Kỳ vọng thiết lập đường bay thẳng Việt Nam – Hoa Kỳ vào cuối năm 2015
Điều kiện tiên quyết để mở đường bay thẳng từ Việt Nam tới Mỹ là phải được Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) phê chuẩn Mức 1 về an toàn hàng không, và mục tiêu này được kỳ vọng sẽ thành công vào cuối năm nay.
Một trong những hoạt động xúc tiến thể hiện bước đi rõ ràng và đánh dấu một cột mốc quan trọng cho việc mở đường bay quốc tế được xem là rất quan trọng của Việt Nam là Lễ ký kết Biên bản Hợp tác giữa Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) và Công ty Boeing của Mỹ, diễn ra vào chiều 26/1, tại Hà Nội. Tham dự có Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông và ngài Ted Osius – Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Lễ ký kết Biên bản Hợp tác giữa CAAV và Boeing chiều 26/1
Chương trình ký kết này được thực hiện với những cam kết hỗ trợ của Boeing giúp Việt Nam đạt được phê chuẩn Mức 1 về tiêu chuẩn an toàn hàng không của FAA. Cụ thể, Boeing sẽ hỗ trợ nguồn vốn bổ sung nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của CAAV, giúp CAAV tiếp tục quá trình cập nhật hệ thống các quy chế, văn bản pháp lý và hỗ trợ công tác đào tạo nghiệp vụ đối với Thanh tra của CAAV.
Ông Ralph Boyce – Chủ tịch Công ty Boeing khu vực Đông Nam Á – cho biết: “Việt Nam chưa bị FAA hạ bậc về Tiêu chuẩn an toàn hàng không như một số nước là điều đáng mừng, vì vậy thỏa thuận hợp tác được ký sẽ là một bước đi đúng hướng trong sự hợp tác lâu dài phát triển ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam”.
Cũng theo ông Ralph Boyce, cuối năm 2015 sẽ hoàn thiện hệ thống giám sát và tiêu chuẩn an toàn để Việt Nam được công nhận và được phê chuẩn Mức 1, từ đó sẽ thiết lập được đường bay thẳng tới Mỹ, các hãng hàng không sẽ được phép bay thẳng từ Việt Nam đi Mỹ.
Năm 2001, giao dịch thương mại đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết sau Hiệp định Thương mại song phương là Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) mua 4 máy bay Boeing 777-200ER của Boeing. Năm 2003, Hiệp định hàng không Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, Hiệp định này cho phép các hãng hàng không của 2 nước mở đường bay thẳng giữa 2 nước.
Thực tế, việc thiết lập đường bay thẳng đi Mỹ được Chính phủ giao cho Bộ GTVT nhưng vẫn chưa thực hiện được, Vietnam Airlines cũng có kế hoạch khai thác được xúc tiến từ nhiều năm và đã sẵn sàng bay thẳng nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện. Sở dĩ Việt Nam chưa thể thiết lập đường bay thẳng đi Mỹ là do “vướng” tiêu chuẩn an toàn hàng không, mà điều kiện tiên quyết là phải đạt được Tiêu chuẩn Mức 1 của FAA.
Video đang HOT
Vietnam Airlines đã chuẩn bị kế hoạch mở đường bay thẳng tới Mỹ từ nhiều năm nay
Ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam – cho hay: “Hiện nay Việt Nam đang duy trì theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO), nhưng để được FAA phê chuẩn Mức 1 thì phải nâng tiêu chuẩn theo quy định của Mỹ, trong đó bao gồm việc hoàn thiện bộ quy chế, vấn đề con người – đủ về số lượng và đảm bảo năng lực (giám sát viên, thanh tra…). Đây là điều kiện tiên quyết chứ không phải sự cản trở từ phía Mỹ hay hàng rào kỹ thuật nào cả”.
Về nguyên tắc, tiêu chuẩn an toàn hàng không của FAA và ICAO không “vênh” nhau, nhưng việc giám sát an ninh ISA đối với các chuyến bay đến Mỹ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) lại tuyệt đối nghiêm ngặt và những cảnh báo an ninh của FBI cao hơn rất nhiều so với những quy định về an ninh hàng không của ICAO hiện nay.
“Thị trường hàng không Mỹ rất quan trọng, bay Mỹ tạo ra một vị thế mới cho các hãng hàng không của Việt Nam. Khi đạt được tiêu chuẩn Mức 1 về an toàn hàng không thì CAAV sẽ tiếp tục thực hiện các kế hoạch khác. Các hãng hàng không có thể mở đường bay thẳng tới Mỹ, nhưng phải chấp hành tuyệt đối về quy định an ninh an toàn hàng không của quốc gia đó.” – ông Lại Xuân Thanh khẳng định.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Báo chí thế giới đồng loạt đưa tin về cuộc giải cứu ngoạn mục tại Lâm Đồng
Các hãng thông tấn lớn trên thế giới như BBC, AP, AFP, Reuters... đã đồng loạt có các bài viết về cuộc giải cứu ngoạn mục 12 công nhân sau 82 giờ bị mắc kẹt trong một đường hầm bị sập ở tỉnh Lâm Đồng.
