Kỳ vọng chuyến thăm Việt Nam dự APEC của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Các chuyến gia trông đợi chuyến đi châu Á sắp tới của Tổng thống Donald Trump sẽ là cơ hội tốt để Mỹ tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực trên tất cả các mặt kinh tế và chiến lược, cùng đóng góp vào hoà bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực, trong đó có an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm Việt Nam và dự APEC Đà Nẵng.
Ngày 24.10, tại Trụ sở Quốc hội Mỹ, Viện Mỹỳ – châu Á đã phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và nhóm Quốc hội Mỹ về APEC và ASEAN, tổ chức hội thảo về APEC với sự tham gia của nhiều trợ lý các văn phòng Quốc hội, giới học giả và truyền thông. Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh đã phát biểu dẫn đề và cùng tham gia trao đổi với các diễn giả là nguyên Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear và chuyên gia cao cấp Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) Murray Hiebert.
Phát biểu khai mạc, Đại sứ Phạm Quang Vinh đánh giá khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang có những biến động sâu sắc, với nhiều cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh đó, với tư cách nước chủ nhà APEC 2017, Việt Nam chọn chủ đề “tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” nhằm tìm kiếm và triển khai các đề xuất, sáng kiến mới, đem lại sức sống mới, thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng đầu tư, thương mại, hội nhập và phát triển bền vững ở khu vực.
Việt Nam đã tích cực hợp tác với các nền kinh tế thành viên và cộng đồng doanh nghiệp để theo đuổi những mục tiêu chung này ngay từ năm 2017 và đến nay đã đạt được những kết quả tích cực. Đến nay, Việt Nam đã đăng cai tổ chức gần 200 cuộc họp, trên bốn lĩnh vực ưu tiên lớn là thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo, bao trùm; tăng cường liên kết kinh tế khu vực; hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ số; tăng cường an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.
Video đang HOT
Đại sứ Phạm Quang Vinh phát biểu tại hội thảo APEC ở Mỹ.
Đây là tiền đề quan trọng, chuẩn bị cho việc tổ chức thành công Tuần lễ Cấp cao APEC vào tháng 11 tới và đề ra phương hướng phát triển cho APEC và khu vực trong tương lai. Đại sứ Phạm Quang Vinh hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị Cấp cao APEC của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tin tưởng chuyến thăm sẽ tiếp tục thúc đẩy đà phát triển của mối quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ cũng như tăng cường quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực, góp phần vào thành công của hội nghị và đóng góp vào hoà bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng của toàn khu vực.
Tại hội thảo, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear và chuyên gia cao cấp CSIS Murray Hiebert đánh giá cao những thành công của Việt Nam trong việc tổ chức các hội nghị trong năm và chuẩn bị cho các Hội nghị Cấp cao APEC sắp tới, tạo thêm động lực cho thúc đẩy hợp tác trong APEC và khu vực.
APEC và châu Á – Thái Bình Dương là diễn đàn và khu vực đặc biệt quan trọng đối với Mỹ, cả về kinh tế và chiến lược. Vừa qua chính quyền mới của Mỹ đã tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với khu vực này, đã đón bốn lãnh đạo khu vực thăm Mỹ là Thủ tướng Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Singapore, cùng nhiều chuyến đi tới khu vực của Phó Tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis.
Các chuyến gia trông đợi chuyến đi châu Á sắp tới của Tổng thống Donald Trump sẽ là cơ hội tốt để Mỹ tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực trên tất cả các mặt kinh tế và chiến lược, cùng đóng góp vào hoà bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực, trong đó có an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Tại hội thảo, Lãnh đạo Viện Mỹ – châu Á cũng trao tặng Đại sứ Phạm Quang Vinh kỷ niệm chương vì những đóng góp của Đại sứ cho quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN nhân dịp 50 năm thành lập ASEAN và 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ – ASEAN. Viện Hoa Kỳ – châu Á thành lập năm 1979 với mục tiêu thúc đẩy và tăng cường quan hệ giữa chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ với châu Á.
