Ký ức của người mẹ chiến sĩ hải quân trong trận chiến Gạc Ma

Theo dõi VGT trên

Trận chiến Gạc Ma bi tráng đã qua đi được 26 năm ,nhưng với gia đình cụ Phạm Văn My (Nam Định), nỗi đau mất đi người con trai là Liệt sỹ Phạm Văn Thiều (SN 1959) vẫn còn.

Ký ức của người mẹ chiến sĩ hải quân trong trận chiến Gạc Ma - Hình 1

Tàu HQ 604 khi nhận lệnh ra Gạc Ma.

Trận chiến Gạc Ma bi tráng diễn ra vào năm 1988 ngày nào đã qua đi được 26 năm ,nhưng với gia đình cụ Phạm Văn My (ngụ xóm Phạm Sơn, thôn Đông Hạ, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), nỗi đau mất đi người con trai là Liệt sỹ Phạm Văn Thiều (SN 1959) vẫn còn đọng lại.

“Xếp bút nghiên theo nghiệp đao binh”

Ngày 14/3/1988, Trung Quốc đưa quân chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam)… Bằng đại pháo, đại liên, lính Trung Quốc đã thảm sát 64 cán bộ, chiến sỹ Hải quân Việt Nam mà đa số là công binh không vũ khí. Một trong số những liệt sĩ ấy là cố Thượng úy Phạm Văn Thiều.

Ký ức của người mẹ chiến sĩ hải quân trong trận chiến Gạc Ma - Hình 2

Liệt sỹ Phạm Văn Thiều

Chúng tôi về xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định thăm nhà Liệt sỹ Thiều vào một buổi sáng cuối tháng 5/2014. Cụ Phạm Văn My, cha của Liệt sỹ Thiều đã gần 90 tuổi. Cụ Nguyễn Thị Bích, mẹ Liệt sỹ Thiều năm nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng vẫn không kìm nổi nước mắt khi nói về con trai.

Cụ My tâm sự, vợ chồng cụ sinh được năm người con. Anh Thiều là con trai lớn trong gia đình. Thiều luôn thể hiện là một người con ngoan, một người anh lớn gương mẫu trong gia đình. “Nó học giỏi lắm. Được thầy cô, bạn bè khen ngợi suốt. Năm Thiều học cấp ba, trong khi bạn bè cùng thôn vì trường xa mà bỏ học hết, duy chỉ có Thiều vẫn ngày ngày đi bộ bảy cây số tới trường học. Thấy con ham học, vợ chồng tôi cũng lấy làm mừng và tự hào”, người cha kể lại.

Cụ My hồi ức: “Thiều mê biển, thích được lênh đênh trên những con tàu đi khắp bốn phương. Chính vì thế, dù năm đầu tiên đi thi bị trượt, Thiều vẫn cương quyết thi cho bằng được trường Đại học Hàng hải. Đến lần thi thứ hai, Thiều đã thi đỗ”.

Ký ức về con trai còn đọng lại trong tâm trí vợ chồng cụ My đó là một người trầm tính, ít nói nhưng một khi đã suy nghĩ và làm việc gì, Thiều đều cố gắng thực hiện cho bằng được. “Nó đi học Đại học Hàng hải được một năm thì có giấy gọi nhập ngũ. Dù có thể xin tạm hoãn nhưng Thiều đã gác lại việc học hành lại để lên đường nhập ngũ”, người cha của Liệt sỹ nhớ lại.

Anh nhập ngũ vào năm 1978. Thời gian này chiến tranh biên giới Tây Nam đang bùng phát, đơn vị của Thiều đã ra mặt trận.

Qua những bức thư mà con trai gửi về, cụ My được biết con trai mình đã chiến đấu ở biên giới Tây Nam. Dù thương nhớ con nhưng vợ chồng cụ My vẫn gửi lời động viên qua những lá thư đầy nước mắt nhớ nhung. “Thiều đi bộ đội và tham gia chiến đấu được một năm thì được cử về trường Đại học Hàng hải học tiếp. Đến năm 1984, Thiều tốt nghiệp Đại học và được bố trí vào công tác tại lữ đoàn 125 (một đơn vị vận tải – NV)”, người cha bồi hồi nhớ lại.

