Kỳ vĩ hang động Chùa Tiên
Động Chùa Tiên ( Lạc Thủy, Hòa Bình) không chỉ khiến du khách ngạc nhiên trước hàng trăm khối thạch nhũ tuổi đời ngót nghìn năm, mà còn là nơi để trút bỏ những muộn phiền, hướng về tổ tiên.
Quần thể di tích thắng cảnh Chùa Tiên (Lạc Thủy, Hòa Bình) gồm một hệ thống hang động bố trí rải rác dọc hai dãy núi Tùng Xê và Hương Tích.
Nằm trong số các dãy núi đá vôi liên hoàn từ Tây Bắc xuống Ninh Bình. Cụm di tích Chùa Tiên có khoảng hơn 20 động lớn nhỏ khác nhau, trong đó phải kể đến các động Tam Tòa, Thủy Tiên, Cung Tiên, Hoàng Mười… Mỗi động đều đem đến cho du khách sự ngạc nhiên trước bàn tay sáng tạo “muôn hình, vạn trạng” của tạo hóa.
Chùa Tiên tựa mình vào sườn núi
Để lên đến động Tam Tòa, du khách phải vượt qua gần 800 bậc đá trên một quãng đường dài gần nửa cây số nhưng “đến Chùa Tiên mà chưa tới Tam Tòa thì coi như chỉ biết tới một nửa vẻ đẹp của quần thể danh thắng này”.
Mỗi khối thạch nhũ trong động Tam Tòa là một câu chuyện lý thú khơi gợi trí tưởng tượng của du khách: Phật bà trăm tay, cây vàng, cây bạc, lô nhang xạ nhiệt, cánh chim Phượng Hoàng… Thạch nhũ khi trông như một dòng thác bạc chảy dài từ trần hang đổ xuống, khi uốn lượn mềm mại như giấy lụa.
Tháp thạch nhũ xếp tầng tầng lớp lớp
Công trình kiến tạo hàng vạn năm của tạo hóa
Động Thủy Tiên uốn lượng theo triền núi Tùng Xê với nhiều trầm tích còn nguyên bản có thạch nhũ trông như quả đào tiên, bọc trăm trứng lại có thạch nhũ tựa như tượng đài mẹ bồng con và khi bạn lấy tay gõ vào đá sẽ nghe lanh lảnh như tiếng chuông. Những hạt cát óng ánh trên những khối thạch nhũ cùng với những giọt nước tý tách rơi vẫn đang tiếp tục công trình kiến tạo của tự nhiên.
Thạch nhũ có hình quả đào tiên
Bọc trăm trứng
Phía trước động Thủy Tiên là một thung lũng rộng có tên là Thung Tình Yêu. Tương truyền rằng đây chính là nơi mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân gặp nhau. Người ta kể rằng, lời tỏ tình yêu đương ở thung lũng này rất linh nghiệm. Ai thề nguyền ở đây thì tình yêu lứa đôi sẽ thuỷ chung bền chặt cùng năm tháng.
Toàn cảnh Phú Lão nhìn từ động tam tòa với những dãy đồi bát úp lô nhô
Video đang HOT
Du khách đến thăm quan Chùa Tiên không chỉ để chiêm ngưỡng những kỳ công sáng tạo của đá, của nước mà còn để cảm nhận những giá trị văn hóa lịch sử, trở về với cội nguồn, tìm về cõi tâm linh hướng thiện. Hầu hết các hang động đều có bàn thờ Phật, thờ Mẫu ẩn hiện dưới mái vòm hang động làm tăng thêm sự linh thiêng, thư thái cho du khách.
Quán Trình là nơi thờ ba vị đức ông khai sinh ra đất Mường Lão. Tương truyền, ngày xưa có ba anh em họ Đào tên Tấn, Minh, Ngọc là người khai thiên lập địa nên vùng đất này. Khi ba ông mất, mối lấp gần thi hài chỉ để lộ ra 6 bàn chân. Thấy sự tích linh thiêng, dân trong vùng lập đền thờ để tưởng nhớ công lao khai phá và tôn các ông là Thành hoàng làng.
