Kỷ vật vô giá của Hà Nội thời kỳ hào hùng 1946-1947
Hàng chục hiện vật lịch sử về 60 ngày đêm khói lửa 1946-1947 ở Hà Nội đã được giới thiệu nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô.
Bom ba càng và các loại súng Trung đoàn Thủ đô đã sử dụng trong 60 ngày đêm khói lửa 1946 – 1947. Hình ảnh Kiến Thức ghi lại tại trển lãm “Hà Nội – Ký ức tháng Mười”, diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội từ ngày 4/10 đến hết tháng 12/2014.
Súng lục của Trung đoàn Thủ đô sử dụng trong 60 ngày đêm khói lửa 1946 – 1947.
Vỏ đạn pháo 75 ly ở Pháo Đài Láng, nơi nổ phát súng đầu tiên vào thành Hà Nội ngày 19/12/1946.
Bộ quần áo của chiến sĩ Vệ quốc quân năm 1946.
Cờ của tự vệ thành Hoàng Diệu năm 1946 – 1947.
Video đang HOT
Mũ ca-lô của chiến sĩ Vệ quốc quân năm 1946.
Dao găm của tự vệ Thủ đô sử dụng trong 60 ngày đêm khói lửa 1946 – 1947.
Giáo và gươm tự vệ Thủ đô sử dụng trong 60 ngày đêm khói lửa 1946 – 1947.
Mũ sắt và súng các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đã sử dụng trong 60 ngày đêm khói lửa 1946 – 1947.
Súng của Trung đoàn Thủ đô sử dụng trong 60 ngày đêm khói lửa 1946 – 1947.
Theo Kiến thức
Ngày tiếp quản Thủ đô trong ký ức người cận vệ
Những người Thanh Hóa có mặt ở Hà Nội vào thời khắc tiếp quản, giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954, đến nay chỉ còn mấy người. Trong ký ức khó phai mờ, vui mừng trào nước mắt, những người còn sống hôm nay luôn xem đó là kỷ niệm sâu sắc, không thể nào quên.
Ông Nguyễn Đình Sơn (người cầm cuốn sổ) chụp ảnh với Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Những ngày đầu tháng 10/2014, chúng tôi tìm đến thăm người lính cận vệ năm xưa Nguyễn Đình Sơn (SN 1931) tại ngôi nhà 14/42 khối Lam Sơn 1, phường Tân Sơn (TP Thanh Hóa), khi sức khỏe của ông đã có phần yếu vì tuổi già.
Những ngày cả nước kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô, ngôi nhà của ông đón tiếp nhiều người hơn, bởi ở Thanh Hóa, có lẽ ông là một trong ít người tham gia tiếp quản Thủ đô còn sống đến hôm nay. Mọi người đến thăm ông để được xem những tư liệu ông sưu tầm, lưu giữ về Bác Hồ, nghe ông kể về câu chuyện tiếp quản Thủ đô năm xưa. Tai ông Sơn không còn nghe rõ, mắt không còn tinh ranh, câu chuyện giữa chúng tôi với ông là những câu hỏi được viết trên giấy, để ông đọc, ông ngẫm, rồi ông kể.
Ông Sơn sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em ở làng Cẩm Nga, xã Đông Yên, Đông Sơn (Thanh Hóa). ?Năm 1946, ông làm giao liên cho Đại đội chủ lực Tỉnh đội Thanh Hoá. Tháng 8/1953, ông tình nguyện đi TNXP, được phân bổ vào đơn vị C274, Đội 40 Đoàn TNXP Trung ương, làm nhiệm vụ sửa đường, tháo gỡ bom, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuối năm 1953, ông vinh dự là một trong 5 người của đơn vị được tuyển chọn vào Đại đội C267, Đội 36 Đoàn TNXP Trung ương vào phục vụ Bác Hồ và Trung ương ở ATK. Đồng thời, ông được giao nhiệm vụ bảo vệ phòng giam bảo mật ở An toàn khu (ATK).
Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đơn vị của ông Sơn nhận được lệnh của cấp trên về tiếp quản Thủ đô từ đầu 10/1954. Mọi người trong đơn vị ai cũng hạnh phúc, tự hào. Ngày 5/9/1954, đơn vị hành quân từ Yên Sơn (Tuyên Quang) về xã Văn Lãng, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) dừng chân nghỉ lại thì được gặp Bác Hồ. Là cận vệ bảo vệ ATK, nhưng đây là lần đầu tiên ông Sơn được gặp và được nghe Bác Hồ nói chuyện.
Chân dung của ông Nguyễn Văn Kỷ Ảnh: Hoàng Lam
"Hôm đó trời vừa mưa, ăn trưa xong, cấp trên triệu tập ngay chúng tôi để đón Bác. Nghe lệnh triệu tập, anh em trong đơn vị ôm nhau khóc vì vui mừng được gặp Bác. Hình ảnh Bác giản dị, gần gũi. Bác chỉ vào chiếc đồng hồ để giải thích, mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều quan trọng. Cũng như cách mạng thành công là do đoàn kết, thống nhất ý chí trên dưới một lòng. Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng, mỗi người hoàn thành tốt nhiệm vụ đều vẻ vang. Bác nói về những khó khăn khi tiếp quản Thủ đô và căn dặn những điều cần làm để hoàn thành tốt nhiệm vụ"- ông Sơn kể lại.
Sau cuộc trò chuyện với các chiến sĩ, Bác trở về căn cứ, còn ông Sơn và đơn vị tiếp tục hành quân từ Đại Từ đi Bình Ca, qua thị xã Phú Thọ, Trung Hà rồi về tập kết tại Hà Đông, để chờ lệnh cấp trên. "Từ ngày mùng 5 đến 9/10/1954, bộ đội ta tiến vào Thủ đô tiếp quản các cơ quan, công sở, công trình... từ quân Pháp. Hai bên đường là cờ, hoa, nhân dân Thủ đô chào đón quân ta trở về Hà Nội. Niềm vui ngập tràn mọi ngõ, ngách, góc phố" - ông Sơn nhớ lại.
Cuối năm 1954, ông Sơn được bầu là Chiến sĩ thi đua của đơn vị, được Bác Hồ tặng quà là một chiếc khăn mặt. Ngày 27/1/1955, ông vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đến tháng 2/1955, ông được điều về công tác tại Cục 40 cơ động- Cục cảnh vệ bảo vệ Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch và khi Bác đi công tác. Tại đây, ông Sơn lại vinh dự được gặp Bác Hồ lần thứ 2.
Đang công tác tại Cục cảnh vệ thì vợ của ông Sơn lâm bệnh qua đời để lại 3 đứa con nhỏ. Sau đó, ông Sơn về Sở Công an Thanh Hóa công tác. Trong quá trình công tác và cống hiến cho Đảng, Nhà nước, ông Sơn có vinh dự đặc biệt 4 lần nhận Huy hiệu Bác Hồ. Năm 1982, sau khi nghỉ hưu, ông Sơn dành thời gian của mình để tìm hiểu, sưu tầm về tư liệu Bác. Tại gia đình ông, hiện đang lưu giữ rất nhiều bài báo, tư liệu, hình ảnh về Bác Hồ.
Theo Tiền phong
Hà Nội thông xe cầu mái vòm rộng nhất cả nước Sáng nay (9/10), UBND TP Hà Nội đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật đường 5 kéo dài và cầu Đông Trù cây cầu mái vòm rộng nhất cả nước, bắc qua sông Đuống. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Hà Nội khai trương tuyến xe buýt dùng vé điện tử đầu...