Theo Danviet
Bí ẩn vali hạt nhân sẽ cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Việt Nam
Một vật bất ly thân với bất cứ tổng thống Mỹ nào đó là chiếc vali hạt nhân - một biểu tượng sức mạnh quân sự của Mỹ cũng như trách nhiệm khổng lồ mà tổng thống nước này phải mang theo, dù ông chủ Nhà Trắng ở trong nước hay ra nước ngoài.
Chiếc vali hạt nhân luôn được một trong 5 trợ lý quân sự của Tổng thống Mỹ xách đi bất cứ lúc nào dù ở trong nước hay nước ngoài.
Không chỉ có Tổng thống Donald Trump, những người tiền nhiệm của ông dù công du nước ngoài hay tham gia sự kiện trong nước hay thậm chí cả lúc ngủ, chiếc vali hạt nhân bí ẩn này vẫn luôn bên cạnh các nguyên thủ Mỹ.
Theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến thăm Việt Nam vào ngày 10-11, dự tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng.
Tại đây, tổng thống Trump sẽ có bài phát biểu giới thiệu tầm nhìn của Mỹ cho một khu vực tự do và mở cửa và tầm quan trọng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương góp phần vào sự thịnh vượng kinh tế của Mỹ.
Vào ngày 11.11, tổng thống Trump sẽ đến Hà Nội gặp các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, trong đó có cuộc gặp với Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Hai bên sẽ đưa ra tuyên bố song phương hợp tác Mỹ - Việt.
Và như thông lệ, trong thời gian ông Donald Trump đến Việt Nam, chiếc cặp hạt nhân chứa đựng sự an nguy của cả thế giới sẽ kề sát bên ông.
Thực chất, chiếc cặp da hay vali hạt nhân này có tên gọi "Football", chứa những vật dụng tối mật cho phép Tổng thống Mỹ được quyền tấn công hạt nhân từ những nơi ngoài trung tâm chỉ huy cố định như Phòng Tình huống ở Nhà Trắng.
Vali hạt nhân thực chất là một chiếc tráp bằng da màu đen, bên trong là một vali bằng titan siêu bền nặng 18kg, kích thước 45x35x25cm với khóa bằng mật mã. Chiếc vali này không được phép rời xa viên sĩ quan trợ lý đặc biệt của tổng thống.
Một trong 5 trợ lý sẽ gắn chặt với chiếc vali bằng một chiếc vòng đặc biệt gắn vào cổ tay và quan trọng người này phải luôn ở bên cạnh tổng thống. Có tất cả 5 viên trợ lý như vậy trực thay ca 24/24.
Bên trong chiếc vali là một máy phát sóng vệ tinh và một số tài liệu, dựa trên cơ sở đó Tổng thống cần phải đưa ra quyết định về việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong số này có một "cuốn sách đen" dày 30 trang ghi những phương án sơ lược của kế hoạch đòn đánh hạt nhân.
Chiếc thẻ cứng kỹ thuật số, kích thước 7,3x12cm, có biệt danh là "biscuit" (tức "Bánh quy"), chứa các mã số nhận dạng của vị Tổng thống Mỹ, tức Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang - người được phép ra lệnh phát động một cuộc tấn công hạt nhân.
Trong vali còn có danh sách các hầm ngầm bí mật mà tổng thống Mỹ có thể sử dụng trong trường hợp nước Mỹ bị tấn công hạt nhân, kèm theo đó là chỉ dẫn liên lạc với Lầu Năm Góc và đề xuất về các bước hành động tiếp theo. Ngoài ra, trong vali còn có các thủ tục để kích hoạt hệ thống thông tin khẩn cấp EAS, nhờ đó tổng thống có thể phát biểu trước toàn dân chỉ trong vòng 10 phút, sau khi tuyên bố về tình huống khẩn cấp, không phụ thuộc vào việc ông đang ở đâu.
Theo Danviet
Việt Nam đánh giá cao chuyến thăm và dự APEC của Tổng thống Trump Ngày 12.10, tại Washington, Mỹ, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức Hội thảo thường niên lần thứ năm về Cấu trúc Khu vực châu Á, với phát biểu dẫn đề của Hạ Nghị sỹ Rick Larsen, đồng Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ ủng hộ APEC tại Hạ viện. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong phiên bàn về chủ...