Trước mỗi của động đều có bàn thờ Phật
Ngoài ra du khách còn có thể đến suối động Giải Oan để trút bỏ những nặng nề, ưu phiền trong lòng bấy lâu. Thắp hương cầu tài, cầu lộc nơi suối vàng, bạc. Bày tỏ sự hiếu thuận, công ơn sinh thành dưỡng dục với cha mẹ, tổ tiên ở Đền Mẫu Âu Cơ.
Lễ hội chùa Tiên được tổ chức từ mồng 4 Tết Nguyên đán hằng năm. Đến khu danh thắng đúng ngày mở hội, du khách còn có dịp chứng kiến các lễ nghi khai hội độc đáo của người dân địa phương cầu cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt, làng xóm đầm ấm, yên vui.
Thông tin thêm:
- Hiện nay giá vé trọn gói cho tour Hà Nội – Chùa Tiên – Động Phú Lão trong một ngày có giá khoảng 250-280.000 đồng/1 du khách.
- Quần thể di tích Chùa Tiên nằm cách thành phố Hòa Bình 80 Km và trung tâm Hà Nội khoảng 80Km, cách thắng cảnh Hương Sơn 5 km. Từ Hà Nội, du khách có thể đi theo Quốc lộ 6 tới Xuân Mai rồi theo đường Hồ Chí Minh, du khách sẽ đặt chân tới thắng cảnh này.
Theo aFamily
Kì vĩ hang động Sơn Đoòng
"Có cả rừng trong hang, đủ lớn để chứa được một tòa nhà chọc trời tại New York. Còn điểm kết của hang là bất tận." - Đó là những dòng đánh giá về hang Sơn Đoòng, hang động tự nhiên lớn nhất thế giới trên tạp chí nổi tiếng National Geographic.
Hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng. Nó là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam và gần biến giới Lào.
Ngày 22/4/2009, khi công bố về hang động lớn nhất thế giới này, Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh cho biết hang có chiều rộng 200m, cao hơn 150m, dài ít nhất 6,5km. Hang có thể còn dài hơn nữa, tuy nhiên do điều kiện kỹ thuật, các nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã không thể đi hết chiều dài của hang để kết luận hang dài bao nhiêu.
Với kích thước này, hang Sơn Đoòng đã vượt qua hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu của Malaysia (với chiều cao 100m, rộng 90m, dài 2 km) để chiếm vị trí hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Hang động này do Hồ Khanh, người dân địa phương tìm ra và hướng dẫn đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tìm tới, và chính ông cũng đã đặt tên cho hang động này.
Trong lần khám phá lại gần đây nhất, các nhà khoa học xác nhận: Sơn Đoòng dài ít nhất 8,5 km, cao 200m, có nơi có thể lên đến 250 m. "Trong vòm hang cao 200m, quang cảnh cực kỳ tráng lệ. Với những hình ảnh về vườn địa đàng trong lòng hang, bức tường thạch nhũ khổng lồ hay bộ sưu tập "ngọc trai" hàng vạn năm tuổi, người xem đã phải sửng sốt với sự kì vĩ đến khó tin của hang Sơn Đoòng.