Người mẹ nhớ lại: “Ngày nhận được tin con hy sinh là lúc tôi đang đi học nâng cao nghiệp vụ. Đọc giấy báo tử báo tin con hy sinh, trái tim tôi như nghẹn cứng”. Tuy nhiên không hiểu sao khi ấy cụ không hề rơi một giọt nước mắt. “Lúc đó ông nhà tôi đang công tác xa nhà, sáng hôm đó thức dậy tôi cảm thấy có điều gì đó rất nóng ruột, chân tay trở lên bủn rủn lạ thường. Đến chiều, người ta thông báo con tôi hy sinh, tôi thẫn thờ cả người. Tim đau thắt lại, cổ nghèn nghẹn, nhưng tôi vẫn bình tĩnh nhờ người thông báo cho chồng”, cụ Bích cho biết.

Video đang HOT

Cụ nhớ như in, một ngày của tháng Giêng năm 1988, nhân chuyến về lấy phụ tùng để sửa chữa lại tàu, con trai cụ tranh thủ tạt qua nhà thăm bố mẹ và các em. Anh “nửa kín nửa hở” về chuyện có người yêu, còn nói với bố mẹ rằng “sắp cưới về cho bố mẹ một cô con dâu rất ngoan hiền và đảm đang”. “Khi nghe con nói, vợ chồng tôi rất đỗi vui mừng và mong mỏi nhanh tới ngày con trai dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Thiều còn khoe mới được một người anh ở Hải Phòng cho một mảnh đất để lấy vợ. Nó dự định sẽ xây nhà ở đó sinh sống”, giọng người mẹ già lạc đi khi nhắc về dự định chưa kịp hoàn thành của con trai mình.

Thời gian đó, tình hình khu vực vùng biển của ta đang rất nóng và căng thẳng. Trung Quốc đang cho tàu nhăm nhe cố tình sang xâm phạm vùng biển của ta. Trước tình hình đó, lực lượng Hải quân Việt Nam đưa ba tàu vận tải ra xây chốt ở Trường Sa. Anh Thiều khi ấy là Thượng úy, thuyền phó. “Con tàu mà con trai tôi đi đó là tàu HQ – 604. Đây một trong ba con tàu bị tàu Trung Quốc bắn chìm”, cụ My nghẹn ngào kể lại

Tay run run, người cha cẩn thận lần giở từng bức ảnh, giấy tờ còn giữ lại của con trai đưa lên ngắm nghía thật chăm chú với vẻ mặt bi thương xen lẫn cả niềm tự hào.

Trong khi cụ ông đang bang khuâng nhớ về người con đã anh dũng hy sinh, cụ bà dường như tinh thần đã phần nào trấn tĩnh lại. Cụ nở nụ cười hiền hậu cho biết: Dù tuổi đã cao, nhưng cụ ông rất chịu khó theo dõi tình hình chính trị trong nước và quốc tế. “Nhà tôi có nối mạng internet, hàng ngày ông ấy rất chăm chỉ mở máy tính để cập nhật tình hình. Xem được tin tức gì ông ấy đều kể lại cho tôi nghe. Bởi vậy, dù già cả không đi được tới đâu nhưng vợ chồng tôi cũng biết Trung Quốc lại đang tiếp tục xâm phạm tới vùng biển của Việt Nam”, cụ Bích cho biết.

Từ ngày biết tin Trung Quốc sang xâm phạm, cụ ông càng năng thắp nhang lên bàn thờ con trai: “Thiều cùng nhiều đồng đội của nó đã hòa mình vào cùng với biển khơi sẽ hiển linh phù hộ cho đất nước sớm giành lại vùng biển của mình, đòi lại công lý cho dân tộc mình”.

