Kỳ vĩ hồ “treo” trên sông ngầm Phong Nha
Chúng tôi thật ngỡ ngàng khi trong động Phong Nha lại phát hiện một hồ “treo” trên sông ngầm trong hang động này. Cứ tưởng, động Phong Nha dường như đã được khám phá hết, nhưng kỳ thực, nó hoàn toàn chưa được hiểu hết.
Hành trình vào với hồ “treo” đã tận thấy rất nhiều kiệt tác của địa mạo địa chất được nước khuất phục một cách ngoạn mục.
Hồ “treo” trên sông ngầm
Chúng tôi theo chân đội thám hiểm địa phương từ Trung tâm du lịch văn hóa sinh thái Phong Nha-Kẻ Bàng, ông Lê Thanh Lợi và Lê Chiêu Nguyên là những chuyên gia về hang động Phong Nha, bởi có thâm niên gắn bó từ lâu và họ đã tháp tùng nhiều chuyến khảo sát của đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh và được huấn luyện cho các am hiểu này. Ông Lợi cho rằng, động Phong Nha, ở sâu phía trong đó thật sự bí ẩn, và chúng tôi mỗi lần đi vào đây đều có một số thông tin mới bổ sung cho sơ đồ hang động Phong Nha thuộc hồ sơ di sản thế giới của UNESCO.
Sông Son có hai nguồn nước, một lấy từ lưu vực Chày ở hang Tối và suối nước Mọoc, nguồn khác chảy ra từ động Phong Nha. Từ cửa hang Phong Nha, đi sâu 1500m là nơi được đặt tên “Chiều sâu bí ẩn”. Ở phía đó, không có đèn, tất thảy đều bị ánh sáng tối ngự trị. Phía cuối của “Chiều sâu bí ẩn” là động Huyền Không, chúng tôi theo thuyền độc mộc đi vào, đúng ngay mét đá đầu tiên của Huyền Không là dòng sông “biến mất”, nó lặn xuống dưới một phiến đá khổng lồ cả mấy ngàn mét vuông, đi hết phiến đá, con sông ngầm lộ mình một đoạn vài mét, và lặn sâu mất dạng.
Đi tiếp, lại gặp một hồ nhỏ chừng 70m2, nó cách sông ngầm chừng 20m, hồ nhỏ này được đặt tên là “Xuyên Sơn Hồ”, nhưng quả thật, nó là chiếc hồ nhỏ bé so với hồ “treo” mới phát hiện phía trên nó. Nếu tính về độ cao, hồ “treo” mới này cách sông ngầm chừng 30m, theo tính toán địa chất, và cao hơn “Xuyên Sơn Hồ” 10m.
Thật ngoạn mục, bởi ở vị trí hồ “treo” này lòng hang rất rộng, hồ có diện tích gần 500m2, nhưng kỳ lạ là xung quanh có rất nhiều thạch nhũ, có nơi như cột trụ kiểu gotic, có nơi như rèm buông phủ, có nơi thạch lún phún bên bờ nước rất mảnh mai. Thạch nhũ quanh hồ ngoạn mục, là những kiệt tác đầy chất “thủy mặc” trong ánh sương giăng trên hồ quyện với ánh sáng của những chiếc đèn led chiếu vào.
Nguồn gốc hồ “treo” là sức mạnh của lũ
Các chuyên gia hang động từng thú thật là không biết nguồn nước của hang Phong Nha bắt nguồn từ đâu, nhưng những năm gần đây, đặc biệt là bắt đầu từ trận siêu lũ lịch sử năm 2010, họ dần vén được bức màn bí ẩn, nguồn nước của nó là sông Trà Ang lấy nguồn gốc từ Lào chảy về. Nhưng câu hỏi của chúng tôi đặt ra là vì sao trong động Phong Nha lại có hồ “treo” trên sông ngầm là một điều bí ẩn. Nhưng những bằng chứng của nước và hiểu biết của đoàn khảo sát địa phương đã giải thích rằng, nguồn gốc của hồ “treo” cũng chính là nước, đúng hơn là từ hàng tỷ tỷ trận lũ của hàng trăm triệu năm trước đã tạo ra chiếc hồ kỳ lạ này.
Chính các nhà khoa học của Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh giải thích, những hang động khổng lồ ở Phong Nha-Kẻ Bàng chính là những nơi thoát nước tự nhiên của vô số cơn lũ khổng lồ. Dòng chảy của lũ giúp bào mòn đá, và nhiều hang động, sau các trận lũ, nước rút đi sẽ để lại những chiếc hồ trong lòng hang động. Nhưng với Phong Nha, hồ “treo” là một kiểu cách khác của dòng lũ tạo ra.
