Ký ức về bài “thơ tình” viết trong ngày đầu tiên ra trận
Gần 40 năm sau ngày hòa bình lặp lại, cựu binh Nguyễn Văn Tiến (61 tuổi, thị trấn Phước An, Krông Pắk, Đắk Lắk) vẫn chưa quên những năm tháng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên – nơi ông đã bỏ lại một phần cơ thể cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
“Biên thư gửi em” trong ngày ra trận
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi chiến tranh đang bước vào giai đoạn quyết định, hàng triệu thanh niên miền Bắc theo tiếng gọi của Tổ quốc hăng hái lên đường vào Nam chiến đấu. Khi ấy chỉ còn đúng 20 ngày là cậu học trò Nguyễn Văn Tiến sẽ tốt nghiệp trung học, nhưng Tiến đã gác lại bút sách lên đường chiến đấu. Anh nhập ngũ vào tháng 4/1970, thuộc đơn vị đại đội 1, tiểu đoàn 6, đoàn 22, quân khu 4. Sau khi được huấn luyện 6 tháng tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, tháng 10/1970, anh lên đường vào chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên.
Cựu binh Nguyễn Văn Tiến, thị trấn Phước An, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk.
Ngày anh lên đường vào Nam, họ hàng, bạn bè… đến tiễn đưa rất đông, trong số đó có một cô bạn gái tên là Xanh học cùng lớp cứ quyến luyến anh mãi, rồi dặn dò: “Anh vào đến nơi nhớ ghi thư cho em nhé!”. Lời dặn của cô bạn gái đã làm Tiến không khỏi bồi hồi, khi xe vận tải đang trên đường băng băng ra trận, mới chỉ cách quê nhà chưa đầy 10km thì Tiến đã cầm bút viết vội một bài thơ như muốn gửi lời nhắn nhủ với bao xúc cảm:
“Anh chưa vào đến nơi
Vẫn ghi thư trả lời
Trên đường anh ra trận
Lại có thầy của em
Và những thầy giáo khác
Đang tạm gác bút nghiên
Cùng lên đường diệt giặc
Trên đường anh ra trận
Pháo tầm xa tầm gần
Video đang HOT
Súng lớn và súng nhỏ
Cùng anh cuộc quân hành
Vui lắm rồi em ơi!
Hẹn em ngày gặp lại
Anh sẽ kể em nhiều
Những điều anh nhìn thấy
Trên con đường hôm nay”.
Bài thơ có tự đề: “Biên thư gửi em”, do chính cựu binh Nguyễn Văn Tiến sáng tác khi anh cùng với đồng đội đang còn ngồi trên xe vận tải vào miền Nam chiến đấu cuối năm 1970. Bài thơ cũng thể hiện cảm xúc chứa chan như muốn đáp trả tình cảm nồng nàn mà cô bạn gái học cùng lớp dành cho anh. Chỉ tiếc là vì chiến tranh, “bài thơ tình chiến trận” ấy đã không đến được tay người nhận…
Chiến trường Tây Nguyên – nơi bỏ lại một phần cơ thể
Dù chiến tranh đã đi qua gần 40 năm, nhưng cựu binh Nguyễn Văn Tiến vẫn chưa thể nào quên những năm tháng chiến đấu ác liệt ở chiến trường Tây Nguyên – nơi ông đã bỏ lại một phần cơ thể cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trận đánh cuối cùng trong đời lính của cựu binh Tiến là trận đánh vào cao điểm 601B – Tây Bắc thị xã Kon Tum, vào cuối năm 1972 để mở đường cho bộ đội đánh vào thị xã Kon Tum.
Cao điểm 601B – Tây Bắc thị xã Kon Tum, nơi địch có công sự vững chắc, với hệ thống hầm hào được bố trí kiên cố. Cao điểm nằm trên một quả đồi tương đối rộng và cao khoảng 500 mét so với mặt nước biển. Nơi đây quân đội Sài Gòn bố trí một tiểu đoàn với khoảng 500 đến 600 lính để chốt chặn với phương tiện, kỹ thuật chiến tranh hiện đại.
Cùng với đồng đội của mình, cựu binh Tiến khi ấy với vai trò là trung đội trưởng có sự yểm trợ của pháo binh đã tấn công cao điểm, tuy nhiên, địch phản kích điên cuồng. Trong lúc xông lên, Tiến bị đạn của địch điên cuồng bắn ra từ lô-cốt nên trúng vào tay trái, bị thương nặng. Ngay sau đó, Tiến được đồng đội đưa về tuyến sau và được các bác sỹ quân y cắt bỏ 1/3 cánh tay trái ngay dưới chân cao điểm.