Bạn bè báo hiếu cha mẹ thay liệt sỹ

Theo người cha, tất cả những cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong trận chiến Gạc Ma đều xứng đáng được phong tặng danh hiệu anh hùng. “Chúng mới chỉ ở tuổi đôi mươi, vẫn còn rất trẻ nhưng đã gan dạ đối mặt với những kẻ đi xâm chiếm. Trận chiến đã được ghi danh vào lịch sử của dân tộc thì những hy sinh, mất mát đó nhà nước ta cần phải trân trọng, ghi nhận hơn”,.

Con trai mất, phải một thời gian dài sau đó, vợ chồng cụ My mới lấy lại được tinh thần, cố gắng gạt nỗi đau qua một bên mà chăm lo cho các con còn lại. “Với đồng lương thưởng ít ỏi của người cán bộ, gia đình tôi phải sống chắt bóp, tằn tiện qua ngày. May mắn, các con lớn khôn đều trưởng thành cả. Thế nhưng, duy chỉ có ngôi nhà của ông bà tổ tiên để lại, vợ chồng tôi không có điều kiện tu sửa lại. Mới đây, vào cuối năm 2012, một số bạn bè của Thiều về thăm gia đình. Họ đã kêu gọi quyên góp tiền để xây cho vợ chồng tôi ngôi nhà khang trang, đẹp đẽ này”.

Tâm sự về chuyện này, cụ My bày tỏ sự biết ơn tới những người bạn của Liệt sỹ Thiều. “Gia đình mãi không bao giờ quên tấm lòng các anh em đã giúp đỡ. Ngoài ra, biết vợ chồng tôi bị bệnh tật, các anh còn đưa vợ chồng tôi đi thăm khám thường xuyên. Nghĩa cử chăm sóc ấy, vợ chồng tôi không biết lấy gì báo đáp”, người cha rơm rớm nước mắt.

Anh Nguyễn Văn Hiền (công tác tại Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ), một trong những người chung tay kêu gọi quyên góp tiền giúp đỡ gia đình Liệt sỹ Thiều cho hay, anh cũng như nhiều người bạn khác cùng lớp rất quý mến Thiều. Anh Thiều luôn sẵn lòng giúp đỡ anh em, bạn bè trong trường. “Thiều học rất giỏi nên được nhiều bạn bè, thầy cô quý mến. Khi hay tin Thiều hy sinh, chúng tôi vô cùng đau lòng và tiếc nuối, rất muốn về quê chia buồn, thăm hỏi gia đình, nhưng mãi vào cuối năm 2012, tôi mới tìm ra được địa chỉ của gia đình Thiều”, anh Hiền chia sẻ.

Về thăm gia đình liệt sĩ Thiều, các anh không khỏi chạnh lòng khi thấy ngôi nhà của bố mẹ bạn mình đã cũ nát. “Về Hà Nội tôi đã vận động các bạn cũ quyên góp tiền để xây ngôi nhà mới thật khang trang để các cụ có thể an hưởng tuổi già. Thiều hy sinh, chúng tôi coi bố mẹ cậu ấy như là bố mẹ của mình. Coi như đây là món quà mà chúng tôi thay cậu ấy báo hiếu cho bố mẹ”, anh Hiền trải lòng.

Với những gì mà anh Hiền cùng những người bạn đã dành tặng cho bố mẹ của Liệt sỹ, có lẽ ở ngoài biển khơi xa xôi đó, nơi từng diễn ra trận chiến bi tráng, người Liệt sỹ ấy sẽ cảm thấy yên lòng.

Theo sách Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955 – 2005), khoảng 3h sáng ngày 14/3/1988, lực lượng của Trung đoàn 83 Công binh bắt đầu chuyển vật liệu từ tàu HQ – 604 lên bãi Gạc Ma, lực lượng của Lữ đoàn 146 tổ chức cắm cờ và bảo vệ công binh làm nhiệm vụ.

Khoảng 6h ngày 14/3/1988, Trung Quốc điều tới thêm 2 tàu, dùng 3 thuyền nhôm đưa khoảng 40 lính lên bãi Gạc Ma, giật quốc kỳ Việt Nam, sát hại Thiếu úy Trần Văn Phương, đâm trọng thương hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh.

