Lạ: Chỉ cần ghi nhật ký, trồng lúa sẽ tăng thêm 5.000 tỷ lợi nhuận
Ghi chép nhật ký đồng ruộng – thói quen tưởng như đơn giản nhưng lại có thể giúp “giải cứu” nhiều vấn đề của ngành nông sản Việt Nam hiện nay: Giá thành sản xuất cao, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, khó kiểm soát chất lượng…
Việc nhỏ – lợi ích lớn
Thạc sĩ Lê Thanh Tùng – Phó Trưởng phòng Cây lương thực – Thực phẩm ( Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT) chia sẻ, từ năm 2008, Cục Trồng trọt đã in và phát thí điểm 150 cuốn sổ tay ghi chép nhật ký đồng ruộng cho các nhóm sản xuất ở ĐBSCL.
Thu hoạch lúa ở huyện Cái Bè (Tiền Giang). Ảnh: T.H
Chương trình tập huấn hướng dẫn ghi chép sổ tay sản xuất lúa cũng là tiền thân của các chương trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP (ra đời năm 2010) hay mô hình cánh đồng lớn, ra đời năm 2011. Đây cũng là bước chuẩn bị để đi đến sản xuất lớn và theo chuẩn an toàn.
Sau đó, từ năm 2010 – 2013, Cục Trồng trọt đã in thêm 120.000 cuốn phát miễn phí cho nông dân các tỉnh ĐBSCL để phục vụ sản xuất lúa theo cánh đồng lớn và VietGAP. Khác với Nhật ký đồng ruộng của bộ tiêu chuẩn VietGAP, nội dung sổ ghi chép tình hình sản xuất lúa đã được đơn giản hóa tới mức tối đa, nông dân chỉ cần ghi làm gì, công bao nhiêu, tiền bao nhiêu… Từ đó, có thể tính được giá thành sản xuất, hiệu quả mùa vụ, truy xuất nguồn gốc…
Tuy nhiên, đáng tiếc là khi thu lại những cuốn sổ đã phát ra, nhiều cuốn chỉ có tên nông dân, địa chỉ đồng ruộng, còn các thông số khác bà con bỏ trống. Hỏi nguyên nhân tại sao không ghi chép đầy đủ, có người cho rằng đi làm đồng cả ngày mệt nên quên. Cũng có người không biết mình chi ra bao nhiêu tiền, vì cứ lấy phân lấy thuốc “chịu” ở các đại lý, đến cuối mùa mới “tính sổ”. Cũng có người thật thà: Vì tui không biết chữ!
Video đang HOT
Còn theo ông Lê Thanh Tùng, việc ghi chép nhật ký chưa được nông dân tuân thủ phần vì thói quen sản xuất, phần vì nhiều bà con cho rằng, việc ghi chép chưa mang lại lợi ích gì trước mắt. Thế nhưng, nếu có sổ tay ghi chép, sau mỗi mùa vụ, bà con sẽ có thể nhìn lại việc đầu tư, sản xuất, rồi tham khảo thêm các khuyến cáo của cơ quan chức năng, từ đó điều chỉnh mức đầu tư về giống, phân bón, thuốc BVTV… để giảm giá thành, nâng chất lượng sản phẩm và tăng lợi nhuận.
“Có giảm thì cũng thêm được bao nhiêu đâu, một vài trăm đồng mỗi kg lúa thì cũng không thấm tháp gì”, ông Nguyễn Thành Một – nông dân sản xuất 4 công lúa ở vùng nguyên liệu Thoại Sơn (An Giang) phân trần.
Sổ tay ghi chép tình hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP do Bộ NNPTNT cấp phát.
“Tích tiểu thành đại”
Cục Trồng trọt phân tích, đúng là 100-200 đồng thì không nhiều, nhưng nếu tính trên tổng thể toàn vùng ĐSCL, con số này không hề nhỏ. Cụ thể, mới đây, Bộ Tài chính đã công bố giá thành sản xuất lúa vụ hè thu 2017 tại các tỉnh ĐBSCL. Theo đó, địa phương có giá thành sản xuất lúa lớn nhất là Bến Tre, ở mức 5.192 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với mức 4.992 đồng/kg vụ hè thu năm 2016.
Tiếp đó là Trà Vinh, ở mức 4.687 đồng/kg, tăng 180 đồng/kg; Tiền Giang ở mức 4.498 đồng/kg, tăng 173 đồng/kg so với mức 4.325 đồng/kg cùng kỳ năm trước. Bình quân toàn vùng ĐBSCL, giá thành sản xuất lúa hè thu 2017 ở mức 3.992 đồng/kg, tăng 154 đồng/kg so với mức 3.838 đồng/kg cùng kỳ 2016.
Nếu làm tròn số mỗi kg lúa chỉ tăng 150 đồng, tức mức tăng thêm là 150.000 đồng/tấn. Vụ hè thu, ĐBSCL sản xuất khoảng 9,5 triệu tấn lúa. Như vậy, mức chi phí giá thành tăng thêm khoảng 1.425 tỷ đồng.
Một năm làm 3 vụ lúa, ĐBSCL sản xuất ra khoảng 25 triệu tấn lúa. Nếu giảm chi phí giá thành được 200 đồng/kg lúa thì lợi nhuận cho bà con đã tăng thêm 5.000 tỷ đồng, đó là chưa kể tới chuyện giảm tỷ lệ hao hụt, thất thoát trong thu hoạch…
PGS-TS Phạm Văn Dư, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, tập thói quen ghi chép nhật ký đồng ruộng có thể là việc làm không dễ với nông dân, nhưng không ai có thể làm thay được. Việc ghi chép phải trung thực, vì chỉ có trung thực mới đem lại hiệu quả. Do đó, để hình thành thói quen ghi chép cho nông dân, những người không xem việc cày bừa cấy hái là một nghề, cần thời gian nên cần tiến hành càng quyết liệt, càng sớm càng tốt.
