“Lá bài tẩy” giúp F-35 Mỹ không ngán chiến đấu cơ Nga, TQ
Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 không phải là lựa chọn tối ưu để đối đầu với các tiêm kích hiện đại nhất của Nga, Trung Quốc như T-50, J-20 nhưng không quân Mỹ đã có cách đối phó với các đối thủ đáng gờm này.
Chiến đấu cơ F-35 Mỹ luôn coi J-20 Trung Quốc và T-50 Nga là mối đe dọa đáng gờm nhất.
Theo National Interest, không quân Mỹ đang đẩy mạnh việc phát triển hệ thống công nghệ cao, đóng vai trò như “bộ não”, cung cấp kho dữ liệu về đối phương cho chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35.
Hệ thống này được cập nhật mọi ưu điểm, nhược điểm, năng lực của chiến đấu cơ đối phương, đặc biệt là các mục tiêu nguy hiểm như J-20 Trung Quốc và T-50 PAK FA của Nga.
Được mô tả là “bộ não” của máy bay, hệ thống kết hợp dữ liệu có sẵn với thông tin địa hình, vùng trời và các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực F-35 hoạt động để đề xuất phương án đối phó phù hợp, quan chức không quân Mỹ nói.
“Hệ thống là chìa khóa để chúng tôi tận dụng tối đa năng lực của F-35″, tướng Scott Pleus, Giám đốc Văn phòng Phát triển F-35 cho biết.
Các dữ liệu hiện đang được xây dựng ở phòng nghiên cứu tại căn cứ không quân Eglin ở Florida, Mỹ. Dữ liệu sau đó sẽ được đồng bộ với hệ thống radar cảnh báo sớm để xác định mối đe dọa từ xa mà con người chưa kịp nhận diện.
Trung Quốc lần đầu giới thiệu mẫu chiến đấu cơ thế hệ 5, J-20 hồi đầu năm nay.
Tướng Pleus nói các kỹ sư không quân Mỹ đang đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa hệ thống này vào các chiến đấu cơ F-35 đang hoạt động tại nhiều điểm nóng trên thế giới.
“Chúng tôi đặc biệt tập trung vào dữ liệu của các chiến đấu cơ Nga, Trung Quốc”, ông Pleus nói. Điều này có nghĩa là F-35 sẽ xác định ngay lập tức tiêm kích MiG-29 Nga trong tầm hoạt động của rada.
Video đang HOT
Điều này giúp phi công không cần phải cố gắng xác định xem máy bay cách xa hàng chục km là loại nào, phe ta hay phe địch.
Kết hợp với những loại vũ khí hiện đại nhất trang bị cho chiến đấu cơ Mỹ như tên lửa tầm trung AIM-120 AMRAAM, khả năng F-35 tiêu diệt mục tiêu ngay lập tức là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, việc cải thiện khả năng nhận diện mục tiêu cũng giúp phi công lái F-35 nắm rõ bước đi tiếp theo của đối phương khi buộc phải không chiến ở cự ly gần.
T-50 Nga được kỳ vọng sẽ xóa bỏ vị thế thống trị bầu trời của Mỹ.
Đại tá phi công Mỹ John Boyd nói đây là chiến lược ODDA – quan sát, định hướng, quyết định và hành động.
Sự trợ giúp của máy tính sẽ giúp phi công lái F-35 nhanh chóng đưa ra phương án khi phải đối đầu kẻ thù ở cự ly gần, tạo ra lợi thế đáng kể và tung đòn quyết định kết liễu đối phương.
Tướng Pleus nói các dữ liệu sẽ được cập nhật và tải lên các chiến đấu cơ F-35 thường xuyên để đối phó với mối đe dọa mới, ngay khi không quân Mỹ nhận được tin tình báo.
Không quân Mỹ kỳ vọng điều này có thể giúp F-35 đánh bại các chiến đấu cơ hiện đại nhất của Nga, Trung Quốc.
Trước đây, giới chuyên gia quân sự đánh giá F-35 không có cách nào đánh bại được chiến đấu cơ thế hệ 4 , Su-35 của Nga chứ chưa nói đến các tiêm kích thế hệ 5 chuyên không chiến.
Theo Danviet
Chiến đấu cơ Nga, TQ "áp đảo" trên bầu trời châu Âu
Nga và Trung Quốc thách thức vị thế thống trị bầu trời của phương Tây bằng các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới, buộc Mỹ và đồng minh phải nghiên cứu các phương án nâng cấp và chế tạo máy bay mới
Tiêm kích Sukhoi T-50 của Nga.
Hơn 2 thập kỷ qua, chiến đấu cơ Mỹ và đồng minh châu Âu hầu như thống trị bầu trời. Nhưng ngày nay, vị thế này đang bị lung lay dữ dội khi Nga và Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào các loại vũ khí mới, thách thức ưu thế đó, đe dọa dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới.
Việc nâng cấp trang thiết bị vũ khí diễn ra trong bối cảnh Moscow tăng cường phô trương sức mạnh tại các điểm nóng trên thế giới như Đông Âu và Trung Đông còn Bắc Kinh là ở Biển Đông
"Thách thức lớn nhất đối với không quân Mỹ là sự lớn mạnh của các đối thủ tiềm tàng với năng lực quân sự hiện đại", Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, tướng David Goldfein phát biểu hồi tháng 6.
Hai tháng sau đó, Mỹ tuyên bố tiêm kích F-35 đã sẵn sàng chiến đấu với khả năng thực hiện các cuộc tấn công chính xác. Đây là dấu ấn của quân đội phương Tây kể từ chiến dịch ném bom của NATO ở Bosnia vào những năm 1990.
