Ký ức Tết trong tôi: Những chiếc bánh tét mẹ gói
Khi những cơn gió lạnh nhè nhẹ thổi ngang trước hiên nhà là tôi biết tết đã về tới đầu ngõ từ khi nào chẳng rõ.
Cứ mỗi lần tết đến, lòng tôi lại nôn nao nhớ những mùa tết xưa trong ký ức. Có lẽ khi người ta càng trưởng thành thì lại càng hay hoài niệm những gì xưa cũ.
Nhớ ngày còn bé, mỗi khi thấy ba lui cụi sơn lại cánh cửa sắt gỉ sét hay cặm cụi đánh vecni cho bộ bàn ghế là tôi biết tết kề cận lắm rồi. Lúc ấy, lòng trẻ thơ hoan hỉ và tràn ngập háo hức mong chờ. Chớm đầu tháng Chạp, mẹ phân công anh hai lau dọn bàn thờ, đánh bóng bộ lư đồng cho mới, chị ba đem mùng mền ra ao giặt giũ, còn tôi bé nhất nhà nên được mẹ giao cho lặt lá mai trong vườn. Không khí cửa nhà cứ chộn rộn, tiếng cười đùa ồn ã rất hạnh phúc.
Ảnh minh họa.
Ngày xưa, nhà tôi khó khăn, chỉ có tết mới được đủ đầy, nên cảm giác chờ tết háo hức lắm. Tôi thích nhất những món ăn mẹ chuẩn bị riêng cho tết, như tôm chua ngâm với đọt măng non và củ giềng, nhìn hũ tôm đỏ au phơi mình trong nắng, tôi thèm kinh khủng, cứ đếm từng ngày để được gắp một miếng ăn thử. Hay những mâm mứt dừa vàng ươm trong nắng. Vì nhà có cây dừa ra trái quanh năm, nên tết mẹ sên rất nhiều, kia là màu xanh lá dứa, màu vàng của chanh dây, màu đỏ của gấc và màu tím của lá cẩm…, rực rỡ và kì ảo vô cùng. Thỉnh thoảng tôi lại lén bốc một nhúm bỏ vào miệng, cảm nhận vị ngọt ngào thấm đẫm trên từng gai lưỡi, nghe xuân về phơi phới trong từng nhịp thở.
Nếu có thời gian, mẹ tôi lại đổ bánh in rồi cặm cụi gói trong những tờ giấy kiếng đủ màu nhìn cực thích, ai đến nhà cũng khen mẹ khéo tay. Nếu dư dả mẹ bảo tôi sang biếu cô Năm, cô Sáu gần nhà. Tết với mẹ còn là dịp san sẻ yêu thương.
Sau này, nhà bớt khó khăn hơn, tết có thêm nhiều món ăn mới, nhưng những món ăn ngày xưa vẫn đọng lại hoài trong kí ức của tôi. Căn bếp cũ ngày ấy mẹ vẫn giữ lại như chứng nhân của thời xưa cũ, dẫu giờ đây ai đến nhà cũng chê nó quê mùa với chiếc bếp cà ràng thô mộc và vách gỗ ám mùi khói lâu năm. Nhưng với gia đình tôi, từ căn bếp hồng nhỏ bé đó chúng tôi đã lớn lên cùng năm tháng. Nơi ấy đôi bàn tay kì diệu của mẹ đã làm ra những món ăn ngon nhất trần đời.
Thêm một điều để tôi yêu tết là chỉ có tết mới được sắm đồ mới, mỗi đứa được mẹ mua cho hai bộ để diện tết. Tôi nhớ lần đầu được mẹ mua cho cái quần jean xanh và áo thun in hình siêu nhân đỏ, tôi thích đến nỗi đem giặt mà cứ ngồi canh cho đến lúc khô hẳn là vơ vội vào nhà vì sợ mất, khiến cả nhà cứ cười ngất mỗi khi nhắc đến.
