“Kỹ xảo 5 xu” biến đồ ăn giả, ôi thiu thành đặc sản trong phim
Người xem bị lừa về thị giác khi chứng kiến các món ăn từ sơn hào hải vị cho đến chiếc bánh bao đều rất chân thực, hấp dẫn bởi kỹ xảo trong phim Trung Quốc.
Nhiều bộ phim của điện ảnh Hoa ngữ luôn xuất hiện cảnh ăn uống của các nhân vật. Trong đó các món ăn từ bình dị như bánh bao, màn thầu cho đến yến tiệc hoàng cung bày la liệt đủ thứ sơn hào hải vị đều khiến khán giả hoa mắt.
Thế nhưng không ít người xem quan tâm liệu các món ăn đó là thật hay giả? Chúng ta cùng khám phá kỹ xảo chế tác ẩm thực của giới làm phim Hoa ngữ trong bài viết dưới đây.
Dù đoàn phim lớn hay nhỏ, vấn đề kinh phí luôn được đặt lên hàng đầu, do đó phần lớn cảnh ăn uống người xem thấy trên màn ảnh đều là… đồ nhái.
Cảnh phim Triệu Lệ Dĩnh ăn bánh bao giả từng bị cư dân mạng chê cười
Ví dụ hình ảnh chiếc bánh bao trong phim Hoa thiên cốt mới đây thực chất là kỹ xảo 5 xu vì được ghép vào đầu đũa của cô nàng Tiểu Cốt (Triệu Lệ Dĩnh). Ấy vậy nhưng tài diễn xuất của cô nàng thực sự khiến khán giả thán phục.
Nôn ọe vì đồ ăn thiu
Cho dù hiếm hoi có đoàn phim sử dụng đồ ăn thật đi chăng nữa thì diễn viên cũng không được ăn một cách dễ dàng và ngon lành.
Cảnh yến tiệc trong phim
Theo Toutiao tiết lộ nguồn tin rò rỉ từ nhiều diễn viên thừa nhận, thức ăn sử dụng làm đạo cụ cho các đoàn phim thường bị ôi thiu nhưng họ vẫn phải cắn răng nuốt dù thực tế muốn buồn nôn. Do đó sau khi quay xong các diễn viên thường mau chóng chạy vào nhà vệ sinh để nôn ra cho bằng sạch.
Theo anh Tôn, chuyên gia “đạo cụ sống” của một đoàn phim nói với Sohu: “Đạo cụ đều được chuẩn bị trước, khi quay sẽ được đưa vào theo từng phân cảnh và không bị rối. Ví dụ cảnh hôm nay diễn viên được ăn trứng gà muối, thịt lợn, cá sống thì tôi phải chuẩn bị từ trước để mang đến phim trường”.
Do vậy vấn đề nảy sinh là cá tươi mùa từ sáng sớm đến chiều tối mới quay chắc chắn sẽ biến chất. Trong khi đó diễn viên không thể không ăn.
Lưu Đức Hoa ăn chân gà ôi thiu
Video đang HOT
Lưu Đức Hoa từng gặp phải trường hợp này khi quay cảnh ăn chân gà thiu và nôn ọe ngay sau đó trong bộ phim Thám tử mù. Được biết chân gà được mua từ 10h sáng ngày hôm đó và phải đến 5h chiều mới quay và nhanh chóng bị ôi.
“Tôi nhìn đạo diễn đầy oán hận nhưng ông vẫn yêu cầu tôi ăn nên tôi buộc phải ăn và còn giả vờ ra vẻ ăn rất sung sướng. Đen là ở chỗ cảnh quay đó phải thực hiện 3 giờ đồng hồ mới hoàn thành, đến nỗi giờ tôi thấy chân gà là phát ọe”, Lưu Đức Hoa nhớ lại cho biết.
Sử dụng đồ ăn giả bằng chất dẻo
Phần lớn đồ ăn đều là giả
Lại có không ít đoàn phim sử dụng đồ ăn giả khiến nhiều người liên tưởng đến những gói mì ăn liền bắt mắt cùng dòng chữ: Hình ảnh chỉ mang tính minh họa.
