Kỳ vọng chợ đầu mối đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, việc xây dựng chợ đầu mối vừa giúp quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, vừa thu thập được thông tin về cung cầu hàng hóa phục vụ cho từng địa bàn.
Vừa qua, tại cuộc hội thảo “Nông dân đi chợ thế giới” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Báo Nông thôn Ngày nay phối hợp tổ chức, trong kỉ yếu hội thảo, có một bài viết của lãnh đạo Phòng Thương mại Hàn Quốc cũng đề cập tới việc Việt Nam phải có các chợ đầu mối.
Bằng dẫn chứng cụ thể và sâu sắc, tác giả đã phân tích những mặt lợi ích cho sản xuất và tiêu dùng của các chợ đầu mối ở Hàn Quốc mà Việt Nam cần học tập. Đó là, hàng hóa sau khi thu hoạch, nhất là hàng nông sản thực phẩm, thủy hải sản… nhất thiết cần gom vào các chợ đầu mối trong toàn quốc.
Tổ chức này vừa quản lý được chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, vừa nắm vững cung cầu hàng hóa phục vụ cho từng địa bàn mà các chợ đầu mối được phân công đảm nhiệm. Tất nhiên các chợ đầu mối phải có đầu vào phục vụ là các vùng sản xuất lớn tập trung, sản xuất sạch để cung cấp hàng hóa cho chợ. Điều lợi nữa là lợi nhuận trong chuỗi giá trị hàng hóa từ sản xuất đến trao đổi, phân phối tiêu dùng thông qua chợ đầu mối được phân chia một cách tương đối hợp lý.
Bài viết có đề cập tới ví dụ 1 kg rau sạch, trước đây người nông dân chỉ bán được 2.000 đồng/kg, sau khi tham gia chuỗi cung ứng cho chợ đầu mối đã bán được 7.000 – 8.000 đồng/kg. Giá rau đã tăng 3-4 lần trước đó. Trước đây, những mớ rau sạch vì không tham gia vào chuỗi cung ứng ở chợ đầu mối, hoặc các siêu thị thường bị thương lái không tử tế ép cấp, ép giá với mức tương đương như rau không sạch.
Trong chợ đầu mối hiện đại ở Hàn Quốc cũng như một số nước tiến tiến khác Italy, Đức, Tây Ban Nha, việc giao dịch buôn bán thông qua đấu giá công khai trên sàn giao dịch nằm trong từng chợ đầu mối. Đây là mô hình mua bán rất minh bạch công khai và văn minh, trước hết đem lại lợi ích cho người sản xuất, sau đó cho cả người tiêu dùng xã hội.
Ảnh minh họa
Nhìn rộng ra, chợ đầu mối từng vùng còn là nơi thu hút các nhà đầu tư du lịch, kể cả mua lẻ ở siêu thị trong chợ đầu mối. Hệ thống hậu cần của chợ được tổ chức quy mô, văn minh, hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường và hiệu quả. Rác của chợ đầu mối được gom lại và cung cấp cho nhà máy điện rác, phục vụ ngược lại cho chính chợ đầu mối.
Còn ở Việt Nam thì sao? Chúng ta có thể kể ra hàng chục chợ đầu mối trên toàn quốc đang hoạt động, nhưng kể cả những chợ khá lớn như Bình Điền, Thủ Đức và Đền Lừ, Minh Khai… nếu đem so với các chợ ở các nước trên thế giới còn rất nhỏ bé và thiếu nhiều điều kiện cơ bản để chợ có thể hoạt động một cách hoàn chỉnh.
Chợ đầu mối ở Việt Nam chủ yếu làm nhiệm vụ gom hàng hóa, có thể kiểm tra chất lượng sơ bộ và cung cấp cho các siêu thị, chợ nhỏ lẻ trong thành phố. Riêng Hà Nội cách đây hơn 1 năm, lãnh đạo thành phố cũng đã làm việc với các bạn Pháp, thăm quan học tập một vài chợ đầu mối ở Pháp, đồng thời có những biên bản ghi nhớ để Pháp hỗ trợ Hà Nội xây dựng 1 chợ đầu mối phía Bắc có quy mô lớn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thời gian đã trôi đi cho tới nay chưa có dấu hiệu của việc xúc tiến một cách mạnh mẽ ý tưởng tốt đẹp này. Nhìn những con lợn đã giết mổ, những tải rau được vận chuyển công khai, ít được kiểm soát thông qua các phương tiện chủ yếu là xe máy về trung tâm các thành phố lớn để phục vụ bán lẻ điều đó càng thôi thúc việc thiết lập các chợ đầu mối ở 3 miền Bắc – Trung – Nam.
