Ký ức tuổi thơ tôi: Hạnh phúc sẽ đến khi bạn biết cố gắng
Từ khi gia đình tôi chuyển vào Tây Nguyên sinh sống, mua được một mảnh đất xây nên một ngôi nhà tài chính cũng cạn kiệt, gia đình tôi bắt đầu rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Ảnh minh họa. (Ảnh: AJ)
Cuộc sống từ ở nông thôn ra thành phố để mưu sinh không phải là chuyện dễ dàng, cha mẹ tôi quan niệm rằng: “An cư xong mới lập nghiệp”. Nên đã cố gắng dốc hết toàn bộ tài chính để mua một mảnh đất, xây nên một ngôi nhà và xây thêm ít chuồng trại nho nhỏ để chăn nuôi heo.
Cũng chính từ đấy gia đình tôi bước vào một ngã rẽ khác, cuộc sống khó khăn hơn rất nhiều. Cha tôi ở nhà chăn nuôi, còn mẹ tôi buôn bán lẻ mũ, dép ở ngoài chợ. Nhưng cũng chỉ được dăm ba đồng hàng ngày chỉ đủ cơm nước cho gia đình.
Còn tiền bố tôi chăn nuôi vì không có vốn nên chăn nuôi tự ươm giống để nuôi, khi bán được lứa heo cũng chỉ đủ để chị em chúng tôi học hành. Còn rất nhiều việc cha mẹ tôi phải lo.
Cái lo lắng của cha mẹ tôi không chỉ có việc tài chính trong gia đình mà cái lo lắng nhất của cha mẹ tôi là sợ chị em chúng tôi ăn chơi đua đòi, phá phách. Môi trường thành phố có rất nhiều cám dỗ, cha mẹ tôi mà lơ là không quan tâm là chị em chúng tôi hư hỏng ngay.
Cũng cũng chính từ lo lắng đó cha mẹ tôi rèn tôi nhiều hơn, bắt đầu giao việc cho tôi đi lấy nước cơm thừa ở quanh khu vực tôi sống để về nấu lại cho heo ăn.
Tôi nhớ lúc đấy nhà tôi có chiếc xe đạp, đằng sau có gác ba ga tôi dùng thanh gỗ buộc ngang gác ba ga trên chiếc xe đạp, để hai thùng sơn để lên hai đầu của thanh gỗ, đạp xe đi đến từng nhà để lấy.
Cứ tầm 4-5 giờ chiều tôi lại ngồi trên “con ngựa sắt”, vi vu trên những con đường vào từng nhà để lấy nước cơm thừa, canh cạn về nấu cho heo.
Khi tôi đến từng nhà để lấy nước cơm thừa về, mọi người ở đấy vui lắm nói chuyện chào hỏi với tôi rất niềm nở. ” Cháu chào bác, cho cháu tới xin nước cơm về nấu cho heo ăn ạ. Nước cơm đấy cháu vào lấy đi, ngoan nhỉ, còn nhỏ thế này mà đã phụ giúp cha mẹ rồi à…”. Chính những lời nói động viên như thế khiến tôi cảm thấy hạnh phúc và tiếp tục cố gắng.
Video đang HOT
Hàng ngày cứ biểu chiều đi lấy nước cơm về nấu cho heo, ra đường gặp ông bà hàng xóm đi tập thể dục tôi lại chào hỏi “cháu chào ông ạ, ông chào cháu“, gặp các cô các bác anh chị lớn tuổi hơn mình ở ngoài đường tôi cũng chào hỏi, mặc dù đạp xe về chở nặng những vẫn cười tươi niềm nở để chào hỏi mọi người, cảm thấy tôi và mọi người ở đấy gần gũi và yêu thương nhau hơn.
Cũng chính vì quý mến mọi người ở đấy có những trái cây chín lại đưa cho tôi như quả mít, bơ, sầu riêng, ổi…tôi cảm thấy giá trị của tình yêu thương với hàng xóm láng giềng nó nằm ở đấy, tôi cảm thấy hạnh phúc. Vì họ nhớ tới tôi, yêu thương tôi và tôi cũng thế.
