Kỷ vật thời chiến của chiến sĩ công an nhân dân
Chiếc kim móc, bộ đồ nghề cắt tóc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, những trang nhật ký, khẩu súng ngắn… là những kỷ vật tiêu biểu được trưng bày tại triển lãm “Dấu ấn những chiến công thầm lặng”.
490 kỷ vật tiêu biểu lựa chọn trong số 5.159 kỷ vật đã tiếp nhận của các tập thể, cá nhân qua hơn 3 năm được mang đến triển lãm “Dấu ấn những chiến công thầm lặng”, khai mạc hôm nay tại Hà Nội. Kỷ vật trưng bày phản ảnh sinh động nhiều lĩnh vực hoạt động của lực lượng công an nhân dân, trọng tâm là những chiến công thầm lặng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Lực lượng công an bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong buổi mít tinh tại huyện Thuận Châu, Sơn La, năm 1959.
Bộ dụng cụ cắt tóc của thượng tá Phạm Văn Hán, cán bộ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, sử dụng để phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước từ năm 1970 đến 2000.
Chiếc kim móc bà Nguyễn Minh Thi, cán bộ Cục Trinh sát ngoại tuyến sử dụng để hoá trang thay đổi một phần nhận dạng cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ông đi thị sát việc nhân dân Hà Nội chuẩn bị đón Tết.
Súng ngắn của ông Trần Phi Hùng, cán bộ Ban An ninh trung ương Cục miền Nam sử dụng từ năm 1968 đến 1975.
Thẻ căn cước giả của ông Nguyễn Trung Chính, Phó trưởng ban An ninh thành phố Huế sử dụng hoạt động thời kháng chiến chống Mỹ.
Sổ ghi chép của chiến sĩ Cao Hùng Sâm, cán bộ Cục Cảnh vệ sử dụng năm 1962-1976. Ngày 26/10/1967, chiến sĩ Sâm đã bơi ra hồ Trúc Bạch (Hà Nôi) bắt sống thiếu tá phi công hải quân J.McCain.
Video đang HOT
Sổ nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Minh Sơn (Nguyễn Hải Trường), cán bộ Công an nhân dân vũ trang từ tháng 1/1965 đến 3/1967.
Một số loại huy chương tặng cán bộ chiến sĩ công an nhân dân qua các thời kỳ.
Lá thư thời chiến ghi lại những giây phút cam go, quyết liệt trong cuộc đấu mưu, đọ trí với tình báo, gián điệp; hay những khoảng lặng bình yên…
Kỷ vật vì bình yên cuộc sống là những minh chứng sống động cho những cống hiến của lực lượng Công an nhân dân. Triển lãm kéo dài tới ngày 8/9, tại số 1 Trần Bình Trọng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngọc Thành
Theo VNE
Những kỷ vật lịch sử vô giá của lực lượng công an
Dép cao su, vũ khí, quân tư trang là những kỷ vật vô giá, gắn liền với từng thời điểm phát triển của lực lượng Công an Nhân dân hiện đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Công an Nhân dân số 1 Trần Bình Trọng (Hà Nội).
Chiêm ngưỡng những kỷ vật vô giá của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam
Hơn 1.700 kỷ vật đang được trưng bày tại đây. Hệ thống trưng bày bên trong gồm 3 chủ đề tương ứng với 3 thời kỳ lịch sử. Đây là một trong những công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.
Một số kỷ vật qua các thời kỳ phát triển của Công an Nhân dân Việt Nam:
Dép cao su được được lực lượng công an sử dụng trong những ngày đầu cách mạng, năm 1945
Khẩu súng của đồng chí Trần Bình, ĐIệp báo Ty Công an Hà Nội dùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Khẩu súng carbin của đồng chí Hoàng Hữu Kháng từng sử dụng bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Bia mộ giả và một số tang vật mà công an Hải Phòng thu được tại nơi chôn giấu vũ khí của gián điệp.
Đây là sa hình địa điểm đóng quân của Nha công an Trung ương (1947-1950). Tháng 4/1947 Nha công an Trung ương đóng quân tại thôn đồng Đon, sau chuyển về thông Lũng Cò, Minh Thanh, Sơn Dương, Tuyên Quang và đóng quân đến tháng 9/1950. Tại đây Nha công an liên tục mở các lớp huấn luyện cán bộ, chiến sĩ. Năm 1999 khu di tích lịch sử Nha công an Trung ương được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia.
Những loại vũ khí thô sơ từ điểm sơ khai của lực lượng công an Việt Nam
Mỗi một khẩu súng, một con dao đều gắn liền với những vụ việc cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử.
Hàng nghìn chiếc nịt được đan vào nhau tạo thành một sợi dây lớn, có tác dụng như một chiếc súng cao su để ném lựu đạn đi xa hơn
Vũ khí, tóc giả là những dụng cụ mà công an dùng để hoá trang khi làm nhiệm vụ tránh bị pháp hiện
Lực lượng an ninh Sài Gòn, Gia Định chiếm lĩnh Bộ chỉ huy Cảnh sát Quốc gia hải cảng ngụy ngày 30/4/1975.
Chiếc xe huyền thoại một thời chuyên dùng để săn bắt cướp của lực lượng công an Sài Gòn.
Hình ảnh công an xưởng Nam Bộ trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Tháng 2/1947 lực lượng này được thành lập để sửa chữa, phục hồi sản xuất vũ khí đáp ứng nhu cầu cho cán bộ công an ở Nam Bộ tham gia kháng chiến.
Mô phỏng hình ảnh người lính bảo vệ tính mạng, tài sản người dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không ngày 18/12/1972 tại Hà Nội.
Trong ảnh là sa hình khu vực tập trung nhiều cơ quan công an tại Hà Nội.
Trọng Trinh
Theo Dantri
Nhà tù Hỏa Lò tiếp nhận kỷ vật chiến tranh của cựu binh Mỹ Sáng 15/8, gia đình cựu trung tá Hải quân Walter Eugence Wilber đã trao cho nhà tù Hòa Lò những lá thư ông viết cho gia đình trong gần 5 năm bị giam tại đây. Ngày 16/6/1968, trung tá hải quân Walter Eugence Wilber lái máy bay ném bom bắn phá miền Bắc và bị phòng không Việt Nam bắn cháy trên bầu...