Ký ức khó quên của những nhân chứng Hoàng Sa
Chiều ngày19/1, UBND huyện Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng) đã tổ chức tổng kết công tác năm 2014 và gặp gỡ nhân chứng Hoàng Sa.
Theo tin tức từ báo Dân trí, tại buổi tổng kết công tác và gặp gỡ này, ông Võ Công Chánh – Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa cho biết, trong năm 2014, hoạt động của UBND huyện Hoàng Sa diễn ra trong bối cảnh tình hình tranh chấp trên biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Đây là năm tròn 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép hoàn toàn đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam (19/1/1974 – 19/1/2014).
Tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 và tàu bảo vệ hoạt động trong vùng biển Hoàng Sa – thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Với những hành động ngang ngược như cản phá hoạt động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của lực lượng chấp pháp Việt Nam, đâm chìm và gây thiệt hại về người và tài sản đối với ngư dân Việt Nam hoạt động bình thường truyền vùng biển Hoàng Sa, phía Trung Quốc đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong Chính phủ, nhân dân Việt Nam cũng như dư luận quốc tế.
Những người từng đặt chân đến Hoàng Sa trong ngày gặp mặt. (Ảnh: Báo Công an TP.HCM).
Sau khi rút giàn khoan Hải Dương 981 về nước, Trung Quốc tiếp tục có một số hành động xâm lược chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Những sự kiện và diễn biến phức tạp này đã khiến dư luận trong và ngoài nước hướng sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề chủ quyền biển đảo cũng như hoạt động của UBND huyện Hoàng Sa.
Đối với huyện đảo Hoàng Sa, ngay sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trái phép trong vùng biển Hoàng Sa, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa đã phát biểu với báo chí phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc cũng như tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa và phản đối hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Cụ thể, trước việc tàu bảo vệ Trung Quốc đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa đã phát biểu với báo chí phản đối mạnh mẽ hành vi phi nhân đạo của phía Trung Quốc, đồng thời thăm hỏi, khảo sát tình hình thiệt hại của tàu cá. UBND huyện Hoàng Sa cũng đã tập hợp hình ảnh, video liên quan đến vụ việc, in, sang gửi các cơ quan có liên quan và gửi Bảo tàng Đà Nẵng in trưng bày, chiếu phục vụ khách tham quan, tham mưu đề xuất lãnh đạo thành phố trưng dụng vỏ tàu cá ĐNa 90152 làm hiện vật trưng bày, phục vụ công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Video đang HOT
Nhân sự kiện 40 năm ngày Trung Quốc dung vũ lực chiếm trái phép Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam (19/1/1974 – 19/1/2014), huyện Hoàng Sa đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức chuỗi hoạt động Hướng về Hoàng Sa.
Theo ông Võ Công Chánh – Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, trong năm 2015, UBND huyện Hoàng Sa sẽ tổ chức khởi công công trình Nhà trưng bày Hoàng Sa vào ngày 30/4. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hoàn chỉnh, nghiệm vụ và đưa vào sử dụng chương trình giảng dạy lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Tiếp tục sưu tầm, phát hành các tài liệu tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Trong năm 2014, UBND huyện Hoàng Sa đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và một số sở, ban, ngành tổ chức cuộc thi “Viết thư về huyện đảo Hoàng Sa thân yêu” và đã thu hút 87.701 bức thư dự thi.
Ông Bùi Văn Tiếng – Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Đà Nẵng chia sẻ: “Với những gì cho thấy từ cuộc thi, tôi tin sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền đảo Hoàng Sa của chúng ta chắn chắc sẽ có tương lai hết sức tốt đẹp”.
Đáng chú ý, tại buổi tổng kết, UBND huyện Hoàng Sa cũng đã mời gặp mặt những nhân chứng đã sinh sống và làm việc tại Hoàng Sa.
Ông Võ Công Chánh – Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa thăm hỏi các nhân chứng Hoàng Sa. (Ảnh: Báo Dân trí).
