô hoa hậu đăng quang, chưa đọc được lời chúc mừng nào, đập vào mắt tôi là những dòng bình luận hết sức tiêu cực. Nào thì: “Em này trông thường quá”, “ra bất kì một quán trà sữa nào ở Hà Nội cũng bắt gặp một người xinh hơn”.
Nào phải hoa hậu, hot girl, người nổi tiếng mới bị bình phẩm. Ngay cả khi bạn sống một cuộc đời bình thường, không ai biết mặt đặt tên, bạn cũng không tránh khỏi những xì xào của thiên hạ. Tạm liệt kê, con gái sống trong thời đại “4.0″ cần tuân theo “3 phải” sau đây
Con gái xinh đẹp và biết cách làm đẹp là điều đương nhiên. Vậy nên tạo hoá mới ban cho phụ nữ danh xưng “phái đẹp”. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về cái đẹp của bạn và của thiên hạ chưa chắc đã giống nhau. Họ luôn tìm ra được nhược điểm từ ngoại hình của bạn. Đó chính là vấn nạn “body-shaming” – hành vi núp sau những quan niệm về cái đẹp để thoải mái bộc lộ cái tôi xấu xí của mình.
Bạn hơi thừa cân, người ta nói bạn “tham ăn tục uống, không biết chăm chút cho bản thân thì sau này có thể chăm sóc cho ai” (?!?). Bạn cố gắng ép cân, ăn kiêng khắc khổ, hoặc bạn mệt mỏi, stress đến mức “thân gầy gộc, lá mong manh” thì họ lại nói: “Sao gầy thế, lấy chồng đi, sinh con đi để “có da có thịt” “?
Tôi là một cô gái gầy. Nghiễm nhiên tôi trở thành trung tâm của những lời bàn tán. Trêu vui vui thì gọi tôi là con nghiện, là con cào cào, nói chung các hình ảnh đại diên cho sự gầy guộc thiếu sức sống. Một vài lần thì vui, đến lần thứ 10 n, tôi thấy phiền. Tôi không thể béo lên được, chứ tôi ăn cũng ngang ngửa những cô béo tròn mà.
Những người có hành vi body-shaming luôn mượn những tiêu chuẩn về cái đẹp để bày tỏ quan điểm xấu xí và lệch lạc của mình về ngoại hình của người khác. Với họ thế nào là đẹp? Người con gái đẹp phải có cơ thể săn chắc, cân đối như những người mẫu thể hình trên Instagram cơ. Béo quá đương nhiên là không đẹp, mà gầy quá cũng chưa vừa ý họ đâu.
Không chỉ mượn danh nghĩa cái đẹp, những người có thói body-shaming còn luôn đóng vai những người tốt, lo nghĩ cho sức khoẻ và tương lai của bạn. “Giảm cân đi thì mới có người yêu”, “ăn nhiều vào chứ gầy như thế này sao sinh đẻ được”. Nghe thì có vẻ tốt đấy, nhưng thật ra họ chỉ muốn bạn thay đổi cho vừa mắt bạn thôi. Bạn thừa cân, hay quá gầy, về cơ bản chẳng ảnh hưởng gì đến họ. Nhưng nhìn không hợp mắt thì họ chê, vậy thôi.
Họ bảo bạn cần có thân hình hấp dẫn để tự tin hơn, có nhiều “cơ hội” hơn trong cuộc sống. “Cơ hội” ở đây là gì? Là có một công việc tốt, một mối quan hệ tốt? Họ có thật sự lo lắng cho bạn đến mức đó không hay đơn giản là nhìn bạn “to” quá họ “ngột” mắt. Da bạn đen quá họ khó chịu? Chẳng nhẽ đẹp chỉ để hấp dẫn người khác thôi sao?
Hấp dẫn người khác giới là tốt, nhưng không phải là mục đích duy nhất của đời người. Đẹp không phải là kiêng khem khổ sở, rồi cố nhét mình vào những bộ cánh chật ních chỉ để trông “quyến rũ” hơn một chút. Đẹp là khi bạn tự tin và luôn được vây quanh bởi những người luôn thoải mái với việc bạn trông thế nào, gầy béo, cao thấp ra sao.
Thế nào là ngoan?
12 năm học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt, thành tích đầy mình, thêm 4 năm trên giảng đường đại học, sống một đời bình bình, thường thường với những mối quan hệ trong sáng, lành mạnh. 2 năm đi làm, tài chính vững vàng, kinh tế ổn định rồi mới đưa bạn trai về ra mắt. Như thế đã gọi là ngoan chưa?