Tất nhiên có thể thông cảm bởi trong nhiều bộ phim cổ trang thường xuất hiện những buổi yến tiệc với la liệt các món sơn hào hải vị. Nếu sử dụng kỹ xảo chắc chắn sẽ khiến hình ảnh kém chân thực và tự nhiên. Do vậy thức ăn giả hoặc đồ ăn thật nhưng bị ôi thiu là điều không thể tránh khỏi.
Ví dụ trong phim Chân Hoàn truyền kỳ không chỉ nổi tiếng với những màn đấu đá hậu cung mà còn ở những bữa yến tiệc cung đình sa hoa, bắt mắt. “Thực tế thịt gà, vịt, cá, bò đều là giả hết”, diễn viên Đào Hân thủ vai An Lăng Dung trong phim tiết lộ.
“Các món chủ lực phần lớn là đạo cụ mà thôi”, một chuyên gia từ công ty đạo cụ phim chia sẻ với Yule. Nguyên nhân cũng bởi thời gian quay phim mất rất nhiều thời gian nên nếu sử dụng đồ ăn thật sẽ nhanh bị ôi thiu, màu sắc thức ăn cũng đổi khác. Do đó những đạo cụ đồ ăn thức uống đều được gia công vô cùng giống thật.
Đào Hân còn tiết lộ thêm, đạo cụ thức ăn nhiều khi khiến đoàn phim dở khóc dở cười: “Có cảnh tôi phải gắp món cho hoàng thượng nhưng vì chuyên gia đạo cụ không nói rõ, con tôm giống y như thật nên Trần Kiện Bân cho ngay vào miệng nhai rồi đột nhiên… khựng lại. Anh ấy bảo tí thì gẫy hết răng, may mà con tôm làm bằng nhựa”.
Trường hợp Đào Hân và Trần Kiện Bân gặp phải là điều dễ hiểu bởi thức ăn nhiều khi được đoàn phim sử dụng lẫn lộn giữa thật và giả: “Nửa nọ nửa, nếu là một bàn tiệc lớn thì chắc chắn đều là giả hết đấy”.
Theo một nhân viên truyền thông tại phim trường Hoành Điếm là ông Châu tiết lộ với tờ Sohu khẳng định, phần lớn cảnh yến tiệc trong các bộ phim Hoa ngữ đều chỉ quay cảnh bàn ăn và diễn viên không được phép đụng đũa bát bởi những cảnh quay này thức ăn trên bàn đều là đạo cụ.
“Những cá, thịt ngon mắt đều làm từ chất dẻo hết. Ban đầu tạo hình xong sơn màu lên. Ví dụ cà chua nhuộm màu đỏ, gà quay nhuộm màu vàng đất và nhìn vô cùng giống thật”, ông Châu nói.
Theo Danviet
Báo động việc lạm dụng diễn viên đóng thế trên màn ảnh Hoa
Angelababy nhận cát-xê lên tới 265 tỉ đồng nhưng hiếm khi xuất hiện trên trường quay.
Là một phần tất yếu trong đoàn phim nhưng công việc của các diễn viên đóng thế chưa thực sự được nhiều người biết đến. Từ những cảnh võ thuật mạo hiểm cho đến nhiệm vụ nhỏ như đóng thế thế tay, chân, tóc, mũi... đều tràn ngập tình tiết độc đáo và thú vị trong hậu trường. Loạt bài viết Muôn nẻo chuyện đóng thế và nghề độc nhất vô nhị sẽ giúp độc giả hiểu hơn về loại hình này cùng bí mật sau các cảnh quay hoàn hảo trên phim.
Nguồn cơn khiến diễn viên lười biếng
Cách đây không lâu, một nhân viên đoàn phim Cô phương bất tự thưởng (dự kiến ra mắt trong năm 2017) đã tiết lộ, nữ diễn viên chính của đoàn phim là Angelababy không bao giờ xuất hiện trên phim trường, thay vào đó là diễn viên đóng thế. Người này phải thay bà xã Huỳnh Hiểu Minh đóng phim, đọc lời thoại, thậm chí quay đặc cảnh gương mặt...