Cái lợi thì cũng đã rõ, kinh nghiệm bạn đã làm và cũng sẵn sàng hỗ trợ, điều còn lại là chúng ta có quyết tâm đẩy nhanh việc quy hoạch, đầu tư cho các chợ đầu mối đó hay không?
Trong này vai trò quan trọng của Chính phủ, Bộ Công Thương , Bộ NN&PTNT và các tỉnh, thành phố có liên quan đến việc đặt các chợ đầu mối tại địa phương đó. Chúng ta tin chắc rằng, với xu thế phát triển của thời đại công nghiệp 4.0, khi nhu cầu phải đảm bảo chất lượng hàng hóa sau sản xuất, chăn nuôi, nhu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng xã hội trở nên cấp bách, sớm hay muộn chợ đầu mối cũng phải được xây dựng. Bởi đó là yêu cầu tất yếu khách quan, dù muốn hay không cũng phải làm. Hi vọng trong 3 – 5 năm nữa sẽ có 1 chợ đầu mối đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xã hội một cách hiện đại và văn minh.
Hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vượt khó khăn kép
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã đề ra 5 chương trình hành động để chăm lo, hỗ trợ các thành viên trong việc khắc phục những khó khăn, thách thức từ biến đổi khí hậu cũng như đại dịch COVID-19.
Nông dân tại một hợp tác xã thu hoạch rau sạch. (Ảnh: TTXVN)
Bên lề Diễn đàn "Thực trạng tiếp cận chính sách và giải pháp nâng cao năng lực thích ứng cho hợp tác xã trong bối cảnh mới" do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức ngày 24/3 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Bảo - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về những khó khăn cũng như những bước đi cụ thể của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong thời gian tới nhằm vực dậy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trước bối cảnh đại dịch và tác động từ biến đổi khí hậu.
- Thời gian qua, Việt Nam đã bị tác động không nhỏ bởi đại dịch COVID-19 cũng như biến đổi khí hậu, trong đó có khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Vậy, xin ông cho biết Liên minh Hợp tác xã đã có những chính sách gì để hỗ trợ các hợp tác xã vượt qua khó khăn trong giai đoạn này?
Ông Nguyễn Ngọc Bảo: Những tháng đầu năm nay, nền kinh tế nước ta cũng như khu vực hợp tác xã phải đối mặt với hai thách thức rất lớn là đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu, trong đó các hợp tác xã ở lĩnh vực dịch vụ như du lịch, vận tải chịu tác động rất lớn.
Theo quan sát cũng như các nghiên cứu, doanh thu giảm tới trên 70% và lợi nhuận theo đó cũng giảm theo nên thu nhập của các thành viên hợp tác xã cũng giảm mạnh. Bên cạnh đó, các hợp tác xã nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng cũng chịu tác động, tuy không lớn so với các hợp tác xã lĩnh vực dịch vụ.
Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã có những quyết sách và chính sách rất kịp thời như giãn nộp thuế giá trị gia tăng, giảm thuế cho doanh nghiệp rồi cho vay, hỗ trợ lãi suất 0% đối với người thất nghiệp do dịch COVID-19; trong đó các hợp tác xã và các thành viên hợp tác xã, người lao động là những đối tượng thụ hưởng.
Liên minh hợp tác xã Việt Nam, với tư cách là tổ chức đại diện, bảo vệ và chăm lo cho sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đã kịp thời triển khai các biện pháp hỗ trợ trong cả hệ thống từ Trung ương tới địa phương.
Trước hết, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thông tin kịp thời cho các hợp tác xã tuyên truyền về các thách thức, khó khăn và những chính sách của Nhà nước; hỗ trợ cho các hợp tác xã làm các thủ tục để được nhận các thụ hưởng chính sách đồng thời khuyến khích và đề nghị các thành viên cố gắng vươn lên trong khó khăn để sản xuất.
Ngoài ra, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng tăng cường đào tạo về quản trị cũng như đảm bảo chuyển đổi nghề cho các hợp tác xã theo các chủ trương từ nguồn lực của Nhà nước cũng như các nguồn lực khác.
Bên cạnh đó, với các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế trong nước đầu tư một số mô hình để có thể chống chịu với biến đổi khí hậu, giúp cải thiện về giống, công nghệ, Liên minh Hợp tác xã cũng tăng cường xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ và kết nối cung cầu giữa Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các tập đoàn bán lẻ lớn trong nước và các hợp tác xã.