Theo Danviet
Gặp Đại biểu 3 lần giơ biển xin tranh luận với Bộ trưởng
Tại phiên chất vấn của Quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường (ngày 13.6), Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) có đến 3 lần tranh luận lại Bộ trưởng. Bên hàng lang Quốc hội, ông có chia sẻ nhanh với Dân Việt.
ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng. (Ảnh: Đàm Duy)
Thưa ông, ông có nhận xét gì về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường?
- Tôi thấy Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã rất cố gắng, mặc dù ông nhận nhiệm vụ Bộ trưởng chưa phải lâu, nhưng nắm bắt tình hình, thực trạng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân chắc. Tuy nhiên, những vấn đề mà ĐBQH cũng như cá nhân tôi đặt ra nếu như chỉ dừng lại ở sự cố gắng mà không có giải pháp, không đề ra các chính sách để tháo gỡ khó khăn trong thực hiện lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp thì chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu đề ra. Và như thế chúng ta sẽ phải tiếp tục những giải pháp mang tính tình thế để xử lý những vấn đề bức xúc, chẳng hạn như "giải cứu" dưa hấu, hành tím, thịt lợn... như thời gian vừa qua.
Không giống như các ĐBQH khác là đặt câu hỏi, ông đã chọn việc giơ biển xin tranh luận với Bộ trưởng, tại sao thưa ông?
- Thực ra tranh luận của tôi cũng chính là câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng. Tuy nhiên ở góc độ tranh luận, tôi cũng như cử tri sẽ được nghe Bộ trưởng, các ĐBQH tranh luận lại để nhìn thấy vấn đề nhiều chiều hơn. Từ đó cũng làm toát lên suy nghĩ của ĐBQH và Bộ trưởng, có những vấn đề còn ý kiến khác, chưa có sự đồng thuận.
Tranh luận của ĐB cũng là kênh để phản biện lại những chính sách, các chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng để làm rõ thêm vấn đề cử tri quan tâm, từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, cũng như xây dựng pháp luật tốt hơn.
Ông có đến 3 lần tranh luận lại với Bộ trưởng, ông có hài lòng với tranh luận lại người đứng đầu ngành nông nghiệp không?
- Thực tế là chưa thực sự hài lòng, bởi vì quỹ thời gian quá hạn hẹp cho nên khi đưa ra vấn đề tranh luận đã không thể đi tới cùng để xử lý nội dung mà ĐBQH cũng như cử tri quan tâm. Chính Bộ trưởng cũng nói không có thời gian để lý giải một cách đầy đủ nhất. Tôi nghĩ, với mức độ trả lời như Bộ trưởng cũng có thể chấp nhận được.
Tranh luận là cách thức giúp cho vấn đề được đánh giá nhiều chiều, giúp hoạt động của Quốc hội sôi nổi hơn, các ĐBQH nên tranh luận nhiều hơn tại cả các phiên chất vấn cũng như thảo luận, thưa ông?
- Nhiệm vụ của Quốc hội là xây dựng pháp luật, giám sát việc thực thi pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Nếu như chúng ta có cơ hội tranh luận thì một chính sách, một quy định đưa ra sẽ được đánh giá nhiều chiều, đó cũng là cơ sở tốt nhất để Quốc hội thể ý chí, nguyện vọng của người dân, để đưa những chính sách vào cuộc sống. Tôi nghĩ cần phải tiếp tục phát huy việc tranh luận, tuy nhiên cũng phải đề ra quy ước trong tranh luận để đảm bảo vấn đề tranh luận được tập trung, thống nhất, tránh việc đi lệch ra vấn đề tranh luận.
"Tôi nghe Bộ trưởng giải thích và trả lời đại biểu Sơn về các căn cứ để lập quy hoạch phát triển đàn lợn thấy chưa thuyết phục. Xuyên suốt các câu trả lời liên quan đến việc quy hoạch giải cứu đàn lợn, tôi thấy vắng bóng vai trò quản lý nhà nước ở đây. Chúng ta cho rằng người sản xuất tự phát, tôi nghĩ cách trả lời thế này chưa thấy được vai trò của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Giả sử quy hoạch lập vào thời điểm đó có căn cứ, có tiêu chí và phù hợp với giai đoạn đấy, nhưng trong cơ chế thị trường có thể có thay đổi thì vai trò quản lý nhà nước dự báo, định hướng, điều chỉnh, quy hoạch như thế nào? Việc cảnh báo cho sản xuất, có chính sách phù hợp để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm này, tôi thấy vắng bóng". Trích tranh luận của ĐB Nguyễn Thanh Hồng
Theo Danviet
Chùm ảnh: Người dân miền Tây xứ Nghệ gánh rau, lúa từ rừng về nhà Những ngày đầu tháng 6 nay, người dân ở xã Châu Thôn, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) hối hả bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu. Trên đôi vai gầy gánh biết bao nhiêu lúa, mùng nhưng khuôn mặt họ vẫn rạng ngời sức sống nơi núi rừng miền Tây xứ Nghệ. Dọc trên con đường vào khu tái...