Kỳ vĩ gành Đá Đĩa
Nhìn từ xa, gành Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ, đen huyền, nổi bật giữa màu xanh của biển. Khi đến gần, gành trông giống những chồng đĩa trong các lò gốm hay nhà hàng lớn.
Từ Phú Yên có rất nhiều cách để đi đến gành Đá Đĩa. Đường bộ theo tuyến quốc lộ 1A về hướng Bắc khoảng 30km, đến thị trấn Chí Thạnh rẽ phải đi về phía Đông khoảng 12km hay bằng đường thủy (mất từ 1- 2giờ), xuất phát từ bến cảng phường 6, Tp.Tuy Hòa. Mỗi phương tiện để lại những cảm xúc khác nhau, quang cảnh ven đường cũng khách nhau song du khách thường chọn đường thủy để vừa không phải vất vả cuốc bộ, vừa có thể ngắm cảnh đẹp của biển, các bãi tắm, các hòn đảo…
Toàn cảnh gành Đá Đĩa.
Đúng như tên gọi, nhìn từ trên xuống, gành Đá Đĩa như một chồng đĩa đen bóng với những viên đá hình tròn và đa giác xếp chồng, khít vào nhau trông thật lạ khiến du khách liên tưởng đến trò chơi Lego khổng lồ của tạo hóa. Cái trò chơi Lego nửa chìm, nửa nổi trong mảng màu xanh rì rào của nước biển, những chiếc thuyền đánh cá xa xa như ru lòng người vào cõi thiên thai.
Sóng ở gành Đá Đĩa luôn mạnh, đập vào bờ đá, tung bọt trắng xóa khiến nhiều du khách e ngại việc đi dọc bờ đá sẽ nguy hiểm. Thế nhưng nếu vì điều đó mà không dám men theo con đường “đi thét mà thành” của người dân địa phương xuống gành, trải qua cảm giác tuyệt vời khi bước chân trần trên “những cái đĩa”, mắt nhìn đá, nhìn biển, nhìn trời; bên tai ầm ì sóng vỗ; mũi và miệng nghe nồng mùi biển; thỉnh thoảng dừng lại nhấm nháp một nhánh rong biển mặn mặn thì thật là một thiệt thòi lớn. Bởi những đợt sóng đó tuy có vẻ dữ dội nhưng chỉ làm ướt áo du khách. Một liên tưởng thú vị sẽ cho ta cảm giác thích thú: những bọt sóng tung cao vừa là lời chào mừng, vừa như rủ rê hòa mình vào dòng nước mát lạnh của gành dành cho du khách.
Video đang HOT
Đi dọc theo gành sẽ phát hiện giữa gành có một lõm trũng. Lâu ngày nước mưa và nước biển đọng lại thành vũng. Nơi đó như một thế giới nước thu nhỏ với những chú nham (loại cua nhỏ), tôm, cá nhỏ… sinh sống. Cả những chú sứa, sao biển theo thủy triều đi lạc. Xung quanh lõm, đá dựng tầng tầng. Du khách có thể dựa lưng vào đó để tâm hồn thư thái mà ngắm từ trời cao lồng lộng đến biển rộng mênh mông.
Nếu muốn tắm biển, thì phía nam gành Đá Đĩa có bãi tắm nước trong vắt, bờ cát hình lưỡi liềm, trắng, sạch và mịn, dài khoảng 3km. Phía bắc có bãi đá nham thạch rất đẹp trãi dài trên 500m, lên đến gành Đèn là cửa vịnh Xuân Đài.
Tuy nổi tiếng và thu hút nhiều du khách nhưng hiện nay, gành Đá Đĩa vẫn chỉ có những sản phẩm du lịch do du khách tự tạo như cắm trại, tắm biển, câu cá; tổ chức trại sáng tác nghệ thuật, thơ, hội họa… chứ chưa có hẳn một khu du lịch. Du khách muốn tham quan hay cắm trại tại đây cần chuẩn bị các thứ ở nhà.
Theo Bưu điện Việt Nam
Mùa đông chèo thuyền trên hồ Tuyền Lâm
Khám phá hồ bằng thuyền, du khách sẽ có dịp thưởng ngoạn một Đà Lạt khác, cũng như cảm nhận rõ hơn không khí mát rượi của tây nguyên vào giữa trưa.
Nằm cách Đà Lạt 5km về hướng Nam, giữa rừng thông trùng điệp, hồ Tuyền Lâm là một hồ nước khá rộng và nhiều ốc đảo. Ngược theo dòng nước, hồ Tuyền Lâm được tạo thành bởi dòng suối Tía và thượng nguồn sông Đa Tam từ núi Voi đổ về.
Nếu nhìn từ cáp treo hay nhìn từ trên cao, hồ Tuyền Lâm như một đại dương thu nhỏ với mỗi ốc đảo trên hồ là một châu lục thì khi chọn loại hình du thuyền khám phá hồ, du khách sẽ cảm nhận được cái bao la giữa trời và mặt nước, cảm giác hòa mình hoàn toàn vào thiên nhiên, thư giãn hoàn toàn. Và cũng từ góc nhìn ấy, du khách sẽ phát hiện có một Đà Lạt rất khác. Dốc, đồi như cao hơn, không gian như mênh mông, trải rộng hơn.
Mặt hồ rộng mênh mông.
Thanh bình với sự bao la của hồ, màu xanh của nước và của những chiếc thuyền nằm chờ khách trên bến.
Hay những "chú thiên nga" trắng xóa vung vẫy giữa hồ.
Xuất phát.
Thưởng ngoạn một vẻ đẹp khác của Đà Lạt khi du thuyền trên hồ.
Len lỏi giữa những ốc đảo.
Theo Bưu điện Việt Nam
Hồ Kính Bạch trong vắt mùa tuyết lạnh Nằm trong khu công viên sinh thái ở tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc), hồ Kính Bạch vẫn có dòng nước trong veo giữa mùa đông buốt giá. Theo Bưu điện Việt Nam