Kỳ vọng mong manh của Ukraine
Chỉ vài ngày nữa sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Ukraine tại khu nghỉ dưỡng Brgenstock của Thụy Sĩ và việc chuẩn bị được tiến hành trước bốn vòng họp phối hợp: tại Copenhagen, Jeddah, Malta và Davos.
Tuy nhiên, “nhân vật chính” Nga không được mời, Trung Quốc thì từ chối tham gia trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ không tham dự mà cử Phó Tổng thống Kamala Harris là đại diện cho Mỹ.
Chỉ là cuộc họp trong số nhiều hội nghị
Trong thời gian qua, phần lớn hoạt động ngoại giao của Ukraine đang được dành cho nỗ lực thuyết phục thế giới ủng hộ việc chấm dứt xung đột với Nga theo các điều kiện của Kiev. Từ tháng 11/2022, Ukraine đã tìm cách quảng bá công thức hòa bình của Tổng thống Volodymyr Zelensky bao gồm 10 điểm với các yêu cầu liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột đang diễn ra. Kể từ khi bắt đầu thúc đẩy công thức hoà bình trên, yếu tố không thể thiếu là việc tổ chức hội nghị hòa bình với sự tham gia của càng nhiều lãnh đạo các quốc gia trên khắp thế giới càng tốt. Lần này, hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 15 – 16/6 tại Thụy Sĩ.
Tổng thống Volodymyr Zelensky hội đàm với người đồng cấp Thụy Sĩ Viola Amherd tại Bern hồi đầu tháng 5 về việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh hòa bình về Ukraine. Ảnh: Reuters
Theo chính quyền Thuỵ Sĩ, hơn 70 phái đoàn đã xác nhận tham gia sự kiện này, trong khi theo Kiev là hơn 100 phái đoàn, bao gồm đại diện của Pháp, Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc, cũng như Liên minh châu Âu (EU) và Hội đồng châu Âu. Bất chấp những thông báo ban đầu của chính quyền Ukraine, hội nghị sẽ không phải là sự kiện cuối cùng đánh dấu tiến trình đàm phán về công thức của Tổng thống Volodymyr Zelensky, mà chỉ là cuộc họp trong số nhiều hội nghị với sự tham gia của các nhà lãnh đạo thế giới.
Video đang HOT
Các chủ đề của hội nghị cũng được rút gọn thành ba điểm không gây tranh cãi: đảm bảo an toàn hạt nhân, đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm, trao trả trẻ em Ukraine từ Nga và tiến hành trao đổi tù nhân. Ukraine muốn có sự tham gia rộng rãi nhất có thể để chứng tỏ sự ủng hộ của họ đối với việc giải quyết xung đột theo các điều kiện của Kiev.
Kể từ khi Tổng thống Volodymyr Zelensky công bố toàn bộ nội dung của công thức hòa bình, chính quyền Ukraine đã cố gắng tạo cho sáng kiến này một đặc tính phổ quát, thể hiện nó như một mô hình tương lai để giải quyết các xung đột khác – hiện có và tiềm ẩn – trên thế giới. Theo tầm nhìn này, mỗi nước có thể tham gia đàm phán với các quan điểm riêng của mình và tham gia xây dựng các cơ chế luật pháp quốc tế phù hợp.
Điều này nhằm khuyến khích những quốc gia không hoàn toàn ủng hộ các điều kiện của Ukraine để chấm dứt xung đột với Nga, nhưng quan tâm đến các cuộc đàm phán với các vấn đề đã chọn. Mục đích cuối cùng nhằm đạt được sự đồng thuận về hai vấn đề được đề cập trong công thức – việc tạo ra cơ chế an ninh quốc tế và ký kết thỏa thuận chấm dứt giao tranh với Nga. Theo Tổng thống Ukraine, đây sẽ trở thành nền tảng để “cải thiện cấu trúc an ninh cho Ukraine, châu Âu và toàn thế giới, ngăn chặn các hành động tấn công tiếp theo”.
Ngoài việc trình bày các đề xuất trên, chính quyền Ukraine còn chỉ trích hình thức hoạt động hiện tại của Liên hợp quốc (LHQ) là một tổ chức không có khả năng giải quyết các vấn đề toàn cầu và do đó cần phải cải cách triệt để. Công thức hòa bình của Ukraine được trình bày như một sáng kiến dựa trên quy chế của LHQ, nhưng không có các hạn chế như khả năng sử dụng quyền phủ quyết của các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Việc quảng bá công thức như vậy mang hai mục đích: quốc tế hoá sáng kiến của Ukraine và làm suy yếu vị thế của Nga với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ.