Bị quân ta đánh trả, quân Trung Quốc rút ra xa, xả đạn pháo và các loại súng vào các tàu ta và quân ta đang ở trên bãi Gạc Ma. Bị trúng nhiều đạn pháo địch, tàu HQ-604 chìm xuống biển…

Trung tá Trần Đức Thông, Đại úy Vũ Phi Trừ, Thiếu úy Trần Văn Phương và nhiều đồng đội hy sinh, 9 người bị quân Trung Quốc bắt. Những người còn sống đi tìm vớt đồng đội hy sinh và bị thương, đưa lên một xuồng của công binh rồi bơi về phía tàu HQ-505 ở bãi Cô Lin.

Tại bãi Cô Lin, từ 6h sáng 14/3/1988, lực lượng trên tàu HQ-505 đã cắm hai cờ Việt Nam trên bãi. Cùng lúc bắn vào tàu HQ-604, các tàu Trung Quốc cũng bắn nhiều đạn pháo vào tàu HQ-505, khiến tàu bị hỏng máy. Thuyền trưởng chỉ huy khẩn trương sửa máy, rồi lệnh chạy cả hai máy tàu, ủi bãi Cô Lin để vừa cứu tàu, vừa giữ đảo. Thấy vậy, hai tàu Trung Quốc tập trung bắn dữ dội vào tàu HQ-505. Hơn 8h sáng 14/3/1988, tàu HQ-505 trườn được hai phần ba thân lên bãi thì bốc cháy. Lực lượng trên tàu vừa triển khai dập lửa cứu tàu, bảo vệ bãi Cô Lin, vừa đưa xuồng đi cứu vớt đồng đội ở phía bãi Gạc Ma.

Tại bãi Len Đao, rạng sáng 14/3/1988 một tổ hải quân từ tàu HQ-605 đã lên bãi cạn, cắm cờ Việt Nam. Khoảng 8h sáng 14/3/1988, các tàu Trung Quốc nã đạn vào tàu HQ-605, đến sáng ngày 15/3/1988 thì tàu chìm hẳn. Thuyền phó tàu HQ-605 và 5 người khác hy sinh. Nhưng quân ta vẫn bám trụ, quốc kỳ Việt Nam vẫn tung bay trên bãi Len Đao. Chiều 14/3, khi tàu HQ-614 tới, lực lượng trên tàu HQ-605 dùng xuồng đưa thương binh, tử sĩ về đảo Sinh Tồn. Chiều 14/3/1988, các tàu HQ-931, HQ-671, HQ-614 lần lượt tới tiếp ứng, bảo vệ bãi Len Đao và bãi Cô Lin.

Theo Xahoi

Hoàng Sa nơi đầu sóng - Kỳ 1: Người giữ cờ

Nhiều ngày liền cùng ăn ở, sinh hoạt tại các tàu kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) của Trung Quốc, những câu chuyện nhỏ về Tổ quốc luôn ám ảnh PV Thanh Niên Online. Đấy, cũng chỉ khắc họa được phần nào những gian lao, vất vả của những người giữ biển Hoàng Sa.

Hoàng Sa nơi đầu sóng - Kỳ 1: Người giữ cờ - Hình 1

Cờ Tổ quốc trên nóc đài chỉ huy tàu KN-767

Đặng Văn Hà là nhân viên vô tuyến điện trên tàu KN-767 thuộc Biên đội tàu Vùng Kiểm ngư 4, Cục Kiểm ngư Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt giữa KN-767 với các tàu khác và Sở Chỉ huy, Hà còn được giao chăm sóc, đảm bảo cho lá cờ Tổ quốc luôn tung bay trên cột cờ cao vút, ngay nóc đài chỉ huy, giữa Hoàng Sa gió lộng.

May cờ chuyên dụng cho Hoàng Sa

Sinh năm 1989, quê gốc vùng chiếu Nga Sơn, Thanh Hóa, nhưng Hà đã là chủ gia đình nhỏ ngay thị trấn Mỹ Ca (TP.Cam Ranh, Khánh Hòa). Vợ Hà tên Nguyễn Thục Hạnh, cả hai quen nhau khi Hà học chuyên môn ngoài Vĩnh Phúc. Cưới nhau tháng 1.2013, hai vợ chồng đưa nhau vào Cam Ranh sinh sống, khi Hà nhận nhiệm vụ tại Biên đội tàu Kiểm ngư.