Tiêm kích F-22, vốn được coi như Ferrari trên bầu trời chỉ mới được đưa vào thực chiến những năm gần đây. Được thiết kế với khả năng bắn hạ đối phương khi đang bay với vận tốc nhanh gấp hai lần âm thanh, F-22 gần đây còn được biến đổi thành máy bay ném bom và thu thập thông tin tình báo bên trên lãnh thổ đối phương.
Chiến đấu cơ Su-35 Nga đang thể hiện ưu thế vượt trội trên chiến trường.
Hơn ba phần tư phi đội chiến đấu cơ còn lại của Mỹ đã xuất hiện từ thập niên 70. Không quân Mỹ đã sử dụng F-15 từ năm 1975. Còn máy bay chiến đấu F-16 đi vào hoạt động từ năm 1979, F/A-18 được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1978.
Những máy bay "đã có tuổi" này vẫn là xương sống trong đơn vị quân đội nhiều quốc gia đồng minh châu Á và châu Âu, bên cạnh Rafale của Pháp và Eurofighter.
Trong khi đó, Nga có kế hoạch đưa vào sử dụng chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên, mang tên PAK FA (T-50) vào năm 2018. Máy bay thế hệ 5 hai động cơ này được thiết kế hoạt động linh hoạt và trang bị các thiết bị điện tử tối tân nhằm phát hiện chiến đấu cơ đối phương từ khoảng cách xa. Nga cũng đã triển khai các máy bay chiến đấu Su-34 và Su-35 tối tân nhất tới Syria.
Trung Quốc vốn phải phụ thuộc vào thiết kế của Nga từ những máy bay cũ cho đến máy bay chế tạo nhờ mua bản quyền. Nhưng nước này cũng bắt đầu thay đổi với các dự án riêng. Bản đánh giá thường niên sức mạnh quân đội Trung Quốc được Lầu Năm Góc công bố nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh "đang nhanh chóng lấp dần khoảng cách năng lực với các lực lượng không quân phương Tây".
Chiến đấu cơ J-31 Trung Quốc trông khá giống với F-35 Mỹ.
Điển hình là chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc được thiết kế giống với F-22 của Mỹ. J-20 đã bay thử nghiệm vào năm 2011 nhưng đến nay chưa được đưa vào biên chế. Chỉ một năm sau, Bắc Kinh bắt đầu cho thử nghiệm mẫu FC-31 gần giống với F-35 của Mỹ.
Hiện tại, các máy bay tàng hình của Mỹ vẫn giữ vị thế số 1 trong khi Nga và Trung Quốc vẫn còn đang tập trung phát triển. Nhưng không chỉ chiến đấu cơ tạo ra mối lo ngại. Bắc Kinh và Moscow cũng tập trung phát triển các hệ thống phòng không tối tân. Nga khẳng định tên lửa S-400 đủ sức bắn hạ máy bay đối phương ở khoảng cách lên tới 380 km, gấp đôi tầm bắn của phiên bản trước đó.
Hồi tháng 8, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đưa S-400 tới bán đảo Crimea. Ngoài ra, Moscow cũng đang rao bán hệ thống phòng không mới cho đối tác nước ngoài. Trung Quốc hồi đầu năm nay ngang nhiên triển khai hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 tới quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Mặc dù trước phán quyết của Tòa Trọng Tài thường trực, Bắc Kinh đã rút các hệ thống phòng không này.
Chiến đấu cơ F-35b áp sát máy bay tiếp nhiên liệu KC-130J ngày 1.7.2016.
Đối phó với những mối đe dọa mới, Lầu Năm Góc đang phân tích yêu cầu chiến đấu, để đưa ra những gợi ý cụ thể về tên lửa tầm xa hoặc các vũ khí có thể giúp máy bay Mỹ tấn công mục tiêu ở ngoài phạm vi nguy hiểm.
Trong giai đoạn dài hạn đến năm 2035, không quân và hải quân Mỹ muốn đưa ra kế hoạch thay thế các mẫu chiến đấu cơ cũ bằng máy bay chiến đấu thế hệ mới hiện đại hơn. Các công ty quốc phòng lớn như Lockheed Martin và Northrop Gruman đã bắt đầu phác thảo bản vẽ chiến đấu cơ của tương lai. Việc tái sản xuất tiêm kích F-22 với hệ thống tác chiến điện tử mới cũng đang được cân nhắc.
Bộ Quốc phòng Anh nhấn mạnh nước này đã có kế hoạch nâng cấp kỹ thuật để sáng ngang với Mỹ và Pháp. Theo đó, Anh sẽ mua chiến đấu cơ F-35 của Mỹ. Đức cũng muốn thay thế lực lượng máy bay chiến đấu lỗi thời Tornado, vốn đã hoạt động 37 năm qua.
Pháp cũng đang có kế hoạch thiết kế máy bay mới và nâng cấp phi đội Rafale để có thể chiến đấu hiệu quả trước các mối đe dọa gia tăng.
Theo Danviet
Phi công Mỹ: F-35 "xơi tái" chiến đấu cơ Nga, Trung Quốc Phi công lái chiến đấu cơ F-35 tự tin nói tiêm kích tàng hình Mỹ sẽ đánh bại bất cứ đối thủ nào trên thế giới, dù là các máy bay tàng hình thế hệ 5 của Nga hay Trung Quốc. Tiêm kích tàng hình F-35 trang bị tên lửa AIM-9X. Tiêm kích tàng hình F-35 có khả năng sử dụng hệ thống...