Có hôm đi lấy nước cơm gặp cô giáo dạy mình tôi cũng gật đầu chào cô, nở một nụ cười thật tươi. Hôm sau đi học gặp lại cô, cô nói với tôi: “Cô thấy công việc của em làm, cô rất yêu quý em. Em cứ cố gắng học tập thật tốt để sau này em không phải vất vả như bây giờ nữa. Cô tin em sẽ làm được…”. Cũng chính sự chân tình, lời động viên của cô giáo dạy tôi nên tôi đã cố gắng phấn đấu học hành. Giờ đây tôi đã không phải đạp xe đi lấy nước cơm nữa, nghĩ lại lời động viên của cô giáo trân quý biết bao.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Báo Bình Định)
Ở thời điểm có những lúc tôi thèm được như các bạn cùng trang lứa với tôi, các bạn được ba mẹ đưa đi học rồi đón về, ăn sáng còn được ba mẹ mua cho mang tới tận lớp… Tôi không nhận được những điều đó, khiến trong lòng tôi cảm thấy rất tủi thân, cũng có sự so bì giữa mình với các bạn.
Nhưng lại mau chóng quên đi vì lại phải nhớ tới nhiệm vụ chiều về đi lấy nước cơm cho heo, mình không lấy nước cơm về con heo nó sẽ đói không có gì ăn, lại sợ bố mẹ la mắng, nhà mình nghèo cố gắng thôi.
Tối cứ thế vừa đi học, vừa đi lấy nước cơm thừa, canh cạn về để nấu cho heo. Một hôm bố ngồi uống nước gọi tôi vào, Bố hỏi tôi: ” Thế con lấy nước cơm cho heo con cảm thấy thế nào? Có vất vả không con?”.
Tôi trả lời bố rằng: ” Con mệt lắm bố ạ, suốt ngày phải đạp xe đi lấy thôi, không được đi đâu chơi cả”. Bố tối chỉ tủm tỉm cười rồi đưa cho tôi một cuốn tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy”. Bổ bảo với tôi con hãy đọc và cảm nhận nó, rồi con xem việc đi lấy nước cơm về nuôi heo có đáng hay không?.
Thời gian sau tôi cũng đọc hết cuốn tiểu thuyết ấy, tôi thấy có chi tiết về nhận vật Paven trong cuốn tiếu thuyết còn đi rửa bát thuê sống qua ngày. Tôi nghĩ lại với bản thân, mình đi lấy nước cơm về nuôi heo là việc đáng làm thôi. Vì giúp được cha mẹ, vừa giữ gìn được môi trường sống.
Thế là tôi lại tiếp tục đạp xe đi lấy nước cơm cho heo hết ba năm, sau đó gia đình tôi mua được chiếc xe máy năm mươi phấn khối. Tôi vẫn tiếp tục đi lấy, bằng chiếc xe máy mới không còn phải đạp “con ngựa sắt” đi lấy nước cơm nữa.
Cuối cùng tôi đã tiếp tục theo con đường học hành, rèn luyện phấn đấu, dù đi đâu hay làm gì tôi luôn được mọi người yêu thương, chia sẻ. Điều đó khiến tôi cảm thấy hạnh phúc.
Giờ đây tôi ngẫm lại một điều, mọi khó khăn chỉ là thử thách, chúng ta nhìn vào một vấn đề nó lạc quan hơn, yêu thương nhau hơn thì hạnh phúc sẽ đến với chúng ta. Có điều quan trọng chúng ta có thấy được những điều tốt đẹp, những điều hạnh phúc đang tồn tại xung quanh chúng ta hay không mà thôi.
(Ký ức được ghi lại theo kỷ niệm của tác giả)
Phạm Duy
Theo phapluatplus.vn
Đang có thai nhưng cứ thấy chồng là tôi ám ảnh đến mức muốn bỏ về nhà mẹ đẻ
Tôi thật sự quá chán nản cuộc hôn nhân không tiếng cười này. Thậm chí tôi chỉ muốn ôm đồ về nhà mẹ đẻ để khỏi phải nhìn thấy mặt chồng nữa.
Tôi và chồng mới cưới được hơn nửa năm nay. Trước đó chúng tôi quen nhau được gần hai tháng. Vì tuổi cả hai đều lớn nên chúng tôi cưới luôn mà không tìm hiểu thêm. Giờ tôi mới nhận thấy đó là sai lầm lớn nhất.