Cách duy nhất để vào hệ thống hang động là đu dây từ từ vách hang Loọng Con, cao khoảng 70m
Dòng "thác" ánh sáng dội từ trên bề mặt xuống, để lộ những cột thạch nhũ dẹt và nhẵn thín, với nhiều hình thù lạ mắt trong lòng hang Loọng Con. Các nhà thám hiểm đã gọi đây là Vườn xương rồng
Hơi nước bốc lên làm không khí mát lạnh và tạo nên cả mây bên trong hang Loọng Con
Một chiếc cột khổng lồ trong hang Kén, một trong 20 hang mới được phát hiện vào năm 2009 tại Việt Nam
Mùa khô, từ tháng 11-4, là khoảng thời gian an toàn để khám phá hang Kén, với những ao nước nông. Nhưng vào mùa mưa, dòng sông ngầm dâng lên, nhấn chìm mọi lối đi
Đoạn hang có bề rộng khoảng 92m, với vòm rộng gần 244m này trong Sơn Đoòng có thể chứa được cả một tòa nhà cao 40 tầng ở New York, Mỹ
Một đoạn mái của hang Sơn Đoòng bị sập nhiều năm trước đã tạo điều kiện cho ánh sáng ùa vào, cây cối xum xuê phát triển, tạo nên một cánh rừng kỳ vĩ giữa lòng hang. Các nhà thám hiểm đặt tên cho nơi đây là Vườn địa đàng
Sương mù quét qua Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, nơi đã "cất giấu" một trong những hệ thống hang động lớn nhất châu Á. Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ta từ miền bắc vào đã trú ẩn trong những hang này để tránh các cuộc không kích của Mỹ. Những hố bom ngày ấy giờ đây trở thành hồ cá
Đoàn thám hiểm thâm nhập Hang Én dưới lòng đất, một hang được sông Rào Thương tạo ra. Vào mùa khô, sông thu hẹp thành những ao nhỏ, nhưng vào mùa mưa, nước có thể dâng cao hàng chục mét
Khoảng không gian thu hẹp giữa hang Én. Các nhà thám hiểm đứng bên dưới mái hang đầy vỏ sò tích tụ sau nhiều năm ngập nước
Những dải thạch nhũ gần cửa hang Én, được ví như thác nước hóa đá, có màu xanh của rêu và tảo
Lối vào hang Sơn Đoòng: "Mặc dù đây là những hang động vô cùng lớn, nhưng chúng gần như vô hình cho đến khi bạn ở ngay trước chúng", một nhà thám hiểm nhận xét. Các thợ săn đã phát hiện ra chúng khi thấy gió hắt lên từ những cửa hang dưới lòng đất
Nơi nào có nắng gió chiếu vào là nơi đó có màu xanh của sự sống sinh sôi trong hang Sơn Đoòng, một thế giới hoàn toàn khác với sự trần trụi, tối đen như mực thường thấy ở hầu hết các hang động khác
Qua hàng vạn năm, tinh thể canxi đã bao bọc những hạt cát nhỏ để tạo thành những "viên ngọc trai" quý hiếm. "Bộ sưu tập ngọc trai" vô giá này nằm gần Vườn địa đàng trong hang Sơn Đoòng
Còn đây là những rẻ xương sườn - tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ của thiên nhiên trong Sơn Đoòng
Giống như tòa lâu đài trên một khu đồi nhỏ, tác phẩm đá này rực sáng dưới bầu trời trong hang Sơn Đoòng
Thách thức lớn nhất đối với đoàn thám hiểm là tìm cách vượt qua bức vách được mệnh danh là Vạn lý trường thành Việt Nam. Đây là một vách nhũ đá khổng lồ cao khoảng 70m nhô ra ở độ sâu hơn 6km dưới lòng hang Sơn Đoòng
Một khi đã qua được bức tường, đoàn thám hiểm phát hiện ra đây là lối thứ hai vào hang
Thác nước trong hang Sơn Đoòng được phát hiện qua một "miệng hố tử thần"
Theo Dân Trí
Thăm dinh cơ của đại gia 'tự xây mộ ướp xác' cho mình "Cơ ngơi" của ông Đức ngự trên mảnh đất rộng hơn 21 hecta với hồ nuôi ba ba, cá sấu, cá da trơn, chuồng nuôi gấu, lợn mán... với hang động và những con đường nên thơ do ông xẻ núi mà thành. Cách đây cả chục năm, vị đại gia có biệt danh Đức "gấu" gây sửng sốt dư luận khi nuôi...