Khi chưa làm rõ khái niệm thế nào là “ngoan”, người ta đã đẻ ra một loạt những gạch đầu dòng “các hành vi được coi là không ngoan” rồi. Giao du với quá nhiều người khác giới: không ngoan. Hay đi chơi về muộn: không ngoan. Cuối tuần vắng mặt trong các buổi đoàn tụ của gia đình: không ngoan. Đặc biệt, ăn mặc, trang điểm không “vừa mắt” thiên hạ: rất không ngoan. Khi người phụ nữ không đáp ứng được những kì vọng của thiên hạ về chuyện ăn mặc và ứng xử trong các mối quan hệ với người khác giới, ngay lập tức sẽ có những nhà đạo đức học ập tới “slut-shaming” bạn.
“Slut-shaming” là hành vi nhạo báng những người phụ nữ khi họ có biểu hiện của sự “không ngoan”. Bạn trang điểm và ăn mặc theo hướng sexy, hiện đại, ngay lập tức thiên hạ nghĩ bạn không đứng đắn, có ý đong đưa người khác, muốn dùng ngoại hình để “bôi trơn” công việc, vv…
Đã qua rồi cái thời trang phục sinh ra để che đậy và bảo vệ cơ thể. Ngày nay, quần áo được thiết kế để tôn vinh vẻ đẹp của con người. Bạn đã rất vất vả tập luyện và ăn uống để có một thân hình đẹp, thì việc lựa chọn trang phục giúp bạn tôn vinh vẻ đẹp ấy chẳng có gì là sai cả.
Những người có hành vi “slut-shaming” luôn núp sau lá chắn đạo đức để hạ thấp phụ nữ. Họ cho rằng con gái cần kín đáo, e ấp, thuỳ mị. Con gái cần thế nọ, cần thế kia. Xấu quá thì không có ai mê, đẹp quá thì lại nhiều điều tiếng. Sống sao cho vừa lòng thiên hạ đây hả trời?
Từ ngày đầu bước chân vào nơi công sở, tôi luôn tự dặn bản thân mình: công ty là nơi để làm việc, học hỏi và kiếm sống, không phải chỗ “thả thính, yêu đương”. Sống chỉnh tề, ngay thẳng, giữ khoảng cách với đồng nghiệp khác giới, ngay lập tức tôi bị đàm tiếu là “chảnh”. Trong khi cô bạn ngồi cạnh được nhiều người theo đuổi thì bị gọi là “dễ dãi”, gặp ai cũng cười nói lả lướt. Cảm thấy sống kiểu gì cũng bị người khác chê được, dần dà, tôi mặc kệ. Sống sao cho không thẹn với lòng là ổn.
Đẹp chưa đủ, ngoan chưa đủ, là con gái, bạn còn cần phải nhanh nhẹn, giỏi giang. Mà giỏi thôi chưa đủ, trong mắt thiên hạ, phụ nữ giỏi phải là người “tự thân vận động”, không được có 2 gia (đại gia, gia đình) chống lưng. Chẳng thế mà báo đài luôn ngợi ca đàn ông giàu thì là “tỉ phú”, phụ nữ giàu thì phải là “tỉ phú tự thân”.
Mà chớ tưởng phụ nữ giỏi là sẽ nhận được tới tấp những lời khen. Thời buổi này, cái gì người ta cũng chê được. Bạn giỏi quá, người ta sẽ nói bạn là con gái, xinh đẹp, bắt mắt nên được ưu tiên. Bạn có một sự nghiệp vẻ vang, người ta lại chê bạn bỏ bê chuyện gia đình, cưới hỏi, lơ là chữ “hiếu”, quá lứa lỡ thì, vv…
Nếu bạn giỏi trong công việc, các đồng nghiệp sẽ nghi ngờ bạn là phụ nữ nên được ưu tiên (cách này hoặc cách khác). Nếu bạn không giỏi, họ sẽ vỗ vai bạn mà an ủi rằng: “Đàn bà mà, vá trời lấp bể làm gì, kiếm một tấm chồng tốt là được”, nhưng trong thâm tâm họ nghĩ “con gái gì mà không đảm đang tháo vát, lúc nào cũng lờ đờ chậm chạp, đây là “tướng ăn bám chồng” chứ còn gì nữa”.
Tôi có một người bạn làm mẹ đơn thân, tự đi xe máy đến bệnh viện để sinh con, tự chăm con, tự sửa điện, nước, lắp ráp đồ đạc trong nhà. Người ngưỡng mộ chị cũng có, kẻ nói chị “dở hơi”, “cố chấp”, “ích kỉ”, cũng không thiếu. Họ hay nói “đàn bà mạnh mẽ quá để làm gì?”. Ô hay, phải mạnh mẽ chứ, yếu đuối để cho ai xem?
Yếu đuối như một cô bạn khác của tôi, người ở nhà làm một bà-nội-trợ-full-time, bằng lòng nâng khăn sửa túi cho “chàng” đi lấp bể. Cô gái ấy hay đăng những dòng trạng thái khen chồng, rằng chồng bỏ cuộc họp quan trọng để về nhà nấu ăn cho mình chỉ vì… mình đói. Người thích, người thả tim, người bình luận xuýt xoa cô nàng có phúc. Nhưng biết đâu trong lòng họ nghĩ: “Ủa, bà cô này không có tay có chân hả mà cái gì cũng bắt chồng làm?”
