Kyoto – nơi lưu giữ ký ức Nhật Bản xưa
Nếu bạn muốn ngắm nhìn nước Nhật thuở xa xưa, cố đô Kyoto sẽ đưa bạn về những quá khứ bình yên, cảnh đẹp vượt thời gian của xứ Phù Tang.
Thủ đô văn hóa của Nhật Bản
Kyoto từng là thủ đô của xứ sở mặt trời mọc khoảng 11 thế kỷ. Vì thế, thành phố được coi là thủ đô văn hóa và luôn nằm trong danh sách những địa điểm đông khách nhất xứ sở hoa anh đào. Kyoto sở hữu rất nhiều đền thờ Phật giáo, đền thờ Thần đạo được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Nổi bật trong số đó là cung điện hoàng gia Kyoto, chùa Kiyomizu-dera, chùa dát vàng Kinkaku-ji hay đền thờ Fushimi-Inari-taisha, nơi có hàng nghìn cổng Torii dẫn thẳng lên đỉnh núi.
Ngoài những ngôi chùa, Kyoto còn có một thỏi nam châm hút khách du lịch là rừng tre Arashiyama. Đây là nơi rất nhiều người Nhật nói rằng “nếu tôi không biết phải đi du lịch ở đâu thì cứ tới Arashiyama”. Những địa điểm được liệt kê ở trên phần lớn thời gian trong năm đều kín đặc khách du lịch. Tuy nhiên, là một thành phố đẹp ở mọi góc cạnh, bạn không nhất thiết phải tới những địa điểm du lịch để nuôi dưỡng tình yêu với Kyoto.
Video đang HOT
Thành phố “không góc chết”
Những người sống ở Kyoto nói với khách phương xa rằng, thành phố của họ cứ mỗi năm lại xuất hiện thêm một điểm du lịch mới. Lý do là Kyoto có quá nhiều khu vực đẹp được phát hiện bởi du khách và cùng với thời gian, dần trở thành điểm du lịch. Nổi bật nhất là khu vực được gọi là “con đường triết gia”. Đây đơn thuần chỉ là một khu dân cư nằm dọc kênh đào nhỏ, thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp thơ mộng, yên bình. Con đường triết gia đẹp cả 4 mùa. Vào mùa xuân, hoa anh đào nở tưng bừng khắp nơi.
Những chiếc cầu nhuốm màu thời gian bắc ngang kênh hòa chung sắc hoa tạo thành cảnh tượng như thiên đường. Vào mùa thu, lá đỏ nở rộ. Mùa hạ trong lành, mát mẻ, ve kêu râm ran. Vào mùa đông có tuyết rơi, tạo nên cảnh đẹp man mác buồn.
Kyoto về đêm
Cuộc sống về đêm ẩn sâu trong những con ngõ từ lâu đã trở thành điểm nhấn của Nhật Bản. Nhưng khác với vẻ hiện đại và sôi động của Tokyo, màn đêm buông xuống, những chiếc đèn lồng được thắp sáng khiến cho Kyoto trở nên đặc biệt cổ kính, sâu lắng về đêm.
Cách người dân Kyoto tạo nên sự sôi động cho các khu phố ăn chơi về đêm cũng rất khác với những thành phố lớn còn lại ở Nhật. Họ trầm lắng hơn, thong dong hơn, sâu lắng hơn. Những cặp đôi dắt tay nhau đi xuyên qua các con ngõ để chọn một nhà hàng hay đơn giản là những nhóm thanh niên ngồi trên các thảm cỏ xanh mướt để nhấm nháp đồ ăn tạo nên một bầu không khí rất riêng của Kyoto, không lẫn với bất kỳ nơi nào trên dải đất Nhật Bản.
Về Huế tìm nơi lưu giữ dấu ấn triều đại vàng son
Vùng đất cố đô lưu giữ nhiều kiến trúc cổ với niên đại nghìn năm thu hút du khách ghé thăm để tìm lại một thời đã qua.
Ôm vào lòng chiều dài lịch sử dân tộc, cố đô Huế mang trong mình sự bình lặng vốn có của một miền di sản thiêng liêng. Du khách đến Huế không chỉ thưởng thức cảnh đẹp lãng mạn, thơ mộng mà còn muốn tìm hiểu về những vết tích còn lại của Đại Nội Huế, chốn cung đình xưa cũ của triều đại cuối cùng ở Việt Nam.
Nằm bên dòng sông Hương, nơi đây là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế, được UNESCO công nhận Di sản Văn hoá Thế giới. Tới đây, bạn sẽ tìm thấy nhiều dấu ấn đặc sắc của triều đình nhà Nguyễn từ hàng trăm năm trước.
Đại Nội Huế bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc). Là công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam, Đại Nội Huế có quá trình xây dựng kéo dài 30 năm với hàng vạn người thi công cùng hàng loạt các công việc như lấp sông, đào hào, đắp thành...
Khối lượng đất đá xây dựng được ước tính hàng triệu mét khối. Trải qua bao thăng trầm và biến cố, công trình kiến trúc Đại Nội Kinh thành Huế vẫn còn vẹn nguyên và trở thành điểm du lịch hút khách hàng đầu của miền đất cố đô.
Lăng tẩm các vị Hoàng đế là nơi bạn nên đặt chân đến một lần để cảm nhận sự uy nghiêm một thời kỳ. Tới lăng Khải Định, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh.
Lăng Minh Mạng, còn gọi là Hiếu lăng, do vua Thiệu Trị cho xây dựng từ năm 1840-1843 để chôn cất vua cha Minh Mạng. Lăng nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng. Đây là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km.
Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị. Trong quần thể công trình kiến trúc này, nơi chôn cất vua Tự Đức ở một thung lũng hẹp, nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên Vạn Niên Cơ, sau đó đổi thành Khiêm Cung.
Sau khi vua Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng. Công trình có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
Đến với Huế, bạn sẽ được quay ngược quá khứ, lạc vào chốn cung đình cổ xưa, tìm về giá trị nhân văn và lắng lại một thời đại lịch sử vàng son đúng nghĩa.
Ghé thăm làng hương Thủy Xuân - Nơi lưu giữ nét đẹp con người cố đô Ngôi làng xinh đẹp nằm ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh lúc nào cũng tấp nập du khách thập phương đến tìm hiểu về nghề làm hương. Làng hương Thủy Xuân nằm cách trung tâm thành phố Huế hơn 7km về hướng Tây Nam, trên tuyến đường du lịch đi lăng Tự Đức. Nếu ai đã từng đặt chân đến đồi Vọng...