Ký ức của người Việt về chiến tranh trên báo Mỹ
Ngày 30/4/1975, Nguyễn Đăng Phát trải qua những giờ phút hạnh phúc nhất của cuộc đời ông. Ông đã chia sẻ những ký ức về chiến tranh Việt Nam trên báo Mỹ.
“Những người cầm cờ tràn ra mọi con đường. Không còn tiếng bom, máy bay hay tiếng gào”, một người dân nhớ lại ngày 30/4/1975.
Ngày 30/4/1975, Nguyễn Đăng Phát trải qua những giờ phút hạnh phúc nhất của cuộc đời ông.
Sáng hôm ấy, khi quân giải phóng tràn vào Sài Gòn và buộc chính quyền do Mỹ hậu thuẫn phải đầu hàng, những người lính cụ Hồ đã mừng chiến thắng cùng người dân Hà Nội. “Những người cầm cờ tràn ra mọi con đường. Không còn tiếng bom, máy bay hay tiếng gào. Tôi không thể diễn tả thời khắc hạnh phúc ấy bằng lời”, ông Phát, giờ đã 65 tuổi, nói với Elisabeth Rosen, phóng viên tạp chí The Atlantic của Mỹ.
Xe tăng của bộ đội húc cổng dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975, đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền miền nam Việt Nam và mở ra một chương mới trong lịch sử đất nước. Ảnh: AP.
Hơn 58.00 binh sĩ Mỹ bỏ mạng trong giai đoạn 1960 -1975. Tuy nhiên, con số ước tính của cả hai bên về binh lính và dân thường Việt Nam thiệt mạng trong cuộc chiến rất khác nhau – dao động từ 2,1 tới 3,8 triệu người.
Những ký ức ùa về
Nhiều năm sau chiến tranh, Việt Nam mở cửa để thu hút đầu tư nước ngoài và trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại Đông Nam Á.
Quân giải phóng trên đường Lê Văn Duyệt, thành phố Sài Gòn vào ngày 30/4/1975. Ảnh: TXVN.
Phố Khâm Thiên, một con đường lớn tại trung tâm thành phố Hà Nội, nhộn nhịp với cửa hàng xe máy, quần áo hay điện thoại. Ngày nay người ta tìm thấy rất ít bằng chứng về việc khoảng 2.000 ngôi nhà sập và gần 300 người thiệt mạng tại đây trong đợt “dội bom Giáng Sinh” vào năm 1972. Đây là chiến dịch ném bom tàn khốc nhất trong cuộc chiến do chính quyền Nixon thực hiện.
“Mảnh thi thể vương vãi khắp nơi”, Phạm Thái Lan, một phụ nữ, nhớ lại. Là một sinh viên ngành y, bà tham gia công tác cứu hộ sau đợt ném bom ở Khâm Thiên. Giờ đây, khi ở tuổi 66, bà Lan trở nên trầm tư khi kể về thời kỳ ấy.
Xác máy bay B-52 tại hồ Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Đối với ông Nguyễn Đăng Phát, nói về chiến tranh là nhắc lại kỷ niệm đau thương và mất mát bởi trong tâm thức những người thuộc thế hệ của ông, chiến tranh chống Mỹ là một giai đoạn nằm giữa cách mạng giành độc lập từ Pháp những năm đầu thập niên 40 và cuộc chiến tranh biên giới một tháng với Trung Quốc vào năm 1979.]
Vũ Văn Vinh chỉ là cậu bế 5 tuổi khi người Pháp rút khỏi Việt Nam vào năm 1954. Lúc đó ông đã cảnh giác trước những sĩ quan Pháp đi tuần trên đường phố tại Quảng Ninh, phía đông bắc Hà Nội. “Mỗi khi thấy người nước ngoài, tôi đều sợ hãi” người đàn ông 66 tuổi nói.
10 năm sau, Mỹ bắt đầu ném bom miền bắc Việt Nam.
Lần đầu tiên nhìn thấy phi cơ ném bom B-52, cậu bé 5 tuổi ngạc nhiên và hỏi mẹ: “Tại sao một máy bay lại thả ra những máy bay con?”.
Mỗi khi máy bay xuất hiện, mọi thứ đều rung chuyển. “Đá lăn, nhà sụp đổ. Tôi chạy về nhà, hoảng loạn và bối rối vì vẫn không biết chuyện gì đang diễn ra”, ông nhớ lại.
Ngày 1/5/1975, Vũ và 6 người bạn mừng chiến tranh kết thúc bằng một bữa tiệc. Họ góp tem phiếu thực phẩm để mua một cân thịt bò rồi ăn cùng đậu phụ.
Vì không có nồi nên họ phải dùng hộp sữa bột để nấu lẩu. Ngày hôm ấy, anh trai của Vũ không có mặt bởi ông đã hy sinh trong chiến tranh. Hàng tuần, đài truyền hình nhà nước công bố tên, tuổi, ảnh những liệt sỹ mất tích cùng thông tin liên lạc của người thân.
Lưu giữ ký ức cho thế hệ sau
Nguyễn Mạnh Hiệp, cựu chiến binh của quân đội, vừa khai trương một bảo tàng chiến tranh tư nhân đầu tiên tại Hà Nội. Nhiều năm sau cuộc chiến, ông vẫn trăn trở về nó. Ông muốn truyền lại cho thế hệ trẻ những ký ức năm xưa của dân tộc.