Video đang HOT
Một bức trướng thạch nhũ gần hồ
Ông Lê Chiêu Nguyên cho rằng, vào mùa lũ, nước to, phía sau của động Phong Nha được tiếp nước thêm một tầng lũ, nước chảy vào đầy ắp hang động này, khi lũ rút, các bào mòn đá vôi từ hàng triệu năm tạo ra một hồ nhỏ bằng nắm tay, dần dần từ các trận siêu lũ, các ma sát tạo ra hồ nước lớn và đến nay hồ đã có dung nhan gần 500m2 sau hàng tỷ tỷ trận lũ tràn về. Khi đi đến phía cuối cùng của hồ “treo”, những dấu vết của các mớn nước cho thấy, vào mùa lũ, nước chiếm lên gần sát trần động bởi các vết phù sa do lũ đưa vào cho thấy điều đó.
Cạnh hồ “treo” này có nhiều bằng chứng cho biết lũ tạo ra các hồ nước kỳ lạ như thế, bởi quanh đó chúng tôi phát hiện hàng loạt chiếc hồ nhỏ tí như những chiếc tô lớn mà phía trong đó là trầm tích của cuội, sỏi, cát đã khoét sâu những hố đá qua dòng chảy của nước, chúng miệt mài bào mòn khi lũ kéo về, tạo ra những đường chảy xoắn ốc, và các hốc đá mở dần miệng mỗi năm vài milimet, có khi gặp đá dễ bào mòn có thể mở rộng vài centimet mỗi năm. Nhưng một góc nhỏ khác của hồ lại cho thấy một dòng chảy đưa nước về, chúng chảy không lớn, nhưng cũng đủ để tiếp nước cho hồ “treo” không cạn, nguồn nước này ở đâu là một câu hỏi rất bí ẩn.
Kỳ lạ những loài cá
Chúng tôi khởi hành với các máy móc phát điện từ 6 giờ sáng đến hai giờ chiều mới chạm chân tới hồ “treo” trên sông ngầm do cấu trúc gồ ghề của đá, vượt qua nhiều vực sâu trong hang động, cũng như mãi ngắm những đường nét thạch nhũ kỳ vĩ dọc lối đi.
Chuyến khảo sát địa phương trước đây chừng mười ngày, những thợ lặn kể, nơi sâu nhất lên 50m khi họ buộc đá vào một dây thừng và thả xuống xác định độ sâu. Họ cũng lặn xuống hồ và thấy cả một cá thể cá chình mà với họ, trong hang động vùng Phong Nha-Kẻ Bàng đều thấy quen, bởi cá chình trong khu vực nhiều vô kể. Khi chúng tôi đặt chân đến, một số thợ lặn được đi theo cũng phát hiện một loài cá trắng muốt toàn thân, đèn pha dọi vào nó bị lóa mắt và nổ hai hốc mắt.
Một loài cá có màu trắng mà chúng tôi thấy ở hồ
Ông Lê Thanh Lợi cho rằng, “cần nghiên cứu kỹ, bởi chúng tôi không chuyên về ngư loại học, sắp tới cần có những nhà nghiên cứu về cá đến khảo sát, xác định mới hiểu thêm về loài cá nổ mắt này”. Những ngư dân địa phương được mời đi theo cho rằng, trong hồ này có một ít cá sinh sống nhưng số lượng không thể nhiều như dưới sông ngầm. Chúng sống trong cả các ngách hang dưới đáy hồ mà các ngách đó vẫn không hiểu nó dẫn đi đâu.
Về sự xuất hiện của cá, ông Lợi cho rằng, có thể chúng di cư từ các mùa lũ và khi lũ rút, chúng không thoát ra ngoài được nên kẹt lại và trở thành cư dân của hồ. Có người đi trong đoàn chúng tôi nói vui có khi hồ có ngách thông với sông ngầm nên cá tìm đến.
Mặc dù đó không phải là giả thiết chắc chắn, nhưng nó cũng là điều đáng suy nghĩ, nhưng việc hồ thông với sông ngầm chưa thể chứng minh bằng thực tế, hơn nữa, hồ lại “treo” nên rất khó để thông xuống phía dưới. Xung quanh hồ, chính mắt tôi đã tìm thấy một số sinh vật giáp xác đến tìm nước, thân dài, chân dài, râu dài quá cỡ bình thường, đôi mắt của chúng nhỏ đến mức khó nhìn thấy, nhưng trong ánh sáng tối của hang động, chúng không trọng dụng đôi mắt mà lợi ích nắm hết ở bộ cảm biến của hai chiếc râu và những chiếc chân dài loằng ngoằng.