BBC chiếu cảnh các công nhân được giải cứu.
Hãng tin BBC đã đăng lại đoạn video được đăng tải trên đài truyền hình quốc gia Việt Nam về cảnh tượng các công nhân được vội vã đưa ra ngoài khỏi đường hầm bị sập trong niềm vui của những người chứng kiến.
Hãng tin Reuters có bài viết sớm ngay sau khi cuộc giải cứu diễn ra thành công tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Reuters cho biết, các nhân viên cứu hộ, trong đó có hàng trăm binh sĩ và các thợ mỏ ngày 19/12 đã đưa 12 người ra ngoài an toàn sau gần 4 ngày bị mắc kẹt sau khi một đường hầm bị sập trong quá trình thi công một nhà máy thủy điện tại Đạ Dâng - Đa Chomo.
Thời tiết xấu và địa hình phức tạp của hiện trường tại tỉnh cao nguyên Lâm Đồng đã cản trở nỗ lực cứu hộ kể từ khi xảy ra vụ tai nạn hôm thứ Ba. Đã có những lo ngại rằng các công nhân có thể không sống sót sau các cuộc vật lộn nhằm cung cấp khí oxy cho họ và nước nâng trong hầm dâng cao.
Nhưng tin vui đã đến vào chiều qua khi truyền hình chiếu cảnh các nhân viên cứu hộ và các công nhân được giải cứu khỏi đường hầm bị sập trong tiếng vỗ tay, tiếng cười và cả những giọt những mắt hạnh phúc của những người chứng kiến sau sứ mệnh cứu hộ marathon kéo dài suốt 82 giờ, vốn thu hút sự chú ý cả nước.
"Không có gì vui hơn là nhìn thấy 12 nạn nhân được giải cứu an toàn. Họ đã làm nên điều kỳ diệu", Reuters dẫn lời ông Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng.
Hầu hết các công nhân đều trong tình trạng ổn định. Chỉ có một nạn nhân nữ duy nhất trong số những người bị mắc kẹt đã cần điều trị tại hiện trường.
Đội cứu hộ đã khoan từ cả 2 điểm cuối của đường hầm, và khoan từ đỉnh đồi. Các công nhân bị mắc kẹt đã được cung cấp sữa, cháo, nước và nước gừng thông qua một ống truyền.
"Gia đình chúng tôi như sống lại. Không có gì xúc động hơn thế. Gia đình chúng tôi đã không ăn, không ngủ trong suốt những ngày qua", truyền hình quốc gia dẫn lời ông Phạm Viết Diệm, người có con trai và con dâu bị mắc kẹt tại Lâm Đồng, vui mừng nói.
Tờ Dailymail đăng bài viết của hãng tin Pháp AFP về cuộc cứu hộ.
Hãng tin AFP ngày 19/12 đưa tin, 11 nam giới và một phụ nữ trong tình trạng sức khỏe tốt sau khi được đưa ra khỏi hầm sau khi hầm thủy điện bị sập sáng ngày thứ Ba sau một trận mưa lớn.
Nỗ lực cứu hộ không ngừng nghỉ đã bị cản trở bởi 14 mét đất đá, vốn ngăn cản lực lượng cứu hộ tiếp cận các nạn nhân. Tuy nhiên, lực lượng cứu hộ đã bất ngờ tìm thấy một lỗ thủng trong quá trình đào lối vào, nhờ đó đưa được các nạn nhân ra ngoài.
AFP dẫn lời ông Hoàng Sĩ Sơn, Phó Bí thư tỉnh Lâm Đồng, cho biết gần 1.000 người đã được huy động trong chiến dịch cứu hộ các nạn nhân vụ sập hầm.
Hãng AP cũng đưa tin, 12 công nhân bị mắc trong hơn 3 ngày tại một đường hầm bị sập đã được cứu sống.
Hãng tin Mỹ dẫn lời một quan chức chính quyền địa phương nói rằng 12 nạn nhân cần được theo dõi y tế nhưng đều trong tình trạng ổn định.
Bài viết của hãng tin Mỹ AP.
Các nhân viên cứu hộ đã khoan lỗ để đưa không khí và thức ăn vào bên trong cho các công nhân trong khi các binh sĩ và thợ mỏ đào đường hầm để tiếp cận họ.
Các hãng tin khác như Indepentdent, Asia network, Bangkok cũng có các bài viết về chiến dịch cứu hộ marathon của Việt Nam.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Sự cố ACC Hồ Chí Minh: Hệ thống dự phòng 3 cấp đều... sập! Do bị hỏng bộ lưu điện UPS nên toàn hệ thống điều hành bay tại Tân Sơn Nhất bị sập. Đây là sự cố đặc biệt nghiêm trọng mang tính quốc tế, kíp trực điện bị đình chỉ và Cục Hàng không Việt Nam đã thành lập tổ điều tra sự cố này. Một ngày sau khi xảy ra sự cố mất điện...