Ký ức đen tối ở ‘thành phố nguyên tử’ một thời của Trung Quốc
Thành phố sinh ra kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc giờ đây là nơi tưởng niệm các nhà khoa học yêu nước. Những phần đau thương trong lịch sử nơi này đã bị chôn vùi trong bóng tối.
Giữa những đàn bò và cờ Phật giáo Tây Tạng rải rác trên những vùng cao nguyên ở Tây Bắc của Trung Quốc là tàn tích của một thành phố đã biến mất khỏi bản đồ từ năm 1958. Xưởng, kho chứa và kí túc xá bỏ hoang là những tàn dư của Nhà máy 221. Ảnh: Ruptley.
Ở đây, trên một đồng cỏ núi cao có tên gọi Jinyintan ở tỉnh Thanh Hải, hàng nghìn người chăn bò Tây Tạng và Mông Cổ từng được chuyển đi để xây một thị trấn bí mật cho kho vũ khí hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc.
Điều đó đã thay đổi vào những năm 1990, khi nơi ngày nay được mệnh danh là “thành phố nguyên tử” trở thành nơi thể hiện lòng yêu nước, tưởng niệm các nhà khoa học và người lao động đã làm việc trong điều kiện khắc nghiệt trên cao nguyên. Ảnh: New York Times.
Họ chế tạo bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc, phát nổ vào năm 1964, sau đó là bom nhiệt hạch đầu tiên của nước này, được thử nghiệm vào năm 1967, và giúp phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Ảnh: New York Times.
Một bức tượng của Mao Trạch Đông được dựng ở quảng trường tại thị trấn, nơi hàng nghìn người vẫn đang sinh sống. Ngay cả khi các nhà khoa học đã giành được sự công nhận cho công việc của họ, một số bí mật của nhà máy 221, phần còn lại của quá khứ vẫn chưa được công bố.
Ngày nay, các cựu chiến binh của dự án tự hào nói về cách họ giúp tạo ra lá chắn hạt nhân của Trung Quốc. Một bảo tàng, hiện vẫn chưa cho phép người nước ngoài tham quan, trưng bày những hiện vật và thông tin cho biết vũ khí đã được chế tạo để chống lại những mối nguy đe dọa Trung Quốc từ Mỹ và Liên Xô. Ảnh: Ruptley.
Video đang HOT
Một số cựu chiến binh cho biết các nhân viên trong nhà máy hạt nhân không được bảo vệ đầy đủ để chống lại bức xạ hoặc được chăm sóc hiệu quả sau khi họ bị ốm vì ung thư. Ảnh: New York Times.
Wei Shijie, 76 tuổi, một nhà vật lí đã nghỉ hưu từng làm việc tại nhà máy 221 trong những năm 1960, cho biết. “Đằng sau hào quang của việc chế tạo hai quả bom và phóng vệ tinh, nhiều người đã hy sinh đau đớn”, ông Wei nói. “Phần lớn hy sinh đó là không cần thiết”. Ảnh: New York Times.
Vẻ đẹp của Jinyintan từng được miêu tả trong những bài hát và trong một bộ phim từ năm 1953. Nhưng sau năm 1958, Jinyintan biến mất khỏi bản đồ Trung Quốc. Các nhà khoa học Trung Quốc và các cố vấn Liên Xô, những người đã giúp Trung Quốc thực hiện chương trình hạt nhân phôi thai cho đến khi hai cường quốc chia rẽ vào năm 1959, đã chọn nơi đây làm địa điểm đặt dự án. Ảnh: Ruptley.
Theo tài liệu của bảo tàng của máy 221, những người chăn nuôi đã rời đi tự nguyện, được chính phủ hỗ trợ và thưởng cho hàng nghìn con cừu. Ảnh: Ruptley.
Hàng nghìn nhà khoa học, kỹ thuật viên và chiến sĩ sau đó đổ về đây cho dự án nhà máy 221 biết rất ít về những gì đã xảy ra trước khi họ đến. Ảnh: Ruptley.
Thời điểm phát triển nhất, nhà máy 221 có 18 nhà xưởng, phòng thí nghiệm và các tòa nhà rải rác trên khoảng 570 km2, và tới 30.000 nhà khoa học, người lao động và bảo vệ sống ở đó. Ảnh: New York Times.