Ông kể: “Mới bị thương thì không có cảm giác đau đớn gì cả, sau khoảng 30 phút thì vết thương đau tê buốt khắp người. Hôm đó đúng trời mưa, áo quần bị bùn đất nhuốm đen, tôi được đồng đội khiêng ra suối để tắm rửa, trước khi được khiêng về đội phẫu để phẫu thuật”.
Sau này ông được đơn vị khen thưởng: có tinh thần chiến đấu dũng cảm, biết chỉ huy đơn vị đánh nhỏ lẻ, đánh hợp đồng tốt, đặc biệt là trong trận bao vây, công kích quân ngụy Sài Gòn ở Tây Bắc Kon Tum, vào cuối năm 1972.
Thương binh Nguyễn Văn Tiến bên tấm Huy chương kháng chiến được Nhà nước khen tặng.
Sau khi ra quân, cuối năm 1975, chàng thanh niên người Hà Tĩnh Nguyễn Văn Tiến dự thi vào chuyên ngành Sử – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp ra trường, người lính ấy được Ban Tuyên huấn Trung ương cử đi học tại Trường Đại học Tuyên giáo (nay là Học viện Báo chí & Tuyên Truyền), rồi sau đó được giữ lại trường công tác một thời gian vì tốt nghiệp loại ưu.
Cựu binh Nguyễn Văn Tiến có một thời gian công tác tại Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh trước khi đưa vợ con vào Đắk Lắk công tác tại Trường Đảng huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk. Năm 1990, cựu binh Tiến được đề bạt làm Giám đốc Trường Đảng huyện Krông Pắk, trước khi được điều sang làm Phó Ban Tuyên giáo huyện ủy Krông Pắk vào năm 1995.
Mặc dù chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, nhưng hiện ông vẫn mang một cơ thể đầy bệnh. Ngoài thương binh hạng 3/4 (tỷ lệ thương tật 45%) do chiến tranh, hiện nay ông còn mắc nhiều bệnh khác, không những thế ông còn bị hoại tử xương đùi, mới đây buộc phải phẫu thuật lắp xương nhân tạo tại Bệnh viện 108 Hà Nội.
Viết Hảo
Theo Dantri
Giết người vì bị phát hiện trộm chó, lạnh lùng khi nhận án tử
Mặc dù đã tước đoạt 2 mạng người, nhưng tại phiên tòa xét xử, Tiến vẫn tươi cười, bình tĩnh như không có chuyện gì và lạnh lùng khi nhận án tử hình.
Khoảng 11h40'ngày 20/7, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Tiến (SN 1992, trú thôn Ia Tang, Ia Kla, Đức Cơ, Gia Lai) án tử hình cho hành vi "giết người", 4 năm tù giam về hành vi "cố ý gây thương tích". Tổng hình phạt là tử hình.
Cáo trạng cho biết, Nguyễn Văn Tiến đã có thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự. Sau khi ra quân, tháng 11/2014, Tiến thuê phòng trọ ở thôn 4 (xã Biển Hồ, TP Pleiku) và làm thuê cho một đại lý cám gạo.
Đầu tháng 1/2015, Tiến nảy sinh ý đồ trộm chó bán lấy tiền tiêu xài nên đã mua một cây vợt bắt muỗi, sau đó cắt phần lưới vợt, độ chế thành dụng cụ chích điện để bắt chó.
Khoảng 21h20' ngày 20/1/2015, Tiến mang theo dụng cụ chích điện trên, cùng 1 con dao gấp đi từ nhà trọ về xã Ia Kla để trộm chó.
Đến 23h cùng ngày, khi đi ngang qua nhà ông Nguyễn Xuân Cường (SN 1959, trú thôn Ia Tang), Tiến nghe tiếng chó sủa trong sân nên nảy sinh vào nhà ông Cường trộm chó.
Khoảng 30 phút sau, Tiến để xe máy ở sân bóng cách nhà ông Cường khoảng 100m rồi đi bộ đến hàng rào sau nhà ông Cường, dùng tay mở lưới B40 để đột nhập vào trong. Khi Tiến đi qua lồng chim bồ câu, thấy tiếng động nên chim xáo xác bay. Nghe tiếng động, ông Cường thức dậy, bật điện, lấy đèn pin ra cửa sau kiểm tra. Thấy vậy, Tiến đi trốn ở gốc tiêu. Ông Cường không thấy gì nên vào nhà đóng cửa, ngủ tiếp.
