Kỳ vọng về kháng thể chống Covid-19
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học The New England (Mỹ) cho thấy hơn 90% bệnh nhân Covid-19 đã phục hồi ở Iceland có thể duy trì kháng thể lên đến 4 tháng.
Nghiên cứu được công bố hôm 1-9 dựa trên nguồn dữ liệu từ Iceland trong việc tìm kiếm sự hiện diện của các kháng thể trong hơn 30.000 mẫu máu được lấy từ 3 nhóm gồm những người nhiễm, những người tiếp xúc với các ca nhiễm và đối tượng chưa từng nhiễm. Dựa trên kết quả, ước tính khoảng 1% dân số Iceland đã bị nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Trong số 1.215 người nhiễm được xác định thông qua xét nghiệm PCR, 91% bệnh nhân có mức kháng thể tăng trong 2 tháng đầu tiên, sau đó giảm xuống.
Theo hãng tin Reuters, ông Kari Stefansson, Giám đốc điều hành Công ty deCode Genetics – đơn vị thực hiện nghiên cứu, cho biết phát hiện mới có thể tác động đến nguy cơ tái nhiễm và độ bền của vắc-xin. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu kháng thể ở những bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục có thể bảo vệ họ không bị tái nhiễm hay không.
Lọ vắc-xin ngừa dịch Covid-19 do Công ty CanSino (Trung Quốc) đồng phát triển Ảnh: Reuters
Trong khi đó, cuộc đua phát triển vắc-xin ở các nước đang vào giai đoạn nước rút. Căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và Canada cùng với những hoài nghi về hiệu quả của ứng viên vắc-xin tiềm năng Ad5-nCoV thuộc Công ty Dược phẩm CanSino (Trung Quốc) đã khiến quá trình phát triển loại vắc-xin này chậm lại so với các đối thủ. Canada mới đây tuyên bố hủy kế hoạch hợp tác thử nghiệm Ad5-nCoV, một trong những ứng viên hàng đầu trong việc phát triển vắc-xin ngừa Covid-19 trên toàn thế giới.
Đối với CanSino, sự hợp tác quốc tế là rất quan trọng vì các thử nghiệm giai đoạn cuối đòi hỏi phải thực hiện trên quy mô lớn tại nơi có dịch Covid-19 đang hoành hành. Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1-9 cho biết sẽ không tham gia nỗ lực hợp tác quốc tế để phát triển và phân phối vắc-xin vì không muốn bị hạn chế bởi các nhóm đa phương như Tổ chức Y tế thế giới.
Đánh giá đúng kết quả xét nghiệm Covid-19
Những ngày gần đây, người dân khá lo lắng trước các thông tin về kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính rồi dương tính, dương tính rồi âm tính, cho ra viện lại dương tính trở lại...
Lý giải khoa học cho những tình huống này như thế nào?
Video đang HOT
Xét nghiệm rất quan trọng
Trong y khoa, sau khi hỏi và thăm khám với 4 thủ pháp cơ bản là nhìn, sờ, gõ nghe để có hướng về căn bệnh, bác sĩ phải dựa vào các thủ pháp cận lâm sàng khác để xác định bệnh, rồi từ đó chọn ra liệu pháp điều trị thích hợp.
Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm là công cụ quan trọng nhất, vì không chỉ để xác định chẩn đoán, mà còn để theo dõi, dự phòng.v.v...
Trong đại dịch COVID-19, có hai nhóm kỹ thuật xét nghiệm để phát hiện sự hiện diện của SARS-CoV-2 là: (1) phát hiện vật liệu di truyền ARN của nCoV, và (2) phát hiện các kháng thể miễn dịch của cơ thể với virus này.
Xét nghiệm PCR: phát hiện vật liệu di truyền của SARS-CoV-2
PCR (Polymerase Chain Reaction) là các kỹ thuật phân tử giúp khuếch đại một đoạn gene ARN, giúp phát hiện sự có mặt của virus. Mẫu bệnh phẩm thường dùng nhất là dịch họng mũi họng hầu. Với bệnh nhân bị viêm phổi, ngoài hai loại dịch kể trên, một số loại dịch tiết ở đường hô hấp dưới như đờm, dịch rửa phế quản...
RT-PCR là xét nghiệm phân tử hiện đại nhất hiện nay. Xét nghiệm PCR cho phép chúng ta xác định sự hiện diện của SARS-CoV-2 với một vài mẫu gene acid nucleic, một mảnh "xác chết", chứ không cần sự hiện diện của cả con virus đang sống.
Xét nghiệm máu: phát hiện các kháng thể chống SARS-CoV-2
Bên cạnh xét nghiệm sinh học phân tử PCR phát hiện RNA của virus, còn có các loại xét nghiệm huyết thanh học khác để phát hiện các kháng thể chống SARS-CoV-2 như IgM, IgA, IgG hoặc tổng số kháng thể trong máu đã được nghiên cứu, phát triển.