Hơn nữa, Liên minh Hợp tác xã cũng đẩy mạnh xây dựng các mô hình áp dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị để khắc phục những bất cập trong tiêu thụ; sử dụng các nguồn lực về vốn tín dụng từ quỹ của Trung ương, hợp tác xã. Đặc biệt, Liên minh Hợp tác xã luôn sát cánh, gắn bó với các thành viên và thường xuyên khuyến nghị, động viên cũng như cung cấp đầy đủ thông tin để giúp họ giảm bớt khó khăn và tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, với số vốn điều lệ khoảng 1.000 tỷ đồng, các quỹ của địa phương đã hỗ trợ vốn cho các hợp tác xã thành viên theo chủ trương của Chính phủ, cấp ủy và chính quyền địa phương.
Có thể nói rằng, so với các lĩnh vực khác thì khu vực hợp tác xã có khả năng chống chịu tốt bởi các rủi ro đó được phân tán. Đây là một trong những lợi thế rất lớn của khu vực kinh tế tập thể hợp tác xã.
- Thưa ông, trong bối cảnh hiện nay, Liên minh hợp tác xã Việt Nam đã có những kế hoạch hay giải pháp gì để tiếp tục sát cánh, đồng hành cùng các hợp tác xã trong việc thích ứng với những rủi ro của dịch bệnh COVID-19 và biến đổi khí hậu?
Ông Nguyễn Ngọc Bảo: Mặc dù Việt Nam đã kiểm soát được dịch COVID-19 và đang tiếp tục thực hiện mục tiêu kép của Thủ tướng Chính phủ nhưng dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay vẫn ở mức khá cao.
Hơn nữa, biến đổi khí hậu là thách thức dài hạn của toàn cầu và đang tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta. Điều này cho thấy khu vực hợp tác xã không là ngoại lệ và phải đối mặt với thách thức, khó khăn đó.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã đề ra 5 chương trình hành động để chăm lo, hỗ trợ các thành viên trong việc khắc phục những khó khăn, thách thức từ biến đổi khí hậu cũng như đại dịch COVID-19 .
Trước hết, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin kịp thời đến các thành viên về những khó khăn, thách thức, chẳng hạn những rủi ro phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai, nước biển dâng tại Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến vấn đề xâm nhập mặn.
Cùng với đó, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng xây dựng đề án và thực hiện việc hỗ trợ hợp tác xã chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung ứng dịch vụ. Do vậy, năm nay sẽ triển khai việc kết nối với các hợp tác xã trong cả nước, nhất là hợp tác xã có quy mô lớn để giúp họ tư vấn về pháp lý, thông tin, cung ứng các dịch vụ công nghệ và xúc tiến thương mại.
Đặc biệt, Liên minh Hợp tác xã sẽ thành lập một sàn giao dịch điện tử cũng như các Câu lạc bộ hợp tác xã chuyên ngành, đơn cử như lĩnh vực liên quan đến rau quả, chăn nuôi, dược liệu, lương thực...
Để hình thành các Câu lạc bộ, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức cuộc họp để nắm bắt, trao đổi thông tin và kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp với các hợp tác xã đồng thời giúp các thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Qua đó, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã đề xuất phối hợp cùng các bộ, ngành nhằm kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động của các quỹ hỗ trợ hợp tác xã .
Đóng gói sản phẩm tại một hợp tác xã. (Nguồn: TTXVN)
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam kỳ vọng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ tích cực cho việc thành lập các quỹ này để mở rộng vốn, quy mô hoạt động và cơ chế hoạt động.
Tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới, các quỹ hỗ trợ được nhà nước giao cho hệ thống quản lý sẽ hoạt động hiệu quả và là kênh hỗ trợ vốn tích cực, nhất là cơ sở hạ tầng, vốn tín dụng và vốn lưu động.
Thời gian tới, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng đẩy mạnh các nguồn lực để xây dựng các mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị của 63 tỉnh, thành phố nhằm nhân rộng mô hình và tạo hiệu ứng lan tỏa.
Mới đây, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc thực hiện Dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021-2030.
Theo đó, trong dự án phát triển nông, lâm nghiệp, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cùng với Ủy ban Dân tộc đẩy mạnh việc thành lập và xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở địa bàn miền núi./.
- Xin trân trọng cảm ơn ông !
Đà Nẵng: Ổ dịch chợ đầu mối Hòa Cường tiếp tục phát sinh F0 liên quan Chiều 17/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận 120 ca nhiễm SARS-CoV-2; trong đó có 84 ca liên quan chuỗi lây nhiễm chợ đầu mối Hòa Cường. Trong số các ca nhiễm mới, có 47 ca đã được cách ly tập trung, 44 ca cách ly tại nhà và 20 ca...