Tiến bình tĩnh kể lại mọi chi tiết trong phiên tòa
Khoảng 0h20' ngày 21/1, Tiến đi theo hông trái nhà ra trước cửa, tay cầm dụng cụ chích điện tự chế để bắt trộm chó của ông Cường đang xích ở sân.
Nghe tiếng chó sủa, ông Cường dậy, cầm đèn pin đi kiểm tra. Vợ ông Cường là bà Phan Thị Mão (SN 1962) dậy, bật điện phòng khách. Ông Cường mở cửa chính thì thấy Tiến nên chụp tay trái của Tiến giữ lại, dùng đèn pin đánh vào đầu Tiến rồi hô "cướp". Sau đó, ông Cường kéo Tiến vào phòng khách, rồi dùng 2 tay nắm chặt cổ tay trái của Tiến.
Ngay lập tức, Tiến rút dao bấm ra đâm liên tiếp vào tay ông Cường. 2 bên xô đẩy nhau vào phòng ngủ của con gái ông Cường là cháu Nguyễn Thị Thu Thủy (SN 1997) và mẹ ông Cường là bà Lưu Thị Hồ (SN 1925).
Tại đây, Tiến đã đâm liên tục vào người ông Cường. Bà Mão xông vào giằng giữ con dao cứu chồng thì bị đâm nhiều nhát vào người. Cháu Thủy thức dậy, mở cửa hông bên nhà kêu cứu, rồi chạy vào xô Tiến ra thì bị y đâm một nhát vào ngực trái.
Giết hai mạng người nhưng Tiến vẫn cười tươi tại tòa
Vụ việc khiến ông Cường và Thủy tử vong ngay sau đó. Bà Mão bị thương với nhiều nhát dao trên người.
Gây án xong, Tiến rời khỏi hiện trường. Nhưng sau đó, y vẫn quay lại hiện trường để theo dõi lễ tang nạn nhân.
Đến 18h ngày 23/1, Tiến bị cơ quan công an bắt giữ tại xã Bàu Cạn (huyện Chư Prông, Gia Lai). Tại cơ quan điều tra, Tiến đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Phiên tòa đã thu hút hàng nghìn người dân tới tham dự. Điều khiến nhiều người phẫn nộ nhất trong phiên tòa đó là dù đã giết chết ông Cường bằng 17 nhát dao, cháu Thủy 2 nhát dao và gây thương tích cho bà Mão bằng 16 nhát dao, nhưng trước vành móng ngựa Tiến vẫn tỏ ra rất bình tĩnh.
Lạnh lùng khi nhận án tử hình
Trong phần xét hỏi, Tiến kể lại từng chi tiết các hành vi của mình trong vụ án, tay chân vẫn vung vẩy bình thường, nhiều lúc Tiến vẫn cười tươi khi kể về những hành vi đã gây ra cho bị hại. Tại phiên tòa, Tiến khai thu nhập mỗi tháng 6 triệu đồng, bị cáo không nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, lại không gửi bất kì đồng nào về giúp đỡ người thân nhưng tháng nào cũng không đủ. Vì vậy, Tiến thực hiện hành vi đi trộm chó để kiếm tiền tiêu Tết.
Sau khi gây án xong, Tiến bình tĩnh đến mức đi nhuộm tóc đỏ, tắm rửa, ăn cơm và đi uống cà phê như ngày thường. Hai ngày sau, Tiến còn quay lại hiện trường và vào một công ty để xin số điện thoại của bạn.
Các hành vi tươi cười tại phiên tòa của Tiến đã khiến đại diện Viện Kiểm sát và Hội thẩm nhân dân phải nhắc nhở. Và đến khi nhận án tử hình, Tiến vẫn bình tĩnh như án phạt dành cho người khác.
Thiên Thư
Theo Dantri
Hàng ngàn người xem xét xử vụ giết người dã man tại huyện vùng biên Gia Lai Sáng nay 20.7, tại xã Ia Kla, H. Đức Cơ (Gia Lai), Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên sơ thẩm xét xử lưu động vụ giết người dã man gây rúng động dư luận vào rạng sáng 22.1, khiến hai cha con anh Nguyễn Văn Cường (56 tuổi), Nguyễn Thị Thủy (18 tuổi) thiệt mạng. Bị cáo Nguyễn Văn Tiến...