Vì kháng thể được tổng hợp, hình thành theo thời gian bị nhiễm bệnh, và khả năng miễn dịch của người bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, SARS-CoV-2 kích thích tổng hợp kháng thể ở bệnh nhân khoảng 7 đến 11 ngày sau khi nhiễm virus. Do đó, các xét nghiệm phát hiện kháng thể không hữu ích trong giai đoạn bệnh lý cấp tính.
Độ nhạy Se, và độ đặc hiệu Sp của một xét nghiệm
Để đánh giá chất lượng một xét nghiệm, các nhà chuyên môn dựa vào hai yếu tố: (1) cho phép phát hiện SARS-CoV-2 với một nồng độ hiện diện rất thấp, và (2) không nhầm lẫn SARS-CoV-2 với một loại coronavirus tương tự. Nghĩa là các xét nghiệm tìm SARS-CoV-2 này phải đạt hai chỉ tiêu lý tưởng:
Có độ đặc hiệu (specificity Sp) đến 100% và sai số dương giả là 0%, tức là chỉ cho kết quả dương khi thật sự là SARS-CoV-2, và không cho dương giả với các coronavirus khác.
Có độ nhạy (sensibility Se) đến 100% và sai số âm giả là 0%, tức là có thể phát hiện rất sớm trong giai đoạn virus SARS-CoV-2 mới xâm nhập, và không hề bỏ sót tức là cho kết quả âm tính giả.
Trong thực tế, không thể có xét nghiệm lý tưởng, vừa có Se lẫn Sp đều 100%. Do đó, cần phải có chuyên gia phân tích và luận giải, cũng như làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác.
Các dạng kết quả xét nghiệm RT-PCR
* Âm tính không có virus, hay không có mẫu gene axit nucleic
* Dương tính có virus, hay có mẫu gene acid nucleic
* Âm tính rồi dương tính giai đoạn ủ bệnh chuyển sang phát bệnh; kỹ thuật xét nghiệm lần đầu không đủ độ nhạy Se.
* Dương tính rồi âm tính giai đoạn phát bệnh chuyển sang lành bệnh; kỹ thuật xét nghiệm lần đầu làm sai; kỹ thuật xét nghiệm lần sau không đủ độ nhạy Se.
* Dương tính, âm tính rồi dương tính lại bệnh nhân đã lành còn lại vài mẫu gene axit nucleic; kỹ thuật xét nghiệm làm sai; tái phát ?
Bàn luận
Cho đến nay, xét nghiệm RT-PCR từ bệnh phẩm là kỹ thuật tốt nhất để xác định nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Và cũng như mọi xét nghiệm y khoa khác, RT-PCR cũng không thể vừa nhạy vừa đặc hiệu, vừa có Se lẫn Sp đều 100%. Do đó, cần phải có chuyên gia phân tích và luận giải, cũng như làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác.
Thường để sàng lọc cộng đồng, các nhà khảo sát chọn các xét nghiệm có độ nhạy càng cao càng tốt, nghĩa là chấp nhận "dương tính giả", sau đó đưa những người dương tính này làm xét nghiệm có độ đặc hiệu càng cao càng tốt để khẳng định (confirm) lại kết quả xét nghiệm sàng lọc ban đầu. Mô hình mẫu cho việc sàng lọc cộng đồng này là xét nghiệm tìm HIV trong một quần thể dân cư: Đầu tiên cả tập hợp được làm xét nghiệm sàng lọc Determine có độ nhạy khá cao. Các mẫu máu dương tính với Determine sẽ được chuyển đến CDC để xét nghiệm Western Blot để khẳng định kết quả.
Một điều lưu ý, PCR là xét nghiệm sinh học phân tử rất hiện đại và phức tạp. Do đó, các kỹ thuật viên phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật từ khâu lấy và xử lý mẫu bệnh phẩm, đến quá trình tiến hành xét nghiệm, tính toán... để cho các kết quả xét nghiệm tin cậy, giúp bác sĩ lâm sàng có cơ sở để chẩn đoán, điều trị, theo dõi, giám sát, quản lý bệnh nhân.
TS.BS Trần Bá Thoại - Ủy viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam
"Khi nhiễm COVID-19, tôi không bao giờ có kết quả xét nghiệm dương tính, tại sao vậy?" Một bác sĩ bị lây COVID-19 từ người nhà, nhưng thật kỳ lạ, bác sĩ này xét nghiệm đi xét nghiệm lại vẫn là âm tính, kể cả lúc có triệu chứng. Vậy chúng ta nên nghĩ thế nào và bác sĩ này nói gì về việc xét nghiệm? Vào giữa tháng 6, bệnh viện nơi tôi làm việc trở nên bận rộn...