Cho dù là hồ nước như thế nào, thì nó nằm ở vị thế “treo” so với sông ngầm cho thấy các kiến tạo địa chất là đa dạng và dồi dào. Bàn tay của tạo hóa luôn uyển chuyển hơn sức tưởng tượng của con người. Và đó chính là kiệt tác mới của hang động Phong Nha từng được mô tả mấy chục mét đầu tiên từ hàng trăm năm trước qua sách vở địa chí, bây giờ đây là phần mới nhất vừa được khám phá vào đầu thập kỷ thứ hai của thể kỷ 21, một khám phá thú vị.
Theo Dantri
Sóng ngầm mại dâm (kỳ cuối): Dẹp tệ nạn mại dâm nào có khó gì!
Tìm một giải pháp cho vấn nạn mại dâm không phải khó. Cái chính là có đủ quyết tâm và sự dũng cảm để nhìn nhận nó một cách thấu đáo. Thế giới đã giải quyết mại dâm thế nào để tạo ra một môi trường sống lành mạnh cho người dân và du khách?
Núp bóng dịch vụ
Đến hết năm 2011, Đà Nẵng có gần 350 điểm kinh doanh dịch vụ nhạy cảm. Cụ thể, có 13 quán bar quy mô tương đối lớn; 59 cơ sở kinh doanh massage thu hút hơn 420 nhân viên nữ phục vụ. Đặc biệt, các quán karaoke chiếm số lượng lớn với 269 điểm. TP đã tạm dừng việc đăng ký thêm điểm karaoke, tuy vậy các điểm massage vẫn không ngừng tăng lên. Điều dễ nhận thấy, mại dâm hiện tại không phải đứng đường, hình thành các "phố sung sướng" bắt khách trông nhức mắt mà hầu hết hoạt động kín đáo, núp bóng dưới các dịch vụ nhạy cảm. Không phải tất cả, nhưng phần lớn các dịch vụ massage tại Đà Nẵng đều có liên quan đến các hành vi mại dâm. Các hành vi này đều được coi là tệ nạn, ảnh hưởng tới văn hóa, lối sống, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vậy làm gì để chấn chỉnh các hành vi mại dâm biến tướng núp bóng từ các dịch vụ nhạy cảm?
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Minh Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội (PCTNXH) TP Đà Nẵng và được ông cho biết, so với các thành phố lớn khác trên cả nước thì Đà Nẵng vẫn là một trong những "điểm sáng", ít phức tạp về tình hình hoạt động biến tướng của mại dâm. Trong năm 2011, Đội Kiểm tra liên ngành (KTLN) các cấp đã tiến hành kiểm tra 675 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, qua đó đã cảnh cáo, chấn chỉnh 108 cơ sở, xử phạt hành chính 50 cơ sở với số tiền phạt hơn 62 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 13 cơ sở. Ngoài ra, Đội KTLN còn phối hợp với CA các địa phương tổ chức kiểm tra 13 tụ điểm hoạt động mại dâm. Sau kiểm tra, đã phát hiện, xử lý 22 đối tượng, chuyển hồ sơ đề nghị truy tố 3 vụ với 3 đối tượng (1 chủ chứa, 2 môi giới); đưa vào cơ sở chữa bệnh 15 đối tượng bán dâm. Bên cạnh đó, công tác tổ chức tuyên truyền cũng được tích cực phổ biến trong nhân dân khi tổ chức tuyên truyền 932 điểm, thu hút 77.832 lượt người tham dự nhằm nâng cao ý thức trong nhân dân về việc PCTNMD.
Ông Hùng cho biết, TP có thừa các văn bản tổ chức dẹp mại dâm, vấn đề chính vẫn do cách làm. Mặc dù khi triển khai thành lập đoàn KTLN với đầy đủ thành phần từ Thanh tra Sở VH-TT&DL, Văn phòng UBTP, các đơn vị CATP tới Chi cục PCTNMD, những tưởng lực lượng hùng hậu, đã "đánh" sẽ thắng lớn. Tuy vậy, thực tế lại khác, "chưa đánh đã lộ". Nhiều địa điểm, khi Đoàn tới, chủ dịch vụ đã biết trước nên bố trí sẵn phương án phòng bị, kết quả kiểm tra công cốc. Mặt khác cũng phải thấy, kinh phí cho hoạt động phòng chống tệ nạn không cao, gây trở ngại nhất định. Cụ thể, chế độ chi cho cán bộ hoạt động đêm, có tính chất nguy hiểm, chỉ có 60 ngàn đồng/đêm là quá thấp. Đấy là chưa kể đến cách trang bị kỹ thuật khi mà hoạt động của tệ nạn ngày càng tinh vi, nhiều tụ điểm có tính chất phức tạp, nguy hiểm.
Các dịch vụ nhạy cảm như vũ trường, bar là nơi núp bóng của mại dâm hiện nay.