Khó khăn đáng kể ở Nam Mỹ và châu Phi
Khái niệm công thức hòa bình của Ukraine đề xuất việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu, còn nhằm để những người tham gia thông qua một tuyên bố chung ủng hộ từng phần, hoặc tốt nhất là tất cả các điểm có trong công thức trên. Ban đầu, Kiev đặt nhiều hy vọng vào một hội nghị thượng đỉnh như vậy sẽ được tổ chức tại New York vào ngày kỷ niệm năm đầu tiên của cuộc xung đột – ngày 24/2/2023.
Cuối cùng, ý tưởng này đã bị từ bỏ và chỉ giới hạn trong việc bỏ phiếu – trong một phiên họp được triệu tập đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc – về một nghị quyết phản đối hành động của Nga ở Ukraine, trong đó có đề cập chung chung đến công thức. Những ngày tiếp theo của hội nghị do đại diện chính quyền Ukraine chỉ định – tháng 7/2023, mùa thu năm 2023, tháng 2/2024 – cũng không được đáp ứng được kỳ vọng của Kiev do thiếu sự hỗ trợ quốc tế với công thức của Tổng thống Volodymyr Zelensky.
Trong tình huống này, Kiev quyết định tổ chức các cuộc họp bổ sung với các cố vấn an ninh, nguyên thủ quốc gia và các quan chức cấp cao khác, trong đó các điểm của công thức sẽ được thảo luận trong những nhóm làm việc đặc biệt. Bốn cuộc họp như vậy đã được tổ chức từ tháng 6/2023 – 1/2024 tại Copenhagen, Jeddah, Malta và Davos. Trong khi chính quyền Ukraine ban đầu hy vọng có một cuộc họp chung với sự tham gia của các nhà lãnh đạo thế giới, cuối cùng họ quyết định tổ chức hai (hoặc nhiều) hội nghị thượng đỉnh. Việc hoãn thời gian và sửa đổi phương thức tổ chức hội nghị nhằm tăng cường sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với sáng kiến này.
Để công thức hòa bình của Ukraine có tính toàn cầu, sự tham gia của các nước “Nam toàn cầu” là rất quan trọng. Tuy nhiên, chính quyền Ukraine đang gặp khó khăn đáng kể ở Nam Mỹ và châu Phi trong việc giành được sự ủng hộ của họ trong cuộc chiến với Nga. Trở lại tháng 7/2022, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã bị từ chối phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Mercosur – một tổ chức quy tụ Brazil, Argentina, Uruguay và Paraguay. Đổi lại, vào tháng 6/2023, ông đã tiếp một phái đoàn gồm bảy quốc gia châu Phi tại Kiev, họ cung cấp cho ông một kế hoạch chấm dứt xung đột nhưng không đề cập đến các vấn đề chính đối với Ukraine, như rút lực lượng Nga khỏi lãnh thổ Ukraine, bồi thường chiến tranh cho Kiev…
Những nỗ lực của Ukraine nhằm thuyết phục các quốc gia ở Nam toàn cầu chấp nhận sáng kiến của mình về việc chấm dứt xung đột đã bị cản trở đáng kể bởi ảnh hưởng mạnh mẽ của Nga ở đó, được củng cố bởi truyền thống hợp tác lâu đời giữa các quốc gia trên cả hai lục địa với Liên Xô và sự hiện diện chính trị và quân sự của Nga. Ukraine đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề bởi lợi thế ngoại giao của Nga trong quá trình phong tỏa các cảng Biển Đen. Ở nhiều nước châu Phi và Nam Mỹ, ban đầu họ đổ lỗi cho Kiev về “bóng ma” nạn đói trên thế giới.