Angelababy nhận cát-xê lên tới 265 tỉ đồng nhưng chỉ hoàn thành một nửa trách nhiệm.
Thông tin trên khiến cư dân mạng vô cùng sửng sốt và chỉ trích Angelababy nhận cát-xê cao nhưng không làm đúng phận sự của một người diễn viên. Được biết trong phim này người đẹp nhận cát-xê lên tới 80 triệu NDT (265 tỉ đồng).
Để xác minh thông tin, phóng viên đã liên hệ đến đoàn phim và được biết, Angelababy vì quá bận rộn nên buộc phải sử dụng diễn viên đóng thế.
"Các hoạt động của nữ chính (Angelababy) quá nhiều. Trong hai tháng 5 và 6 vừa qua cô chỉ quay được tổng cộng 30 ngày. Những ngày còn lại đều phải sử dụng diễn viên đóng thế", nhân viên đoàn phim tiết lộ.
Vì quá bận rộn, các diễn viên thường dùng diễn viên đóng thế cho các cảnh quay không rõ mặt
Người này cho biết thêm, nam chính của phim là Chung Hán Lương chỉ quay trong hai tháng 5 và 6, còn tháng 7 anh phải quay bộ phim khác. Do đó thời gian quay chung của nam nữ diễn viên chính không được quá một tháng.
Việc sử dụng diễn viên đóng thế hay không và sử dụng đến mức độ nào, số lượng diễn viên đóng thế bao nhiêu là đủ... đều là những yếu tố không phải do diễn viên quyết định.
Ông Lý - người từng phụ trách quay các phim cổ trang ăn khách như Mị Nguyệt truyệnvà Chân Hoàn truyền kỳ cho biết: "Những phim cổ trang đều là tác phẩm kinh phí lớn. Trước đây một đạo diễn là đủ nhưng giờ đây phải cần đến 3 - 4 tổ đạo diễn cùng thực hiện".
Nam nữ diễn viên chính cũng chỉ có hai người. Đoàn phim cũng bị giới hạn thời gian, kinh phí... Thời gian gấp gáp, diễn viên không thể tự mình đảm nhận hết mọi việc, sử dụng diễn viên đóng thế được bao nhiêu thì cố tận dụng bấy nhiêu, như vậy đoàn phim cũng tiết kiệm được khá nhiều tiền.
Sử dụng diễn viên đóng thế, vấy bẩn đạo đức nghề nghiệp
Trong làng điện ảnh Trung Quốc hiện nay, đặc biệt đối với thể loại phim cổ trang thần tượng đang tồn tại hai vấn đề: Những ngôi sao thần tượng nhận cát-xê cao nhưng diễn xuất dở, bị công chúng "ném đá" dữ dội. Một phía khác là diễn viên đóng thế ngày càng xuất hiện nhiều. Họ gần như đảm nhiệm phần lớn các cảnh quay của một diễn viên thực sự.
Thậm chí, các ngôi sao còn nhờ người đóng thay cảnh phải đọc thoại dài
Trước những vấn đề trên, nhiều luồng ý kiến trái chiều được cư dân mạng Trung Quốc bàn tán xôn xao. Theo tổng hợp của trang Sohu, trên weibo của biên kịch nổi tiếng Uông Hải Lâm mới đây tiết lộ về hiện tượng "nhắc lời thoại".
Uông nhận định: "Ngành điện ảnh cần phải chấn chỉnh và cấm tiệt thể loại nhắc lời thoại. Người diễn viên không thể diễn nổi vai của mình thì còn gọi gì là diễn viên? Các nhà sản xuất cho phép nhắc lời thoại chính là hành vi vô đạo đức".
Rất hiếm những nghệ sỹ chân chính, dũng cảm từ chối sử dụng diễn viên đóng thế
Biên kịch Uông lấy ví dụ ở Hollywood không bao giờ sử dụng người nhắc lời thoại. Ông lấy ví dụ bộ phim Cloud Atlas có cảnh tài tử Tom Hanks vào vai xác ướp, phải nằm trên mặt đất hàng tiếng đồng hồ nhưng không sử dụng diễn viên đóng thế.