Con gái à, chúng ta sống đúng, sống đứng đắn, không thẹn với lòng, chứ không phải để sống cho người khác.
Hãy cứ ăn những gì bạn muốn, miễn là có lợi cho sức khoẻ. Mặc những trang phục bạn thích, nếu hợp với hoàn cảnh và không gây phản cảm. Tự mình đảm nhận một dự án quan trọng mà không ai nghĩ mình có thể làm được. Bày tỏ với người mình thích, mặc kệ kết quả ra sao.
Đời người ngắn lắm, hãy dành nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống, để làm những việc có ích cho đời, để xinh đẹp và chứng minh sự giỏi giang của mình. Nếu có một chữ “phải” xứng đáng trở thành mục tiêu của chị em phụ nữ, thì đó sẽ là phải “chất”. Phái đẹp, không những đẹp, phải có khí chất, có tâm hồn và quan trọng nhất là tình yêu cuộc sống.
Đóng Facebook lại và trang điểm, skincare, đi mua quần áo nhiều hơn. Đăng ảnh lên mạng cho vui vậy thôi, đừng quá quan tâm đến bình luận của người ta làm gì. Thấy cái gì không hợp mắt trên Internet thì ẩn nó đi.
Mạng Internet sinh ra là để con người ta thoải mái bày tỏ quan điểm. Chúng ta không thể cấm thiên hạ bình luận về mình, ta chỉ có thể quyết định được những bình luận đó ảnh hưởng đến cuộc sống của ta ở mức độ nào. Nếu đó là những lời động viên thực sự có ích đến từ những người quan trọng, hãy tiếp thu với một thái độ tích cực. Nếu đó chỉ là những lời “nói cho sướng mồm” của những mối quan hệ xã giao không mấy quan trọng, cứ việc bơ đi mà sống thôi bạn ạ. Đó mới là cái khí chất cần có ở phụ nữ thời 4.0.
20/10 tới rồi, sống nhất định phải vì mình, chứ đừng vì những lời bình phẩm đánh giá của cư dân mạng, nhé!
Theo guu.vn
Bắt gặp con gái cùng bạn vào quán trà sữa sau giờ học, mẹ lao tới mắng chửi, cầm ghế dọa đánh
Cách hành xử của bà mẹ khiến nhiều người vô cùng bức xúc.
Đoạn clip ghi lại hình ảnh trong một quán trà sữa rất đông khách. Một người phụ nữ đang vô cùng tức giận mắng chửi liên hồi.
Theo người đăng tải clip, người mẹ này trông thấy con gái đi cùng bạn bè vào quán trà sữa sau giờ học nên vô cùng tức giận lao vào dạy dỗ.
Trong clip, người mẹ này còn không kịp cởi mũ bảo hiểm, mắng chửi to tiếng trong quán. Thậm chí, bà còn cầm cả chiếc ghế định "phang" xuống bàn bạn bè của con gái đang ngồi. Khi con chạy vào ngăn cản, bà quay sang tát khiến con gái bỏ ra ngoài.
Người mẹ đánh con trong quán trà sữa
Nhiều dân mạng theo dõi đoạn clip đã vô cùng phẫn nộ và không đồng tình với cách ứng xử của người mẹ. Trong hoàn cảnh trên, con gái đi trà sữa cùng bạn bè, trong quán lại có rất đông người, cách mắng chửi rồi thậm chí dùng ghế dọa của người mẹ vô tình khiến con gái rơi vào cảnh xấu hổ, rất dễ dẫn tới những phản ứng chống đối tiêu cực từ con sau này.
"Đây không phải cách dạy con, càng đánh nó càng làm ngược, có khi lại mang lại hậu quả rồi lúc đó oán trách bản thân không kịp", một dân mạng viết.
"Tức giận thế nào thì cũng để con về nhà hẵng dạy bảo, đây chửi bới rồi dọa đánh ở chốn đông người. Tuổi thế này đang lớn, tâm sinh lý phát triển nữa. Nó nghĩ quẩn là chẳng hối hận kịp. Làm cha mẹ thấy con cái nhỏ tuổi đi chơi thường tức giận nhưng cô này sai quá rồi, tức quá mất khôn", dân mạng khác bình luận.
Theo Trí thức trẻ
Cặp đôi "âu yếm" trong quán trà sữa ở Lạng Sơn, chủ nhân clip lên tiếng Những hình ảnh ghi lại trong một quán trà sữa khiến người xem không khỏi nhức mắt. Những ngày cuối tuần, đoạn clip dài gần 1 phút được lại ghi lại trong quán trà sữa ở Lạng Sơn đã ngay lập tức nhận được rất nhiều sự quan tâm, bình luận của người xem sau khi chia sẻ trên mạng xã hội. Trong...