Các chuyên gia lưu ý, thất bại trong cuộc phản công của Ukraine vào năm 2023 và những thành công tiếp theo của Nga trên mặt trận cũng là những trở ngại đáng kể trong việc huy động cộng đồng quốc tế và giới tinh hoa chính trị tham gia hội nghị thượng đỉnh và ủng hộ các điều kiện của Ukraine để chấm dứt giao tranh. Kết quả là ngày càng có nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới có thái độ chờ xem, không muốn rõ ràng chọn một bên
Nga và Ukraine vẫn bất đồng về hòa đàm và ngừng bắn
Tổng thống Nga vẫn bác bỏ công thức hòa bình của người đồng cấp Ukraine trong khi Tổng thống Volodymyr Zelensky bày tỏ hoài nghi về lệnh ngừng bắn, cho rằng đây là một câu chuyện không thể thực hiện được.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 (giờ địa phương) cho biết, trong chuyến thăm Trung Quốc, ông và Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình đã đề cập đến cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, với những đề xuất bổ sung mới mà nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra mới đây trong chuyến thăm châu Âu.
Tòa nhà cao tầng bị hư hại sau cuộc tấn công tên lửa của Nga ngày 14/5 tại Kharkov, Ukraine. Ảnh: Getty Images
Ông nhấn mạnh, Trung Quốc chân thành giải quyết vấn đề một cách hòa bình khi đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau và hành xử linh hoạt, nghiêm túc. Ông cũng một lần nữa bác bỏ công thức hòa bình của người đồng cấp Volodymyr Zelensky, tuyên bố sẽ không tham gia hội nghị hòa bình tại Thụy Sĩ vì đây là một nỗ lực của Ukraine nhằm đưa ra "tối hậu thư" với Moscow về mặt ngoại giao mà không tính đến tình hình trên thực địa. Tuy nhiên, người đứng đầu Điện Kremlin khẳng định, Nga sẵn sàng cho các cuộc đàm phán "nghiêm túc". Đề cập đến cơ hội ngừng bắn trong thời gian diễn ra Thế vận hội (Olymlic) Paris 2024 theo đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Vladimir Putin đánh giá đó là ý tưởng đúng đắn nhưng ít có cơ hội thành hiện thực: "Chúng tôi đã nói về những suy nghĩ của mình về điều đó. Đầu tiên, những nguyên tắc Olympic này, bao gồm cả ý tưởng lệnh ngừng bắn Olympic rất đúng đắn. Không phải ngẫu nhiên mà điều này đã được cộng đồng thế giới thúc đẩy trong nhiều thế kỷ. Nhưng rất ít nước tuân thủ nguyên tắc này, ngoại trừ người Hy Lạp cổ đại. Nói chung, bản thân ý tưởng này là rất đúng đắn và mang tính xây dựng". Về phía Ukraine, bày tỏ hoài nghi về lệnh ngừng bắn, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng, hai bên sẽ tập hợp lực lượng trong thời gian này và sẽ không thể ngăn cản đà tấn công hay những cuộc giao tranh sau đó. Theo ông, lệnh ngừng bắn có vẻ như là một câu chuyện không thể thực hiện được. Nhà lãnh đạo Ukraine tới nay vẫn giữ quan điểm từ chối đối thoại với Nga, với hi vọng nước này có thể chiến thắng trước Nga, với việc Mỹ và đồng minh duy trì hỗ trợ quân sự. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, những cam kết hỗ trợ hiện nay của phương Tây cho Ukraine sẽ chỉ kéo dài cuộc chiến, chứ chưa giúp Ukraine thay đổi cục diện tình hình. Hai bên, dù sớm hay muộn, cũng phải ngồi vào bàn đàm phán hòa bình.
Liên quan tới tình hình trên thực địa, bình luận về hoạt động của Nga tại điểm nóng Kharkov - thành phố lớn thứ 2 của Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định, Moscow không có ý định chiếm thành phố này dù lực lượng của Nga đã đạt được những bước tiến đáng chú ý trong những ngày gần đây. Ông khẳng định, đang đạt được thành công trên chiến trường bằng cách hành động "theo đúng kế hoạch". Khi được hỏi về mục tiêu của Nga ở đó, ông lưu ý rằng, Ukraine phải chịu trách nhiệm về giao tranh gần đây trong khu vực, vì "đáng tiếc Kiev "tiếp tục pháo kích vào các khu dân cư ở khu vực biên giới, bao gồm cả Belgorod". "Thường dân đang chết ngoài kia. Mọi thứ đều rõ ràng. Họ đang bắn thẳng vào trung tâm thành phố", ông nói, đồng thời nhớ lại rằng ông đã công khai cảnh báo Kiev rằng Nga sẽ buộc phải thiết lập "vùng đệm" tại các khu vực do Kiev kiểm soát nếu các cuộc tấn công tiếp tục. Khái niệm "vùng đệm" lần đầu tiên được người đứng đầu Điện Kremlin đưa ra vào tháng 3 vừa qua, sau một số cuộc tấn công đặc biệt nguy hiểm của Ukraine vào Belgorod khiến hàng chục dân thường thiệt mạng. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev mới đây đề cập khả năng tạo ra một "vùng đệm an toàn" sát biên giới Ba Lan hoặc thậm chí nằm cả bên trong lãnh thổ Ba Lan.