"Để khẳng định chủ quyền Tổ quốc, tiền bạc nào nào đo đếm được, anh nhỉ?" - Đặng Văn Hà, kiểm ngư viên Vùng Kiểm ngư 4

Vừa kịp quen với vùng đất mới, thì tháng 10.2013, vợ chồng Hà có bé gái Đặng Nguyễn Bảo Hân. "Vợ trẻ, con thơ, nhà thuê, cơm tập thể" là câu cửa miệng anh em trên tàu thường đùa vui để chia sẻ hoàn cảnh với Hà. Dẫu vậy, nhưng Hà chưa bao giờ kêu ca - phàn nàn, miệng lúc nào cũng tươi rói: "Vẫn còn đỡ hơn bao nhiêu anh em, vợ con ngoài Bắc trong Nam, mỗi năm gặp nhau một lần".

Ngày 2.5.2014, cũng như nhiều kiểm ngư viên khác, đang ở thị trấn Mỹ Ca (TP.Cam Ranh, Khánh Hòa) tranh thủ chăm sóc vợ con dịp lễ, thì Hà nhận lệnh đi làm nhiệm vụ khẩn cấp ngoài Hoàng Sa.

Vốn quen nghề biển, đã có mặt ở mọi vùng biển xa gần, nên việc đầu tiên Hà lo lắng là độ bền của lá cờ Tổ quốc: "Vùng biển Hoàng Sa biển động bất thường, gió mạnh và quẩn nên cờ vải lụa bình thường không chịu nổi", Hà nói với tôi vậy và kể: Gấp rút chuẩn bị tư trang cá nhân trong vài phút, chia tay vợ con và ra chợ, mua vải đỏ - vàng (loại dày), mang ra tiệm may quen, ngồi chờ bà chủ cấp tốc may xong 5 lá cờ chuyên dụng.

"Tính ra, mỗi lá cờ này, đắt gấp 4 lần cờ lụa bình thường, nhưng bền gấp chục lần" - Hà thật thà nói vậy với tôi và cười hiền: "Để khẳng định chủ quyền Tổ quốc, tiền bạc nào nào đo đếm được, anh nhỉ?".

Ngồi tỉ mẩn trò chuyện, tôi mới biết: cũng như rất nhiều anh em kiểm ngư trong Biên đội khác, khi tập trung nghe phổ biến nhiệm vụ ngoài Hoàng Sa, Hà xác định đó là nguy hiểm, kề cận sống chết nên tất cả cùng... giấu gia đình.

Chỉ đến khi ra ngoài biển, đến vùng sắp sửa hết sóng điện thoại di động, Hà mới gọi điện về bờ, vắn tắt: "Đi biển dài ngày!" cho vợ yên tâm.

Hoàng Sa nơi đầu sóng - Kỳ 1: Người giữ cờ - Hình 2

Hoàng Sa nơi đầu sóng - Kỳ 1: Người giữ cờ - Hình 3

Dây treo cờ bị vòi rồng tàu Trung Quốc bắn đứt, lấy dây thép uốn thành cán và dây cước làm dây giữ cờ

Hoàng Sa nơi đầu sóng - Kỳ 1: Người giữ cờ - Hình 4

Kiểm ngư viên Đặng Văn Hà treo cờ Tổ quốc trên vùng biển Hoàng Sa

Dây cước giữ cờ

Hơn nửa tháng trên biển Hoàng Sa, Hà cùng các đồng đội dồn sức ngăn chặn, đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương-981 trái phép và phi lý mà Trung Quốc đưa sang khu vực đảo Tri Tôn (Hoàng Sa, Đà Nẵng). Không chỉ vậy, Hà và các anh em phải luồn lách đối phó với những cú đâm va, cản phá, các trận phun nước biển bằng vòi rồng công suất cực mạnh của tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần Trung Quốc. Khi ấy, lá cờ đỏ sao vàng trên nóc đài chỉ huy đã bạc màu, sờn rách.

