Lá chắn điện tử bảo vệ tàu chiến Mỹ trước ’sát thủ diệt hạm’
Hệ thống tác chiến điện tử nâng cấp giúp đội tàu chiến Mỹ tăng cường khả năng phòng thủ trước các loại tên lửa diệt hạm của đối phương.
Chiến hạm Nga theo dõi tàu khu trục Mỹ phóng tên lửa vào Syria / Tàu sân bay Mỹ chạm mặt chiến hạm Trung Quốc trên Biển Đông
Cụm ăng ten gây nhiễu của hệ thống AN/SLQ-32. Ảnh: USNI.
Dàn chiến hạm của hải quân Mỹ đang được tích hợp hệ thống tác chiến điện tử nâng cấp AN/SLQ-32(V6). Động thái này hứa hẹn sẽ tăng cường đáng kể năng lực tác chiến điện tử của tàu chiến trước mối đe dọa tên lửa trong tương lai, theo National Interest.
“Nhiệm vụ chủ yếu của các hệ thống tác chiến điện tử trên biển là đánh lừa tên lửa diệt hạm, bảo vệ tàu chiến. Việc tích hợp công nghệ mới sẽ giúp tàu chiến Mỹ đối phó với các mối đe dọa hiện nay và tương lai. Đây là năng lực mới, chưa từng xuất hiện trong 30 năm qua”, Bryan Fox, giám đốc chương trình tác chiến điện tử tại Trung tâm Tác chiến Mặt nước hải quân Mỹ, khẳng định.
Video đang HOT
Theo Bộ chỉ huy Các hệ thống Hải quân Mỹ (NAVSEA), việc nâng cấp hệ thống AN/SLQ-32 được tiến hành theo từng bước từ năm 2002, nằm trong chương trình Cải tiến Tác chiến điện tử Mặt nước (SEWIP). Kể từ đó, dự án này liên tục phát triển các hệ thống tác chiến điện tử mạnh hơn, nhằm bảo vệ tàu chiến trước nhiều mối đe dọa mới như “sát thủ diệt hạm” P-800 Oniks của Nga hay YJ-18 Trung Quốc.
AN/SLQ-32(V)6 là một trong những hệ thống hiện đại hóa quan trọng nhất của SEWIP. Hệ thống này tăng cường khả năng hỗ trợ điện tử (ES) bằng cách lắp thêm một ăng ten và thiết bị thu tín hiệu ES, bổ sung giao diện tác chiến mở, cải thiện khả năng phát hiện và độ chính xác cho hệ thống AN/SLQ-32.
Hải quân Mỹ không tiết lộ số lượng tàu chiến được trang bị hệ thống tác chiến điện tử nâng cấp. AN/SLQ-32 được trang bị cho hầu hết lực lượng tàu mặt nước Mỹ, gồm các tuần dương hạm lớp Ticonderoga, khu trục hạm lớp Arleigh Burke và tàu chiến đấu ven biển (LCS).
Nếu Lầu Năm Góc quyết định nâng cấp đại trà hệ thống AN/SLQ-32 lên chuẩn V6, sẽ có khoảng 117 tàu chiến Mỹ cần trở lại ụ nổi để hiện đại hóa. Nhiều khả năng các tàu khu trục lớp Arleigh Burke Fligh III đang được đóng cũng sẽ được tích hợp hệ thống này.
Duy Sơn
Theo VNE
Mỹ điều tàu sân bay tới cửa ngõ Trung Đông giữa căng thẳng tại Syria
Mỹ đã công bố quyết định điều nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman tới làm nhiệm vụ tại Trung Đông, trong bối cảnh tình hình khu vực nóng lên từng ngày do các diễn biến mới tại Syria.
Tàu sân bay USS Harry S. Truman (Ảnh: Wikipedia)
Theo Hải quân Mỹ, từ ngày 11/4, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman bao gồm tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Normandy, cùng các tàu khu trục USS Arleigh Burke, USS Bulkeley, USS Forrest Sherman và USS Farragut, bắt đầu rời Norfolk, Virginia, Mỹ lên đường thực hiện nhiệm vụ mới ở Trung Đông.
Hải quân Mỹ cho biết 2 tàu khu trục USS Jason Dunham và USS The Sullivans cũng sẽ gia nhập nhóm tác chiến. Ngoài ra, tàu khu trục FGS Hessen của Đức được cho là sẽ cùng tham gia nhiệm vụ lần này.
Đại diện của Hải quân Mỹ Chloe Morgan cho biết việc triển khai nhóm tàu trên được tiến hành theo kế hoạch định trước, nhưng từ chối chia sẻ về ngày mà nhóm tàu sẽ tới khu vực và thời gian làm nhiệm vụ của USS Harry S. Truman tại đây. Nhóm tác chiến sẽ làm nhiệm vụ trong khu vực hoạt động của hạm đội 5 và hạm đội 6 thuộc Hải quân Mỹ. Hạm đội 5 chịu trách nhiệm hoạt động trong khu vực phía tây Ấn Độ Dương và vịnh Ba Tư, còn hạm đội 6 hoạt động ở khu vực Địa Trung Hải.
Trước đó, Wall Street Journal đưa tin rằng Hải quân Mỹ có thể gửi tàu khu trục USS Porter tới hỗ trợ tàu USS Donald Cook đang đóng tại phía đông Địa Trung Hải.
Việc Mỹ điều nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truma tới gần Trung Đông diễn ra trong bối cảnh Washington đang cáo buộc Syria đứng đằng sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Douma. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Nga và Iran dường như đứng sau ủng hộ chính phủ Tổng thống Bashar Assad và cam kết sẽ có quyết định biện pháp đáp trả trong vòng 48h. Ông Trump cũng để ngõ khả năng dùng biện pháp quân sự.
Damascus và Moscow đã kịch liệt bác bỏ các cáo buộc của Mỹ và liên minh. Syria cũng mời các chuyên gia của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học OPCW tới Douma điều tra về vụ việc. Nga cũng đã cử các chuyên gia hóa học tới khu vực và kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có dấu hiệu của một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông Một tàu khu trục của Hải quân Mỹ hôm nay đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông, Reuters dẫn lời giới chức Mỹ cho biết. Tàu khu trục USS Mustin của Hải quân Mỹ (Ảnh: Reuters) Các quan chức giấu tên của Mỹ cho biết, tàu khu...