Quan niệm về mại dâm
Dưới góc độ xã hội học, Thạc sĩ Nguyễn Duy Hới - ĐH Khoa học Huế nhìn nhận: "Mại dâm là một hiện tượng xã hội, có lịch sử tồn tại lâu đời cả ở phương Đông và phương Tây. Trong truyền thống văn hóa Việt vốn chịu nhiều tư tưởng của Nho giáo thì tệ nạn mại dâm bị lên án cực lực. Nếu trong một làng, một dòng họ có người làm nghề bán dâm thì bị cả dòng họ, cả làng lên án và ruồng bỏ đối với những cá nhân liên quan.
Theo quan niệm của người xưa, người bán dâm làm ảnh hưởng, hoen ố đến hình ảnh và danh dự của cả một làng, một dòng họ nên không thể chấp nhận được. Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường thâm nhập sâu vào đời sống xã hội thì tệ nạn mại dâm lại có một đặc điểm mới. Đó là quan niệm về mại dâm của giới trẻ "thoáng" hơn. Chính vì thế, xu thế hoạt động mại dâm ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Nhưng cũng phải khẳng định, việc thỏa mãn nhu cầu cá nhân cũng như nhu cầu sinh lý chỉ diễn ra ở một bộ phận nhỏ trong xã hội, không phải phổ biến.
Trước việc quản lý, phòng chống gắt gao của ngành chức năng, mại dâm có dịu xuống, nhưng ở bề nổi, còn thực chất bên trong vẫn ngấm ngầm, diễn biến phức tạp. Dưới góc độ quy chuẩn đạo đức, khi tệ nạn mại dâm ngày càng có chiều hướng phát triển thì điều đó cũng có nghĩa rằng những giá trị về đạo đức, giáo dục và lối sống của không chỉ người bán dâm xuống cấp mà về mặt xã hội cũng có vấn đề(!). Do vậy, để quản lý, chấn chỉnh tốt những hành vi lệch lạc như mại dâm, đòi hỏi cơ quan quản lý, các cấp, các ngành về văn hóa, giáo dục... cần xây dựng những hệ thống giá trị chuẩn mực, các chế tài đủ sức răn đe và những áp lực đối với cả người bán, cả người mua dâm trong mối tương quan về đạo đức và lối sống".
Hiện nay, cả thế giới coi mại dâm là một tệ nạn cần bài trừ, tuy nhiên mỗi nước lại có cách đối xử với tệ nạn này rất khác nhau. Việt Nam và phần lớn các nước khác cấm tuyệt đối tệ nạn này trong khi một số nước lại quản lý nó bằng cách "sống chung" với nó. Chẳng hạn tại Đức, Italia, Thái Lan... thừa nhận mại dâm là nghề, có điều luật để quản lý. Ở Hà Lan, mại dâm còn được quảng cáo trên một số phương tiện thông tin. Tuy vậy, tại các quốc gia này, gái mại dâm được kiểm tra sức khỏe định kỳ, thường xuyên, phải đóng thuế rất nặng, được quy hoạch vào các khu phố để hành nghề gọi là "phố đèn đỏ".
Rõ ràng, việc dẹp tệ nạn mại dâm sẽ không quá khó, nếu có sự vào cuộc của tất cả các cấp, ngành một khi chúng ta có cái nhìn đúng đắn về nó. Bởi, chỉ có nhìn nhận rõ bản chất sự việc mới tìm ra được nguyên nhân và đó là cái gốc của vấn đề: dẹp tệ nạn mại dâm phải từ "gốc" chứ không thể từ "ngọn" như trước đến nay chúng ta vẫn làm.
Tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống mại dâm, ma túy, AIDS năm 2011 vừa diễn ra, Bộ Y tế báo cáo, năm 2011, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm 41,4% ( năm 2010 là 38,7%). Trong khi đó, trường hợp nhiễm HIV lây qua đường máu chiếm tỷ lệ 46,7% (giảm 3% so với cùng kỳ năm 2010). Như vậy, khả năng nhiễm HIV thông qua tình dục (chủ yếu gái bán dâm) đang gia tăng và nhiễm HIV qua ma túy lại giảm. Cũng theo báo cáo, trong năm 2011, lực lượng CA các cấp của 57/63 tỉnh, thành phố đã bắt giữ 1.385 gái bán dâm, hơn 1.200 khách mua dâm và 834 là chủ chứa.
Theo ANTD
Sóng ngầm mại dâm (7): Muôn nẻo đường trở thành "gái gọi" Con đường nào đã đẩy những cô gái vào chốn bán thân? Con đường nào đã đưa khách đến với những đường dây gái gọi? Điều gì còn đọng lại sau tệ nạn nhức nhối này? Đường đến gái gọi Sau khi vũ trường P. tạm ngừng hoạt động, phần lớn dân chơi Đà thành dạt về vũ trường Q. trên đường Bạch...