Trả lời trang tin Sohu, Uông Hải Lâm thừa nhận, nhắc lời chính là việc làm ẩu, làm bừa: "Yêu cầu cơ bản đối với một diễn viên là phải tự thuộc lời thoại của mình để cảm nhận tối đa hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật. Anh nhận cát-xê cao như vậy mà không diễn cũng không tự đọc lời thoại, đó chính là vấy bẩn đạo đức nghề nghiệp".
"Diễn viên mà không diễn thì khác nào nhà báo cũng không viết báo, bác sĩ không khám bệnh. Xã hội này như thế thì loạn chắc?", ông Uông chỉ trích.
Ngay như 1 diễn viên táo bạo như Trương Bá Chi cũng có lựa chọn an toàn
Cũng có ý kiến cho rằng nghề đóng thế còn tồn tại là nhờ tính hợp lý nhất định của nghề. Theo biên kịch Hải Phi từ đoàn phim Con chim se sẻ cho biết: "Diễn viên cần phải ngâm cứu và nung nấu, trăn trở với kịch bản, phải thuộc lời thoại nên rất khó làm tròn hết mọi việc. Trong những cảnh quay từ xa hoặc cảnh hành động có thể giao cho diễn viên có khả năng võ thuật chuyên nghiệp. Việc phân công hợp lý sẽ cho hiệu quả bất ngờ", ông chia sẻ.
Về vấn đề đạo đức nghệ thuật, ông Lý từ đoàn phim Mị Nguyệt truyện cho rằng, các ngôi sao lên mặt làm chảnh hoặc tự cao cũng là điều nhức nhối: "Song với nhưng đoàn phim có thực lực và chân chính thường rất hiếm xảy ra tình trạng trên. Ví dụ tôi ở đoàn phim của đạo diễn Trịnh Hiểu Long hay Trần Khải Ca và không bao giờ gặp trường hợp diễn viên lên mặt kênh kiệu. Ở đó đạo diễn và diễn viên đều nhiệt huyết và hăng say lao động".
Lưu từng đóng thế cho Lương Triều Vỹ.
Nói về hiện tượng diễn viên lạm dụng cascadeur, tờ Sohu dẫn lời một diễn viên gạo cội từng căn dặn anh Lưu, người từng đóng thế cho nhiều sao nam tên tuổi như Lương Triều Vỹ, Cổ Cự Cơ...: "Mỗi người đều phải cố gắng hết mình. Bạn không học hành, không tự nâng cao kỹ năng bản thân thì sớm muộn gì cũng bị đào thải, không ai mời bạn đóng phim đâu".
Thật vậy, nếu không có thực lực, chỉ dựa dẫm vào người khác chắc chắn sự nghiệp của diễn viên đó sẽ không được bền lâu.
Cùng với tốc độ phát triển nhanh và mạnh của nền điện ảnh Hoa ngữ, nghề diễn viên đóng thế càng lúc càng nhiều "đất dụng võ" các bạn trẻ theo đuổi. Đó chính là một trong số nguyên nhân gián tiếp khiến sao Hoa trở nên lường biếng, ỷ lại. Mời độc giả đón xem kỳ cuối: Muôn vàn lý do khiến sao Hoa lười biếng cậy nhờ diễn viên đóng thế vào trưa thứ 4 (12/10)!
Theo Long Hy (Dân Việt)
Nỗi khổ máu rơi, tủi nhục của diễn viên đóng thế Trung Quốc Những cảnh mạo hiểm như cháy nổ, đu dây hay đóng thế khỏa thân với cascadeur là "chuyện cơm bữa". Là một phần tất yếu trong đoàn phim nhưng công việc của các diễn viên đóng thế chưa thực sự được nhiều người biết đến. Từ những cảnh võ thuật mạo hiểm cho đến nhiệm vụ nhỏ như đóng thế thế tay, chân,...