Hiện tại tôi đang mang thai 3 tháng nhưng tâm trạng lúc nào cũng u uất buồn phiền. Nếu không vì con, có lẽ tôi đã nộp đơn ly hôn vì không thể chịu nổi không khí ngột ngạt trong nhà nữa. Chồng tôi đi làm thì thôi, về tới nhà là "trưng" ra bộ mặt đưa đám. Tôi hỏi thì anh nói, không thì thôi.
Ảnh minh họa.
Ban đầu tôi còn chủ động hỏi han, sau thì tôi chán nản nên không chủ động nữa. Tôi im lặng một tuần là chồng tôi im lặng một tuần. Tôi im lặng một tháng là anh im lặng một tháng. Đêm đến, hai chúng tôi cùng giường mà hai gối hai chăn. Chúng tôi ở riêng nên cả ngày chẳng nghe tiếng ai ngoài tiếng tivi. Tôi chỉ muốn về nhà mẹ đẻ ở luôn thôi.
Tôi đi làm còn thấy vui vẻ hơn ở nhà. Thậm chí tôi còn cảm thấy ám ảnh khi nghĩ tới việc về nhà. Thấy tôi có bầu mà tâm trạng buồn chán, ủ rũ, bạn bè tôi cũng khuyên can nhiều nhưng tôi không sao vui nổi. Thà không có chồng còn hơn có chồng mà như không có. Vợ bầu bì mà anh cũng chẳng hỏi han đến. Tôi nhờ chồng đi mua sữa bầu anh cũng không đi. Không lẽ đang có thai mà lại ly hôn sao? Mà sống như vậy mãi tôi không chịu nổi mất.
Chuyên gia tư vấn:
Chào bạn,
Chắc bạn cũng nhận thấy cái sai đầu tiên của bạn chính là cưới quá vội. Lẽ ra bạn nên cho cả hai thêm thời gian tìm hiểu kĩ càng trước khi tiến đến hôn nhân. Bởi hôn nhân không đơn thuần chỉ là tình yêu mà còn nhiều thứ khác, trong đó có cả sự quan tâm, ngọt ngào, vun vén hạnh phúc của cả hai.
Bạn ạ, có lẽ bạn đang có thai nên tâm trạng cũng thay đổi hơn. Bạn dễ tủi thân, dễ hờn trách, khóc lóc và nhạy cảm hơn. Chính vì thế phụ nữ có thai cần nhận được sự quan tâm của chồng. Nhưng bạn lại không có được điều đó càng khiến bạn thiệt thòi và tủi thân hơn nữa. Càng tủi thân, bạn càng suy nghĩ tiêu cực và luôn muốn ly hôn. Nhưng bạn ạ, trước khi đưa ra quyết định ly hôn, bạn nên tìm cách cứu vãn cuộc hôn nhân này đã.
Có thể anh ấy vẫn chưa kịp thích nghi với cuộc sống hôn nhân mới mẻ, hoặc anh ấy đang có vấn đề khó khăn nhưng không thể nói với vợ. Bạn hãy tìm hiểu cho kĩ trước khi quyết định.
Hãy trao đổi thẳng thắn với chồng về tâm trạng của bản thân. Nếu không có cơ hội nói trực tiếp, bạn có thể nhắn tin, gửi mail. Nếu anh ấy đã biết tâm trạng, cảm xúc ngột ngạt, bi thương của vợ mà không thay đổi, bạn hãy về nhà mẹ đẻ dưỡng thai một thời gian. Bây giờ bạn đang có thai nên sẽ dễ dàng đi hơn mà chồng bạn không bắt bẻ được. Trương thời gian đó, bạn nên quan sát cách đối xử của chồng với mình rồi đưa ra quyết định bạn nhé!
Chúc bạn và bé khỏe mạnh.
Hướng Dương
Theo Helino
Đàn bà càng phụ thuộc vào chồng thì càng khổ Chồng yêu thương đó là phước phần nhưng nếu lỡ chẳng may cưới 1 người chồng tệ bạc thì chúng ta hãy mạnh dạn chọn một con đường khác. Đừng phụ thuộc vào ai cả, chúng ta phải làm chủ cuộc đời mình. Xã hội hiện đại nhưng nhiều người phụ nữ vẫn tin rằng: "Đàn bà hơn nhau là ở tấm chồng",...