Kỷ vật chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh
Năm 1969, để cứu chữa cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại như máy kích thích rung tim, máy thở tự động, đèn soi đáy mắt, máy hút dịch… đã được bạn bè thế giới gửi đến.
Tại Bảo tàng Hậu cần (Tổng cục Hậu cần) hiện vẫn lưu giữ những kỷ vật ghi dấu ấn về Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc đi xa. Những kỷ vật này cũng có thể được bắt gặp ở Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Trong ảnh là chiếc giường Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm điều trị.
Máy kích thích rung tim MPA2 do Nhật Bản sản xuất. Theo chị Trần Thúy Hằng, cán bộ của bảo tàng, “vì muốn có những kỷ vật về Bác Hồ nên bảo tàng đã đề nghị với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cung cấp những kỷ vật liên quan đến công tác điều trị cho Bác trước lúc Bác mất”.
Thấu hiểu được niềm mong ước của cán bộ và nhân viên Bảo tàng Hậu cần cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, năm 2000, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã chuyển đến bảo tàng những hiện vật và để trưng bày tại đây. Chiếc bình ôxy trợ giúp hô hấp cho Chủ tịch.
Trong số các hiện vật, có rất nhiều thiết bị y tế hiện đại của bạn bè thế giới được chuyển đến như máy kích thích phá rung tim MPA2 do Nhật Bản sản xuất máy thở tự động PO2, nồi hấp tiệt trùng do Liên Xô sản xuất, máy hút dịch XQ 30B do Trung Quốc sản xuất, đèn soi đáy mắt, bơm tiêm và lam kính xét nghiệm máu, xe đẩy và bình oxy… Viện Quân y 108 dùng để điều trị cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi Người mất tháng 9/1969.
Bơm tiêm, lam kính xét nghiệm máu …
Video đang HOT
Máy hút dịch
Đại tá Đào Hải Triều, Giám đốc Bảo tàng Hậu cần tâm sự: “Những hiện vật này được cán bộ và nhân viên Bảo tàng Hậu cần hết sức nâng niu và trân trọng Theo VNE
Lạc vào thế giới thời 'tem phiếu' ở Hà Nội
Tất cả những kỷ vật đều ghi dấu ấn của thời kỳ bao cấp, một thời kỳ không dễ quên đối với nhiều người, được một người hoài cổ tái hiện ngay giữa lòng thủ đô.
Tại "cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37" phố Nam Tràng, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, có một không gian "hấp dẫn" đối với nhiều người từng trải qua thời kỳ bao cấp, được tái hiện trong một con ngõ nhỏ. Đến đây nhiều người được ngắm nhìn những kỷ vật xưa và được cửa hàng phục vụ các món ăn dân dã.
Cửa hàng mang tên "cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37" do anh Minh thành lập. Từng trải qua thời kỳ bao cấp, anh hiểu hơn ai hết nỗi khó khăn của nhiều người từng trải qua.
"Một không gian nhỏ như thế này nhưng tôi muốn cho thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về những năm tháng mà ông bà, bố mẹ họ đã trải qua", anh Minh chia sẻ.
Cất công sưu tầm kỷ vật cách dây 40 năm, anh Minh phải lặn lội nhiều nơi, thông qua nhiều mối quan hệ để tìm gặp những người đã từng sống trong thời kỳ bao cấp với hy vọng họ còn lưu giữ những vật dụng "cổ lỗ sĩ" thời kỳ đó.
Rất nhiều trong số kỷ vật có mặt tại cửa hàng do người thân, bạn bè tặng.
Những chiếc quạt cóc thời kỳ bao cấp.
Đến đây, mọi người được nghe tiếng phát thanh từ chiếc đài FM cũ kỹ phát ra. Thật bình yên!.
Tách trà anh Minh cất công lấy từ vùng quê Nam Định.
Bảng "nghỉ kiểm kê" tại cửa hàng, thời kỳ đó nếu muốn nghỉ chủ cửa hàng chỉ cần treo biển này lên.
Những bức ảnh có từ ngày xưa được treo dọc bờ tường.
Đài, cốc uống bia và một hòn đá ghi tên Mai Hải có từ thời kỳ bao cấp. Người họa sĩ tên Mai Hải này đã phải khắc tên mình lên đá để đợi mua hàng.
Những kỷ vật hiếm hoi được tái hiện.
Không chỉ trưng bày các kỷ vật, quán còn phục vụ những món ăn của một thời khó khăn như cơm độn khoai, dưa xào tóp mỡ, cá diếc kho, bia hơi...
Các món ăn được "tổ phục vụ" chế biến và khách hàng mua thông qua tem phiếu như thời bao cấp với sự phục vụ của các "mậu dịch viên".
Chiếc máy đánh chữ cũ được một người ở miền Nam tặng chủ cửa hàng.
"Ở đây tai vách mạch rừng, những điều bí mật xin đừng nói ra" là câu nói mà mọi người vẫn hay rỉ tai nhau lúc xếp hàng mua tem phiếu.
LÊ HIẾU
Theo Infonet
Bán đấu giá Kinh thánh của Elvis Presley Một quyển Kinh thánh từng thuộc về Elvis Presley sẽ được đưa bán đấu giá vào tháng 9, giá dự kiến thu về là hơn 20.000 bảng Anh. Quyển kinh này do người chú và dì của huyền thoại rock n'roll trao tặng nhân dịp ông đón lễ Giáng sinh đầu tiên ở quê nhà Graceland vào năm 1957. Sở dĩ quyển Kinh...