Kỳ vọng lớn, mong đợi nhiều
Lần đầu tiên trong 10 năm nay, chính phủ Colombia và lực lượng nổi dậy FARC mới lại tiến hành hòa đàm. Thật ra thì đàm phán lần này đã được chính thức bắt đầu ở thủ đô Oslo của Na Uy cách đây mấy tuần, nhưng đàm phán ở Cuba bây giờ mới đi vào thực chất.
Gần nửa thế kỷ đối đầu và 3 lần hòa đàm thất bại khiến việc tìm kiếm giải pháp chính trị rất nan giải, xây dựng lòng tin rất khó khăn và kể cả nhất trí được với nhau thì việc thực hiện cụ thể cũng chưa thể nói là sẽ đảm bảo thành công. Tuy nhiên, cả hai phía đều lạc quan và dư luận rất hy vọng ở lần đàm phán này bởi lộ trình cụ thể đã được đề ra, chương trình nghị sự đã được xác định cũng như có sự bảo trợ của Na Uy, Cuba, Chile và Venezuela. Chủ đề được ưu tiên là cải cách ruộng đất. Việc này có ý nghĩa quan trọng và phát đi thông điệp tích cực bởi chính vì chuyện ruộng đất mà nảy sinh xung đột dẫn đến sự thành lập FARC.
Đúng là hiện có cơ sở cho hy vọng nhưng vẫn còn đó lo ngại và thận trọng. Giải pháp kiểu gì cũng không thể thiếu việc FARC phải giải giáp và chấm dứt đấu tranh vũ trang, được chấp nhận trở thành một đảng phái chính trị với vai trò nhất định. Trong đó cũng phải có thỏa thuận về xử lý và khắc phục hậu quả của xung đột. Điều đó có nghĩa là Colombia sẽ phải thay đổi sâu sắc, điều chỉnh cơ bản về pháp lý, chính trị và xã hội để thực hiện giải pháp hòa bình. Tất cả các bên đều phải dám nhảy khỏi cái bóng của chính mình và việc ấy đâu có dễ dàng.
Theo TNO
Video đang HOT
Quân đội Syria không kích dữ dội chưa từng có
Quân đội Syria đã gia tăng các cuộc không kích nhằm vào lực lượng nổi dậy khắp nước hôm 29-10 bất chấp thỏa thuận ngừng bắn vẫn còn hiệu lực.
Ông Rami Abdul-Rahman, người đứng đầu Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria, cho biết máy bay quân đội đã thực hiện 60 cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của quân nổi dậy trên khắp Syria trong ngày đầu tuần.
Theo ông, đây là chiến dịch không kích có cường độ mạnh nhất trong một ngày kể từ khi cuộc nổi dậy nổ ra 19 tháng trước. Các đoạn video đăng tải trên mạng chiếu hình ảnh máy bay chiến đấu quần thảo trên bầu trời các thị trấn, các cột khói bốc lên từ những khu dân cư và người dân tìm kiếm thi thể nạn nhân bên dưới các đống đổ nát.
Lực lượng nổi dậy ném lựu đạn về phía quân đội Syria ở thành phố Aleppo hôm 28-10.
Ảnh: AP
Người dân tìm kiếm các thi thể dưới đống đổ nát sau một cuộc không kích ở thành phố Idlib hôm 28-10
Ảnh: Reuters
Hiện trường một vụ đanh bom xe hơi ở Damascus hôm 29-10. Ảnh: AP
29-10 là ngày cuối cùng thỏa thuận ngừng bắntheo sáng kiến của đặc phái viên quốc tế Lakhdar Brahimi có hiệu lực. Dù vậy, phe đối lập cho biết tổng số thương vong trong 4 ngày "ngừng bắn" đã vượt qua con số 500, chứng tỏ thỏa thuận này đã không mang lại kết quả như kỳ vọng. Riêng trong ngày 29-10, con số người thiệt mạng vì bạo lực vào khoảng 80 người. Kể từ khi cuộc nổi dậy nổ ra vào tháng 3-2011, theo các nhà hoạt động, số người thiệt mạng vong tại Syria đã tăng lên hơn 35.000.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói ông rất thất vọng khi các bên liên quan không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn và kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết để ngăn chặn tình trạng đổ máu ở Syria. Trong khi đó, ông Brahimi cho biết vẫn đang cố gắng giảm bớt bạo lực trước khi có thể chấm dứt được nó.
Cộng đồng quốc tế cho đến giờ vẫn còn chia rẽ về cách thức chấm dứt khủng hoảng ở Syria. Mỹ, các nước châu Âu và Ả Rập muốn ông Assad từ chức. Tuy nhiên, Nga, Trung Quốc và Iran tiếp tục ủng hộ chế độ này.
Tại Syria, lực lượng quân đội và nổi dậy tiếp tục ở thế giằng co trong lúc không có nhiều quốc gia bên ngoài muốn can thiệp quân sự vào chiến trường này. Tình thế này khiến ít người kỳ vọng chiến sự ở Syria sẽ sớm chấm dứt.
Theo Tinmoi
Thỏa thuận ngừng bắn ở Syria "thất bại" Quân đội Syria tự do (FSA) hôm qua tuyên bố kế hoạch ngừng bắn ở nước này đã thất bại sau khi xuất hiện thông tin gần 150 người thiệt mạng trong ngày đầu tiên thỏa thuận trên có hiệu lực, theo AFP. Thỏa thuận ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực sau khi quân đội và lực lượng nổi dậy đồng ý...