“Lá chắn” MEADS có giúp Đức hạ gục tên lửa Iskander?
Quân đội Đức đã quyết định thay thế các hệ thống Patriot bằng tổ hợp tên lửa phòng không MEADS nhằm tăng cường khả năng phòng thủ.
Quân đội Đức đã quyết định thay thế các hệ thống Patriot bằng tổ hợp tên lửa phòng không MEADS nhằm tăng cường khả năng phòng thủ.
Mới đây, chính phủ Đức tuyên bố sẽ mua tổ hợp tên lửa phòng không MEADSdo công ty MBDA cùng Lockheed Martin (Mỹ) hợp tác phát triển để thay thế cho các tổ hợp Patriot (Mỹ sản xuất). Giá trị của thương vụ mua sắm này ước tính lên tới 4,5 tỷ USD. Việc mua sắm này của nước Đức diễn ra trong bối cảnh Quân đội Đức chịu nhiều chỉ trích về một số loại vũ khí gặp vấn đề (điển hình là lỗi nghiêm trọng trên khẩu G36).
MEADS (viết tắt của cụm từ Medium Extended Air Defense System) là hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa cơ động được phát triển thay thế tên lửa Patriot. MEADS được phát triển với sự hợp tác của Đức, Italy và Mỹ với khả năng bảo vệ bao quát phạm vi 360 độ chống các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay, UAV và các đạn rocket cỡ lớn (ví dụ đạn pháo phản lự BM-30 Smerch của Nga).
Tổ hợp phòng không – phòng thủ tên lửa MEADS được cấu thành từ 5 thành phần chính gồm: radar điều khiển hỏa lực; radar trinh sát/giám sát; hệ thống điều khiển trung tâm; bệ phóng tên lửa và đạn tên lửa đặt trong hộp.
Video đang HOT
Trong ảnh là hệ thống điều khiển hỏa lực đa chức năng (MFCR) được trang bị radar mạng pha chủ động có thể cung cấp khả năng điều khiển hỏa lực và giám sát cho tới khi radar giám sát tham gia mạng lưới.
Radar giám mạng kiểu mạng pha chủ động quét 360 độ cung cấp khả năng phát hiện mối nguy hiểm trên không như mục tiêu cơ động cao, tín hiệu phản xạ radar thấp gồm: tên lửa đạn đạo tầm ngắn – trung; tên lửa hành trình và các mối đe dọa khác.
Trung tâm tác chiến TOC BMC4I (quản lý chiến trường; kiểm soát; chỉ huy; liên lạc; máy tính; tình báo) – “cơ quan đầu não” của tổ hợp tên lửa MEADS làm nhiệm vụ kết nối các thành phần vào thể thống nhất trong tổ hợp phòng không – phòng thủ tên lửa.
Trong ảnh là bệ phóng tự hành lắp 8 hộp đạn của tổ hợp tên lửa tầm trung MEADS.
Tổ hợp tên lửa MEADS trang bị đạn tên lửa PAC-3 MSE do Mỹ sản xuất, với các cải tiến về tầm bắn cũng như độ chính xác. Nó có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo ở tầm 35km, độ cao 24,2km với tốc độ bay Mach 4,1. Trong khi đó, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander của Nga có tốc độ bay Mach 2,1. Vì thế, PAC-3 MSE hoàn toàn có khả năng đánh chặn được loại tên lửa đặc biệt nguy hiểm của Nga.
Ngoài PAC-3 MSE, người Đức đang nghiên cứu phát triển tên lửa phòng không IRIS-T SL cho MEADS. Đây là biến thể dùng trên mặt đất được phát triển từ tên lửa không đối không IRIS-T.
Tổ hợp phòng thủ tên lửa MEADS có khả năng không vận dễ dàng bằng các loại máy bay vận tải cỡ lớn như A400M mà Đức và nhiều nước châu Âu khác đang sử dụng.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Ả Rập Xê-út bắn hạ tên lửa đạn đạo Scud bằng Patriot
Trong một diễn biến căng thẳng, Ả Rập Xê-út bắn hạ tên lửa đạn đạo Scud do nhóm nổi dậy Houthi ở Yemen phóng.
Trong một diễn biến căng thẳng, Ả Rập Xê-út bắn hạ tên lửa đạn đạo Scud do nhóm nổi dậy Houthi ở Yemen phóng.
Theo tuyên bố của mình, liên minh quân sự do Ả Rập Xê út dẫn đầu cho biết, họ đã bắn hạ tên lửa Scud bằng hai quả tên lửa đất đối không Patriot.
Hệ thống phòng thủ Patriot của Ả Rập Xê-út.
Trước đó, vào sáng sớm ngày 6/6, nhóm nổi dậy Houthi đã phóng quả tên lửa Scud ở thành phố Khamees al-Mushait, tây nam Ả Rập Xê út.
Thành phố Khamees al-Mushait vốn là đại bản doanh của căn cứ không quân lớn nhất ở miền nam Ả Rập Xê-út.
Liên minh các nước vùng vịnh Ả Rập đang tiến hành oanh kích vào các hang ổ của nhóm nổi dậy Houthi kể từ ngày 26/3 dưới sự khẩn cầu của Tổng thống Yemen đương thời là ông Hadi.
Theo một số nguồn tin, Quân đội Yemen sở hữu khoảng 6 bệ phóng tên lửa đạn đạo Scud cùng số lượng đạn không rõ. Có thể, một hoặc nhiều bệ phóng cùng đạn dược đã rơi vào tay phiến quân Houthi.
Thanh Nga (theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
Mỹ thay thế tàu sân bay đóng tại căn cứ Yokosuka Theo Thời báo Hoàn cầu, tàu sân bay năng lượng hạt nhân USS George Washington, vốn đã được triển khai ra khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong 7 năm qua, chuẩn bị trở về Mỹ để bảo dưỡng và thay thế các thanh nhiên liệu. Theo thông tin được đăng tải vào hôm 18-5 trên trang Navy Times, USS George Washington, chiếc...