Báo Công an TP.HCM thông tin thêm, đã có hơn mười nhân chứng từng đặt chân lên Hoàng Sa tham dự buổi gặp mặt.
Ông Nguyễn Văn Cúc (SN 1952, trú quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bộc bạch, những ký ức Hoàng Sa hằn sâu trong tâm trí ông như từng thước phim quay chậm. Theo ông Cúc, thời đó ở Hoàng Sa có nhiều công trình rất đẹp, cảnh sắc thật tuyệt vời. Đông đúc tàu thuyền của ngư dân Việt Nam cập bến đánh bắt cá. Đợt đầu ông ra Hoàng Sa khoảng 2-3 ngày, những lần sau sau ra lại cả tháng trời để làm bể nước. Nhưng hằn sâu trong ông nhất là trận “hải chiến” vào ngày 19/1 cách đây hơn 40 năm về trước (ngày 19/1/1974).
Sau giải phóng, ông Cúc về lái xe ở Ban An ninh quận 3 (Công an quận Sơn Trà ngày nay), sau đó chuyển sang Công ty Ô tô Quảng Nam – Đà Nẵng cho đến ngày về hưu.
“Điều tôi mong ước nhất bây giờ là được một lần nữa trở lại Hoàng Sa, nơi đó có cảnh sắc tuyệt vời và nhiều ký ức khó quên”, ông Cúc chia sẻ.
Ông Võ Như Dân (SN 1937, trú P.Bình Hiên, quận Hải Châu, Đà Nẵng) là một trong những người làm quan trắc khí tượng trên đảo Hoàng Sa. Với ông, mỗi ngày ở trên đảo đều để lại kỷ niệm khó quên.
Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, người từng nhiều năm gắn bó, dành toàn bộ tâm huyết cho Hoàng Sa dâng trào cảm xúc: “Tuy đã nghĩ hưu, nhưng tôi vẫn đau đáu nỗi lòng, luôn nghiên cứu, tìm tòi và đóng góp tích cực cho Hoàng Sa, đó là bổn phận và trách nhiệm của mỗi công dân, hơn nữa tôi là người từng quản lý huyện đảo này nên tình cảm, trách nhiệm càng cao hơn…”.
Theo NTD
TP Đà Nẵng gặp mặt nhân chứng Hoàng Sa
Hôm nay (19/1), UBND huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng tổ chức tổng kết 1 năm hoạt động và gặp mặt nhân chứng Hoàng Sa.
Năm 2014, tình hình trên Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Tháng 5/2014, ngay khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trái phép trong vùng biển Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, huyện đảo Hoàng Sa đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nhiều hoạt động phản đối những hành động ngang ngược của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
Các nhân chứng từng làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa những năm 70 của thế kỷ trước (Ảnh: Hải Sơn)
Năm nay, UBND huyện Hoàng Sa sẽ đầu tư xây dựng Nhà trưng bày Hoàng Sa, dự kiến khởi công vào ngày 30/4/2015; phối hợp với các đơn vị tổ chức triển lãm, trưng bày, tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hoàn chỉnh, đưa vào sử dụng chương trình giảng dạy lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa....
Ông Võ Công Chánh, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa tặng sách "Hoàng Sa- Trường Sa là máu thịt của Việt Nam" cho ngành Giáo dục TP Đà Nẵng (Ảnh: Hải Sơn)
Dịp này, UBND huyện Hoàng Sa đã trao tặng 500 đầu sách "Hoàng Sa và Trường Sa là máu thịt của Việt Nam" cho ngành Giáo dục thành phố, tặng quà cho các nhân chứng Hoàng Sa./.
Theo_VOV
Chủ tịch huyện Hoàng Sa phản đối Trung Quốc diễn tập trên đảo Phú Lâm "Chúng tôi phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hoạt động phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như trên Biển Đông để duy trì quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa hai nước và trong khu vực". Trước việc chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngày 6/1 tuyên bố "thành lập...