Ông Nguyễn Mạnh Hiệp bên những kỷ vật chiến tranh. Ảnh: Thu Trang – Báo Tin tức.
Tại bảo tàng chiến tranh, ông Hiệp trưng bày hiện vật của cả hai phía mà ông thu thập trong quá trình chiến đấu 8 năm và những chuyến trở lại chiến trường xưa trong 20 năm. Các hiện vật gồm quân phục lính Mỹ, radio hay chăn mà đội trưởng trao khi ông trúng đạn. Ngoài ra, ông còn giữ một tấm lọc cà phê do đồng đội chế tạo từ xác máy bay Mỹ.
“Tôi muốn giữ lại những kỷ vật từ chiến tranh để các thế hệ sau có thể hiểu về nó. Họ biết chưa nhiều về chiến tranh”, ông tâm sự. Trong khu vườn của ông, những mảnh vỡ máy bay và vỏ tên lửa nằm khắp nơi.
Theo Hải Anh/Tri thức trực tuyến
Theo_Kiến Thức
Những hình ảnh về lính Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam
Các phóng viên chiến trường của AP đã bất chấp nguy hiểm để chụp những hình ảnh lột tả sự khốc liệt của chiến tranh tại Việt Nam trong thời kỳ 1955 -1975.
Một lính Mỹ giơ hai tay lên cao để chỉ dẫn trực thăng hạ cánh xuống một khu rừng gần thành phố Huế, tháng 4/1968. Nhiều binh sĩ khác xung quanh anh đang bị thương. Đây là bức ảnh của nhiếp ảnh gia Art Greenspon.
Thủy quân lục chiến Mỹ đóng quân ở khu phi quân sự (DMZ) phía nam sau cuộc giao tranh vào tháng 9/1966. Trực thăng ở bên trái bức ảnh đã rơi khi thực hiện nhiệm vụ tiếp tế.
Lính nhảy dù thuộc Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 173 của Mỹ vác súng trên vai khi di chuyển qua một con sông tại vùng rừng rậm thuộc huyện Bến Cát, miền nam Việt Nam, ngày 25/9/1965. Lính Mỹ tới đây để tìm nơi ẩn náu của các chiến sĩ giải phóng.
Binh sĩ Mỹ điều khiển trực thăng và nã súng máy vào hàng cây trong cuộc tấn công một căn cứ của giải phóng quân ở khu vực phía bắc tỉnh Tây Ninh, gần biên giới Campuchia vào tháng 3/1965. Đây là ảnh của nhiếp ảnh gia Đức Horst Faas, người từng hai lần đoạt giải báo chí Pulitzer.
Một lính Mỹ chạy khỏi trực thăng CH-21 sau khi nó rơi gần một ngôi làng ở Cà Mau ngày 11/12/1962.
Một binh sĩ Mỹ không rõ danh tính đội mũ cối với dòng chữ "Chiến tranh là địa ngục" (ảnh trái). Dù một mắt bị thương, binh sĩ Thomas Cole vẫn cố gắng giúp trung sĩ Harrison Pell chữa trị vết thương.
Binh sĩ nhăn mặt vì đau đớn khi chờ di tản khỏi căn cứ ở thung lũng A Shau, Huế.
Sự khốc liệt của trận Đồng Xoài thể hiện rõ trên khuôn mặt của trung sĩ Philip Fink vào ngày 12/6/1965.
Lính bộ binh Mỹ của đại đội A, tiểu đoàn 1, sư đoàn bộ binh số 16 bế một đứa trẻ ra khỏi làng Cam Xe, gần đồn điền cao su Michelin Dầu Tiếng, phía tây bắc Sài Gòn, sau vụ tấn công ngày 22/8/1966.
Một kỵ binh Mỹ đỡ một bà cụ Việt Nam tới trại tị nạn vào ngày 5/1/1968.
Lính thủy đánh bộ bị thương nằm trên sàn của trực thăng H34 khi di tản khỏi vùng chiến sự ở bán đảo Vạn Tường, Quảng Ngãi, ngày 19/8/1965.
Thi thể của một lính nhảy dù Mỹ được nâng lên trực thăng để rời khu rừng nhiệt đới, gần biên giới Campuchia, sau cuộc giao tranh ở chiến khu C vào ngày 14/5/1966.
Bác sĩ Joseph Wolfe (ở giữa) cùng nhiều nhân viên y tế khác đang điều trị cho một binh sĩ bị thương tại Charlie Med, một bệnh viện dã chiến dưới lòng đất ở Khe Sanh vào tháng 3/1968.
Peter Arnett Gregg, nhà báo New Zealand, chụp ảnh cuộc đổ bộ của Thủy quân lục chiến Mỹ ở bãi biển Đỏ, Đà Nẵng vào ngày 10/4/1965.
Theo Tri Thức
Quân đội Mỹ từng bị đĩa bay tấn công trong chiến tranh Việt Nam Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ từng đụng độ với đĩa bay và thậm chí một tàu tuần tra Mỹ đã bị đĩa bay đánh chìm. Huffington Post ngày 19/4 dẫn nguồn tin từ chương trình "Hangar 1: The UFO Files" của A&E Networks tiết lộ, các binh sĩ Mỹ từng nhiều lần nhìn thấy đĩa bay. Trong đó...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí mật công nghệ Rekord SV-98M: Súng bắn tỉa thế hệ mới làm rúng động chiến trường