Và hình ảnh mà tôi khắc ghi lâu nhất là cứ đến ngày 28 tháng Chạp, mẹ lại trải chiếu ra giữa sân để gói bánh tét. Tôi cứ lon ton giành lau lá chuối, lấy dây cho mẹ buộc bánh, để lát nữa chạy lại gần chảo nhân đậu để xí phần vét đáy khi mẹ gói xong vì sợ mấy anh chị giành mất. Lúc gói xong, mấy chị em ngồi chờ bên nồi bánh sôi ùng ục bày ra đủ trò, nào chơi bầu cua cá cọp, nào đánh bài quệt lọ nghẹ hay rủ mấy đứa nhóc gần nhà đến chơi lô tô… Tiếng trẻ con í ới nói cười vang vọng cả xóm nhỏ, để rồi đến khuya, cả đám ngủ gà ngủ gật bên tiếng củi cháy lép bép cho đến khi trời hửng sáng, nghe mùi nếp thơm lừng lập tức tỉnh hẳn. Sau này, những đứa trẻ lớn lên, tản mát đi khắp phương trời, khi gặp lại tay bắt mặt mừng, vẫn nhắc hoài chút kỷ niệm ngày ấy.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Tết bây giờ người ta chuẩn bị nhanh gọn lắm, còn ngày trước, nhà tôi bắt đầu cả tháng đã rậm rịch chuẩn bị tết rồi. Có lẽ vì xưa thiếu thốn, thứ gì cũng chắt chiu, quanh năm vất vả chỉ mong tết trọn vẹn, nên ai cũng chuẩn bị kĩ càng, cả năm dành dụm chỉ dành để lo tết thôi. Tôi nhớ năm cuối cùng còn được nghe tiếng pháo đêm giao thừa khi thời khắc chuyển giao năm mới đến, những dây pháo rực sáng trong đêm, tiếng nổ đì đùng nối dài cả làng quê nhỏ bé. Lũ trẻ háo hức hét um lên và chạy giành nhau nhặt xác pháo rơi, cất giữ cẩn thận như một loại báu vật. Sau này thỉnh thoảng tôi lại thèm cảm giác được bé lại, được chạy lêu bêu sang sân nhà hàng xóm nhặt pháo, thèm nghe tiếng cãi nhau chí chóe, thèm được ngửi mùi nồng của pháo đốt, thèm đến vô cùng!
Giờ mỗi lần tết đến, nghe ai đó chép miệng: “Tết nay chẳng có gì vui”, lòng tôi chợt ngậm ngùi nhớ thương ngày tết cũ. Con tạo xoay vần, thời thế rồi cũng khác, chẳng ai níu giữ được thời gian, trong tim tôi vẫn mãi nhớ những mùa tết xa lắc thuở ấu thơ, nhớ hình ảnh những bà, những mẹ đã dốc mình gìn giữ cho con cháu những mùa tết tròn vẹn yêu thương.
Người dự thi:
Họ Tên: Lê Hùng Phương
ĐC: 32 đường 19, Khu phố Mỹ Văn 2, phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM
ĐT: 0908.121.544
Để gợi nhớ lại những khoảnh khắc đặc biệt, những hồi ức khó phai về dịp Tết trong mỗi chúng ta, báo điện tử Dân Việt mở cuộc thi viết “Ký ức Tết trong tôi”, mong được bạn đọc chia sẻ những hoài niệm, ký ức của mình về những khoảnh khắc Tết, những bầu trời kỷ niệm không thể nào quên của riêng mình.
Cuộc thi viết sẽ kéo dài từ hôm nay, 21/1/2020 (tức 27 tháng Chạp) cho tới 29/1/2020 (tức mồng 5 Tết Canh Tý) với 1 giải Nhất trị giá 3 triệu đồng, 2 giải Nhì – mỗi giải trị giá 2 triệu đồng và 3 giải Ba – mỗi giải trị giá 1 triệu đồng.
Thể thức dự thi: Các bài viết bằng tiếng Việt, với độ dài từ 500 tới 1.500 chữ, chia sẻ về những ký ức Tết có thật của mỗi người, gửi về báo điện tử Dân Việt qua địa chỉ email thoisu@danviet.vn (có ghi rõ bài dự thi “Ký ức Tết trong tôi”, trong đó ghi rõ tên và địa chỉ, điện thoại của người viết).