Thuyền trưởng Đinh Hữu Đoan bảo: "Ngày 6.5, tàu hải cảnh Trung Quốc bắn vòi rồng làm hỏng hệ thống thông tin liên lạc, đứt luôn dây treo cờ, anh em phải lấy dây cước làm dây và thanh sắt làm cán, giữ đúng vị trí cờ".

Đầu giờ chiều trên biển Hoàng Sa, trước khi tiếp cận giàn khoan lần thứ 2 trong ngày, kiểm ngư viên Đặng Văn Hà nghiêm nghị trong trang phục kiểm ngư, kiên nhẫn níu tay, chắc chắn đặt từng bước chân bậc thang leo lên cột cờ đang rung lắc theo độ nghiêng đến 30 độ theo con tàu KN-767.

Phải đến 15 phút, Hà mới gỡ xong cuộn dây cước cuốn vào thanh sắt uốn vội làm cán cờ và thay lá cờ bạc màu bằng lá cờ mới, đỏ rực niềm tin và tươi vàng hy vọng, bay phần phật kiêu hùng trong gió biển.

Hoàn tất nghi thức thay Quốc kỳ, tàu KN-767 kéo hồi còi dài, nhập vào đội hình Biên đội, dẫn đầu 5 con tàu mang ánh lửa màu cam, hướng về phía giàn khoan xám xịt, xung quanh lúc nhúc tàu bè tua tủa súng ống bu quanh.

Hoàng Sa mênh mông, thăm thẳm màu xanh biếc hòa lẫn sắc đỏ bừng bừng trên những con tàu Việt Nam.

Màu đỏ cờ trên biển, đỏ như màu máu, chắt chiu dành dụm trong tim con người giữ biển bao năm (còn tiếp).

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện
14:27:49 15/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Điều tra chiếc ô tô cháy trơ khung ở đèo Con Ó
12:25:40 15/11/2024
Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại huyện Đông Anh, cột khói cuồn cuộn
10:05:15 15/11/2024
Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"
12:34:57 15/11/2024
Mua pháo về nhà tự chế, nam thanh niên 27 tuổi tử vong
05:55:54 15/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Tai nạn trên cao tốc, xe container cháy rụi cabin, một người nhập viện
10:07:01 15/11/2024

Tin đang nóng

Huỳnh Hiểu Minh cúi đầu xin lỗi
20:59:48 16/11/2024
Xoài Non bị nhận xét "còn non và thiếu tinh tế" khi liên tục làm 1 việc trước mặt bố mẹ Gil Lê
19:14:49 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
Sao cũ đã hết thời giữa dàn nghệ sĩ thế hệ mới?
20:03:00 16/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024
Triệu Lộ Tư trở thành trò cười
21:17:17 16/11/2024
Phản ứng của Mạc Hồng Quân khi vợ siêu mẫu trở lại sàn diễn sau nhiều năm rời showbiz
18:46:39 16/11/2024
Điều tra vụ nổ khiến 1 người bị thương nặng ở Hải Phòng
18:07:09 16/11/2024

Tin mới nhất

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm

13:09:03 16/11/2024
Trước đó, Công an huyện Đăk Glei nhận được tin báo của ông Lê Đình Tuân (42 tuổi) về việc con gái Lê Hồ Thanh Mai bỏ nhà đi từ khoảng 23h30 ngày 9/11, đến nay chưa về.

Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'

13:05:21 16/11/2024
Thượng tá Nguyễn Thành Tín, Phó trưởng Công an quận Hai Bà Trưng xác nhận có vụ việc gây mất trật tự và đang tiến hành xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?

05:11:20 16/11/2024
Đến khoảng 15 sau, gia đình mới thấy một người đi ra từ phòng hành chính, không đeo bảng tên tiến đến nhưng không cấp cứu cho cháu mà chỉ khóa và rút dịch ra ngoài.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Voọc bất ngờ lao xuống phố tấn công người đi đường

12:23:29 15/11/2024
Một cá thể voọc đã tấn công người đi đường ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Lực lượng chức năng đang triển khai phương án đưa cá thể voọc trở lại rừng.