Hồng y đoàn đặt mục tiêu bầu nhanh giáo hoàng

Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine

Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?

Yêu cầu đặc biệt của Ukraine bị bác bỏ trong thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thỏa thuận khoáng sản nâng vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống

Australia phát hiện nguồn lây nhiễm siêu vi khuẩn nguy hiểm

Lưu lượng máy bay vận tải quân sự đến trung tâm NATO ở Ba Lan bất ngờ tăng vọt
Có thể bạn quan tâm

Clip phơi bày cuộc sống của Lọ Lem bên trong biệt thự, ái nữ hào môn tự tay làm 2 việc ai nhìn cũng "wow"!
Sao việt
12:49:31 03/05/2025
Cách nấu món ăn từ 3 loại rau bổ gan, sáng mắt, mỗi tuần nên chế biến một lần
Ẩm thực
12:45:17 03/05/2025
Phân khúc môtô phân khối lớn ngày càng khốc liệt tại Việt Nam
Xe máy
12:42:12 03/05/2025
Bảng giá ô tô KIA mới nhất tháng 5/2025
Ôtô
12:38:23 03/05/2025
Khắc phục lỗi bị nhảy khoảng trắng trong Word nhanh chóng
Thế giới số
12:14:44 03/05/2025
4 lý do vì sao bạn không nên mua điện thoại thông minh mới mỗi năm
Đồ 2-tek
12:06:18 03/05/2025
Tham nhặt drone 30/4: không giao nộp công khai rao bán, nguy cơ 'bóc lịch'
Tin nổi bật
12:04:06 03/05/2025
Những sai lầm gây tổn thương da khi tẩy tế bào chết
Làm đẹp
12:01:23 03/05/2025
VKSND Tối cao: Tài xế xe tải có lỗi trong cái chết của bé gái ở Vĩnh Long
Pháp luật
12:00:11 03/05/2025
Màn so kè nhan sắc hot nhất đêm: Chu Thanh Huyền tung ảnh cùng Doãn Hải My, quan hệ thế nào sau tuyên bố "không thân"?
Netizen
11:08:04 03/05/2025