Những bài tốt nhất sẽ được chọn đăng trên báo điện tử Dân Việt trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý. Sau đó Ban Biên tập báo Dân Việt sẽ chọn ra những bài xuất sắc để trao giải. Giải thưởng sẽ được công bố trên báo điện tử Dân Việt ngày 30/1/2020, tức mồng 6 Tết Canh Tý và trao tại báo điện tử Dân Việt.
Xin trân trọng cảm ơn.
Theo danviet.vn
Đón xuân giữa làn ranh sinh tử
Mai vàng lộc biếc, bánh chưng và những vật dụng đã trở nên rất đỗi thân quen trong tâm thức mỗi người vào dịp Tết cổ truyền, dù chỉ được phục dựng trong một phạm vi hạn hữu song cũng đã làm hành lang phòng mổ Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) bớt trống trải, lạnh lẽo và gợi nhắc những bệnh nhân đang giữa làn ranh sinh tử một nơi chốn thân thuộc để quay về.
Sô ng - chê t mong manh
17 giờ 30 ngày 26 Tết, Khoa Giải phẫu Hồi sức ngoại 1 đặt trên tầng 1 dãy A Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) vẫn đông nghịt. Các điều dưỡng, hộ lý hối hả đẩy băng ca chuyển bệnh nhân từ khoa cấp cứu vào khu vực cách ly của phòng mổ. Người nhà bệnh nhân ngồi chật các hàng ghế đặt san sát dọc hàng lang, mắt dán lên màn hình để chờ thông báo về người thân. Nhiều người trải chiếu dọc lối đi và tranh thủ ngả lưng sau nhiều giờ chờ các bác sỹ giành lại mạng sống của người thân từ tay tử thần. Gương mặt ai cũng căng thẳng, mệt mỏi.
Thi thoảng, cánh cửa phòng hậu phẫu lại mở ra để chuyển bệnh nhân đã phẫu thuật về các khoa tiếp tục điều trị hoặc gọi người nhà đến thông báo tình trạng, diễn tiến của bệnh nhân. Tiếng kim loại va đập loảng xoảng; tiếng rít ken két của bánh xe nghiến xuống nền gạch nghe lạnh người.
Lau vội khóe mắt, chị Xuân (31 tuổi, ngụ TPHCM) cho hay đã đưa chồng vào phòng mổ từ cuối tuần trước nhưng đến hôm nay chồng chị vẫn chưa hồi tỉnh, dù ca phẫu thuật đã thành công. Suốt mấy hôm nay, chị bỏ hết công việc ở cơ quan, hai đứa con gửi nhờ ông bà ngoại chăm sóc để ngồi trước phòng săn sóc đặc biệt chờ một phép màu.
Một góc xuân được bố trí cạnh phòng mổ khoa Giải phẫu hồi sức ngoại 1 thuộc Bệnh viện Nhân dân 115. Ảnh: Huy Thịnh
Chị Xuân ngậm ngùi chồng chị là lái xe. Chiều 23 tháng Chạp, ông ấy chở sếp đi chúc Tết, đến lúc về cơ quan lấy xe máy thì mệt lả, mặt mày bị xây xẩm. Ổng điện cho tôi kêu lên rước về. Cứ tưởng làm việc nhiều quá bị mệt sau đó nằm gục trên ghế. Bác sỹ nói chồng chị bị tai biến, xuất huyết não, phải mổ gấp. Ca mổ thành công nhưng chồng chị bị nặng nên mấy hôm rồi vẫn chưa tỉnh, phải thở máy. "Chắc năm nay tôi ăn Tết trong bệnh viện với chồng tôi", chị Xuân nói.
Ngồi nép mình trong góc tối, thi thoảng, ông Minh - người nhà của một bệnh nhân ở TPHCM lại động viên chị Xuân như động viên chính mình. Người đàn ông có gương mặt đen sạm, khắc khổ, mái tóc bạc trắng này, dù mới qua tuổi 70 đã đưa em gái từ An Giang lên TPHCM chữa trị căn bệnh cột sống.