Bão Usagi khả năng vào Biển Đông hôm nay, trở thành bão số 9

12:18:50 15/11/2024
Bão Usagi sẽ vượt qua đảo Lu Dông (Philippines) vào Biển Đông, nhưng sau đó quay ngược ra, ít có khả năng ảnh hưởng tới đất liền nước ta.

Có thể bạn quan tâm

1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên

Sao việt

23:51:06 16/11/2024
Miss Universe Kazakhstan hiện vướng nghi vấn chơi xấu các đối thủ trước thềm chung kết, trong đó có đại diện Việt Nam.

Nhã Phương 'phá lệ' cùng Đỗ Mạnh Cường mang về 95 triệu cho trẻ mồ côi

Tv show

23:13:43 16/11/2024
Vì mong muốn giúp sức cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, Nhã Phương nỗ lực cùng đồng đội là nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường vượt qua các thử thách của ban tổ chức.

Thu Trang và giới làm phim kêu cứu, Cục Điện ảnh: "Mong Quốc hội cân nhắc"

Hậu trường phim

22:37:14 16/11/2024
Hơn 30 doanh nghiệp điện ảnh đã ký tên và đóng dấu vào văn bản khẩn, kiến nghị về việc điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng (VAT) trong Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lộ mức đền bù gây phẫn nộ

Sao châu á

22:18:28 16/11/2024
Yulhee tiết lộ Minhwan đã đề nghị đưa cho cô 50 triệu won (909 triệu đồng) bồi thường ly hôn và 2 triệu won (36 triệu đồng) tiền cấp dưỡng nuôi con.

Tai nạn máy bay V-22 Osprey: Phi công quên bật 'công tắc nguồn'

Thế giới

22:01:39 16/11/2024
Việc không tuân thủ quy trình này khiến máy bay không đủ sức mạnh để bay lên, dẫn đến va chạm. Ngoài ra, phi công cũng bị đánh giá là điều khiển không đúng kỹ thuật khi máy bay ở gần mặt đất, gây ra tình trạng rung lắc mạnh.

Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng

Netizen

21:30:31 16/11/2024
Cựu cầu thủ U23 Việt Nam Huỳnh Tấn Sinh và vợ Phạm Nguyễn Bích Trâm đã có cái kết đẹp sau 3 năm hẹn hò. Cặp đôi đăng ký kết hôn và tổ chức lễ ăn hỏi vào tháng 11 năm 2023.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Han So Hee

Phim châu á

21:22:27 16/11/2024
Heavy Snow (Tạm dịch: Bão Tuyết) đang khiến MXH rần rần thời gian qua, đem đến những thước phim mơ mộng đẹp như sách truyện tới khán giả

Giải Cứu Anh "Thầy": Phim hài đen kén thị hiếu đại chúng nhưng có thách thức cảm thụ của khán giả?

Phim việt

21:12:31 16/11/2024
Bộ phim là hành trình gợi lên nhiều suy ngẫm, là cuộc đồng ngộ của hai thế hệ người lớn và người trẻ đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay.

Tùng Dương tiết lộ bị một nghệ sĩ Gen Z mắng, dạy hát từng câu

Nhạc việt

20:14:55 16/11/2024
Sáng 16/11, nam ca sĩ Tùng Dương đã có buổi họp báo giới thiệu đến công chúng album mới nhất mang tên Multiverse - Đa Vũ Trụ với 12 bài hát mới.

NewJeans sẽ nợ HYBE bao nhiêu tiền nếu phá vỡ hợp đồng?

Nhạc quốc tế

20:09:45 16/11/2024
Khán giả Hàn Quốc đang bàn tán xôn xao về số tiền NewJeans sẽ phải trả cho tập đoàn nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Gã đàn ông cho 61 người vay lãi nặng, thu lợi bất chính cả trăm triệu đồng

Pháp luật

19:56:25 16/11/2024
Cơ quan CSĐT Công an huyện Trà Cú (Trà Vinh) vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Kiên Kêne (48 tuổi, ngụ xã An Quảng Hữu) để điều tra hành vi "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".