Theo Hoa Hạ (Zing)
Kế hoạch dùng 466 bom hạt nhân để hủy diệt Liên Xô của Mỹ
Giới chức Mỹ đánh giá chi tiết số lượng bom hạt nhân cần thiết để xóa sổ Liên Xô khỏi bản đồ thế giới, trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Chiến tranh Lạnh cao trào trong cuộc đối đầu Liên Xô-Mỹ.
Theo Daily Star, các tài liệu giải mật hé lộ Mỹ đã lên kế hoạch này chỉ chưa đầy hai tuần sau khi Thế chiến 2 kết thúc.
Mỹ và Liên Xô khi đó coi nhau là kẻ thù, mặc dù cả hai đã cùng chung tay đánh bại chủ nghĩa phát xít.
Các tướng lĩnh Mỹ coi 66 thành phố của Liên Xô khi đó là mục tiêu chính cần phải xóa sổ bằng vũ khí hạt nhân, nếu chiến tranh giữa hai cường quốc nổ ra.
Kế hoạch dội bom hạt nhân phủ đầu nhằm đảm bảo rằng "đối phương sẽ bị hủy diệt đến mức không còn tâm trí và sức mạnh để kháng cự".
Đánh giá dựa trên khả năng bom hạt nhân không nổ, số thành phố, căn cứ quân sự Liên Xô, giới chức Mỹ khi đó ước tính cần đến 466 bom hạt nhân.
Đây là nội dung trong tài liệu mật ghi ngày 15.9.1945, gửi đến Thiếu tướng Leslie Groves.
Ông Groves khi đó là tư lệnh phụ trách việc phát triển bom hạt nhân, trong Dự án Manhattan tuyệt mật.
Liên Xô và Mỹ có thời điểm suýt nổ ra chiến tranh.
Theo tài liệu giải mật từ Dự án Manhattan, Mỹ cần 204 quả bom để hủy diệt toàn bộ các thành phố của Liên Xô. Thêm 20 bom hạt nhân nữa đảm bảo vô hiệu hóa căn cứ quân sự và đánh bại quân Liên Xô trên chiến trường.
Đánh giá "hiệu quả chiến đấu" vào khoảng 48%, giới chức Mỹ đi kết luận rằng cần tới 466 bom hạt nhân.
Tài liệu giải mật có đoạn viết: "Cuối Thế chiến 2, Mỹ đạt bước tiến vượt bậc về bom nguyên tử. Chỉ 2 quả bom được thả xuống Nhật Bản nhưng cũng đem đến thành công đáng kể".
"Mỹ và Liên Xô giờ đây đã trở thành hai cường quốc hàng đầu. Nghiên cứu này đánh giá mức độ hiệu quả của việc dùng bom hạt nhân trong cuộc chiến tranh với Liên Xô".
4 năm sau khi giới chức Mỹ lên kế hoạch này, Liên Xô đã chế tạo thành công bom hạt nhân của riêng mình.
Liên Xô lần đầu tiên thử bom hạt nhân thành công vào ngày 29.8.1949, leo thang căng thẳng giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Chiến tranh Lạnh khởi nguồn sau Thế chiến 2 và kết thúc kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 và cuối cùng là Liên Xô tan rã năm 1991.
Ngày nay, Mỹ và Nga được cho là sở hữu khoảng 7.000 đầu đạn hạt nhân, trong đó Nga có số lượng vũ khí hạt nhân nhiều hơn. Vũ khí hạt nhân ngày nay cũng mạnh hơn và đạt hiệu suất cao hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh.
Theo Danviet
Kế hoạch hủy diệt nước Nhật bằng 14 quả bom hạt nhân của Mỹ Sau khi ném hai quả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki, Mỹ định tiếp tục thả 12 quả nữa nếu Nhật không đầu hàng. Thành phố Hiroshima hoang tàn sau vụ ném bom. Ảnh: AP. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki vào ngày 6/8 và 9/8/1945 để buộc phát xít Nhật đầu hàng. Tài liệu...