Ông Minh nói: "Tội nghiệp! Em gái tôi nó khổ lắm. Chồng con không có, đi làm thuê làm mướn, tiền kiếm được không bao nhiêu. Nó bị bệnh 4-5 năm rồi nhưng cắn răng chịu đau, không muốn phiền đến ai. Hôm rồi đau quá nó mới gọi điện cho tôi. Mấy anh em tức tốc đưa em gái đến bệnh viện. Bác sỹ bảo đến bệnh viện trễ quá nhưng còn nước còn tát...".
Xuân hy vo ng...
Phòng hồi sức thuộc Khoa Giải phẫu Hồi sức ngoại 1 đang chăm sóc cho khoảng 50 bệnh nhân nặng, hầu hết đang trong tình trạng hôn mê, phải thở ô xy. Và, người nhà bệnh nhân vẫn phải túc trực và nằm ngồi vật vờ suốt nhiều ngày ngoài hành lang để chờ thân nhân hồi tỉnh và sẵn sàng đáp ứng một số yêu cầu của đội ngũ thầy thuốc.
Theo ghi nhận của PV Tiê n Phong, trong những ngày cận Tết, để người nhà bệnh nhân bớt trống trải trong những ngày túc trực tại bệnh viện nhằm tiếp thêm niềm hy vọng về một phép màu, tập thể các y bác sỹ Bệnh viện Nhân dân 115 đã dành một khu nhỏ trước phòng mổ để trưng bày tiểu cảnh về ngày Tết. Dãy hành lang sâu hun hút và lúc nào dường như cũng toát ra cảm giác lành lạnh trở thành một ngôi nhà chung cho hàng chục người nhà bệnh nhân đang lưu trú.
Sắc mai vàng rực, nồi bánh chưng bốc khói, gian nhà tranh phên nứa, bàn ghế tre, lu nước hay chiếc đơm cá... dù chỉ là những hiện vật được phục dựng vẫn mang lại chút cảm giác ấm áp đầu xuân cho những người bất đắc dĩ phải đón Tết trong bệnh viện.
Bác sỹ Trần Văn Sóng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, từ năm 2001 đến nay, bệnh viện tổ chức Hội thi trang trí Góc Xuân nhằm tạo không khí vui tươi ấm áp trong không khí Tết cho người bệnh và thân nhân người bệnh đang nằm điều trị tại bệnh viện, tôn vinh nét đẹp văn hóa về Tết cổ truyền của dân tộc.
Tất cả các các khoa, phòng trong bệnh viện đều tổ chức trang trí Góc Xuân với chủ đề "Mừng Đảng - Mừng Xuân". Đây là hoạt động mang tính truyền thống của bệnh viện mỗi khi Tết đến Xuân về được các cán bộ y tế của khoa, phòng trong bệnh viện nhiệt tình hưởng ứng và đông đảo thân nhân người bệnh trong toàn bệnh viện quan tâm.
Theo bác sỹ Trần Văn Sóng, không chỉ quan tâm đến việc đảm bảo và nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh, bệnh viện luôn chú trọng mang đến cho người bệnh các giá trị tinh thần. Trong dịp Tết Canh Tý 2020, Bệnh viện 115 tổ chức nhiều hoạt động từ thiện như tặng trên 11.000 suất quà tết tại bệnh viện và nhiều nơi khác. Ngoài ra, bệnh viện còn chuẩn bị 1.000 suất ăn dinh dưỡng phục vụ bệnh nhân nghèo dịp Tết, chuẩn bị sữa cho bệnh nhân nghèo có chỉ định uống sữa.
HUY THỊNH
Theo tienphong.vn
Vật vờ ở Bến xe Miền Đông chờ có vé về quê ăn Tết "Năm ngoái tôi mua vé trước Tết nên chủ động, năm nay không sắp xếp được công việc nên tính ra bến xe rồi mua luôn, ai ngờ hết vé", anh Đặng Văn Hải. Sáng 19/1 (25 tháng Chạp), Bến xe Miền Đông chật kín người về quê đón Tết. Dòng người "tay xách, nách mang" những balo, túi, quà cáp... liên tục...