Về phía Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky miêu tả tình hình ở Kharkov là "rất nghiêm trọng" và nhấn mạnh rằng, Ukraine "không thể để mất" thành phố này. Kiev trước đó đã công bố việc tái triển khai lực lượng dự bị cho khu vực mặt trận Kharkov. Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine thừa nhận rằng, Kiev chưa sẵn sàng đối phó với cuộc tấn công quy mô lớn của Nga do sự chậm trễ trong việc vận chuyển vũ khí của phương Tây. Trong một bình luận tương tự, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel gọi tình hình trong khu vực là "cực kỳ nghiêm trọng". Một số phương tiện truyền thông cho rằng, việc Nga dễ dàng tiến quân ở vùng Kharkov là do Kiev không thiết lập bất kỳ hệ thống phòng thủ thích hợp nào. Theo tờ The Guardian của Anh, bất chấp những cảnh báo trước từ Anh, các tuyến phòng thủ của Kiev ở biên giới vẫn rất mỏng manh thậm chí không tồn tại. Theo tờ báo, London đã cảnh báo trước Kiev về cuộc tấn công của Nga ở khu vực Kharkov, nhưng Ukraine đã không chuẩn bị tích cực khiến lực lượng của Moscow giành được lợi thế nhanh chóng. Chỉ huy người Ukraine Denys Yaroslavsky cho biết tại Vovchansk, cách Kharkov chưa đầy 64km về phía Tây Bắc, tuyến công sự và mìn đầu tiên không tồn tại. Trong khi đó, cựu chiến binh Ukraine có mối liên hệ trong khu vực cho biết đơn giản là Kiev không có các đơn vị phòng thủ sẵn sàng chiến đấu và lực lượng phòng thủ không được bố trí hợp lý.
Những khó khăn về quân sự của Ukraine một phần là do Mỹ tạm ngừng cung cấp vũ khí suốt 4 tháng. Thách thức này sau đó đã được giải quyết vào tháng trước, khi gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD được Quốc hội thông qua và các nước châu Âu nỗ lực tăng cường sản xuất vũ khí trước cuối năm 2024. Cùng lúc đó, Ukraine đang gặp khó khăn trong việc tuyển mộ binh sĩ và đã giảm độ tuổi tối thiểu từ 27 xuống 25. Tình trạng thiếu hụt pháo binh, hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo và bom lượn tầm xa đã được quan sát rõ ràng trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, ông Jack Watling, chuyên gia về chiến tranh trên bộ tại Viện nghiên cứu Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, cho biết, Nga cũng đang khắc phục những hạn chế của quân đội và bắt đầu kết hợp với các lợi thế về đạn dược của họ. Ngoài ra, hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không suy giảm khiến Ukraine phải tập trung vào việc ngăn chặn các máy bay phản lực Nga ở tiền tuyến. Hơn thế nữa Ukraine cũng phải phát hiện và tiêu diệt chính xác các mục tiêu phía sau tiền tuyến. Bên cạnh đó, Ukraine cũng đang gặp khó khăn về vấn đề nhân lực, khiến họ không có khả năng xây dựng các công sự dọc theo toàn bộ biên giới phía Bắc.
Tổng thống Ukraine cách chức người đứng đầu lực lượng Vệ binh quốc gia Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 9/5 đã cách chức người đứng đầu Vệ binh quốc gia Ukraine sau khi hai thành viên lực lượng này bị cáo buộc âm mưu ám sát Tổng thống. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu họp báo tại Kiev ngày 9/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Tổng thống Zelensky đã ra sắc lệnh...