Ký ức của một nữ bác sĩ trốn khỏi hang ổ IS
Trên đường chạy trốn tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, bác sĩ Razan không thể quên hình ảnh thi thể nằm la liệt và đầu họ bị xếp thành hàng ở hai bên đường.
Phụ nữ sống ở những khu vực do IS chiếm giữ bị bắt phải khoác lên mình bộ trang phục dài, màu đen và đội khăm trùm đầu. Ảnh: Reuters.
Razan trở nên quen thuộc với vẻ ngoài mới mà Nhà nước Hồi giáo (IS) áp đặt cho phụ nữ sống phía bắc Syria, khu vực do nhóm phiến quân này nắm giữ năm 2013. Cô từng mặc những bộ cánh màu mè với chiếc khăn trùm đầu hiện đại. Tuy nhiên, các phiến quân jihad bắt cô phải khoác lên mình bộ trang phục dài, màu đen, trùm kín cơ thể và đội khăn niqab chỉ để hở mỗi đôi mắt.
Razan không phải một phụ nữ bình thường. Cô là bác sĩ tại một bệnh viện và nhà hoạt động xã hội đấu tranh chống lại bạo lực, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ. Trong suốt hai năm đầu tiên hoạt động ở Syria, trước khi IS lần đầu xuất hiện và chiếm giữ nhiều khu vực phía bắc và đông nước này, Razan cùng các đồng đội của mình có thể thoải mái tiến hành những đề nghị đòi tự do và dân chủ.
“Đó là thời hoàng kim. Chúng tôi có những giấc mơ lớn”, Razan nhớ lại.
Nhưng chẳng mấy chốc, giấc mơ ấy biến thành cơn ác mộng. Hoạt động của Razan phải lui về bí mật, và cô không thể gặp gỡ đồng nghiệp khác giới do quy định về giới tính ngặt nghèo.
Ném đá
Mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ khi các jihad nữ, không ít số này là người nước ngoài, bắt đầu tới khu vực do IS chiếm đóng và giám sát nhiều nhà hoạt động như Razan.
“Chúng tôi từng làm rất nhiều việc dưới chiếc khăn trùm đầu bởi jihad nam sẽ không lật khăn lên. Nhưng khi lữ đoàn Khansaa gồm các jihad nữ được thành lập, chúng tôi thậm chí rất sợ hãi ngay cả khi ở trong nhà mình”, Razan cho hay.
Các thành viên của lữ đoàn Khansaa có quyền lột khăn bịt mặt của phụ nữ, thực hiện việc khám xét bất ngờ nhà của họ và giám sát những gì họ đang làm. Tụ tập vì bất cứ việc gì, nếu không phải vì mục đích tôn giáo, đều bị cấm. Những người tham gia các cuộc họp đó có khả năng bị lữ đoàn Khansaa phạt.
Video đang HOT
IS đối xử với dân thường ngày càng trở nên tàn bạo sau khi nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan này hồi tháng 6 tuyên bố thành lập đế chế trong vùng lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của chúng ở Syria và Iraq.
“Bạo lực mà chúng gây ra không thể miêu tả nổi. Chúng khiến người dân sợ hãi”, Razan nhớ lại. “Những trận đòn roi công khai đối với phụ nữ và nam giới trở nên phổ biến. Một vài trường hợp phụ nữ bị IS ném đá vì bị buộc tội ngoại tình”.
Thậm chí, đội sai loại khăn niqab cũng có thể khiến một ai đó bị phạt.
Đồ vật có giá trị nhất với Razan là chìa khóa nhà và ống nghe của bác sĩ. Ảnh: BBC.
Những thi thể trên đường
Một sáng mùa hè oi bức năm 2014, Razan phải hứng chịu cơn thịnh nộ của IS. Khi các phiến quân Hồi giáo cực đoan tới bệnh viện của cô, chúng bắt đầu chất vấn và chỉ trích cách Razan đeo khăn niqab. Lần ấy, Razan buộc phải che toàn bộ mặt để tránh rắc rối.
Sau khi bọn chúng ra về, một trong số này quay lại và cảnh báo Razan hãy chạy đi nếu không muốn bị đưa ra tòa án Hồi giáo.
“Tôi nợ người đàn ông này một mạng sống. Tôi vẫn không biết tại sao người đó giúp tôi nhưng anh ta đã cứu cuộc đời tôi”, Razan nói. “Tôi rời khỏi bệnh viện bằng cửa sau và nhờ bố đón. Tôi rất lo chúng sẽ làm chuyện gì đó với tôi. Tôi tới nhà chị gái mình. Tôi chẳng quay về nhà hay bệnh viện nữa”.
Vài ngày sau, những người bạn của Razan nói với cô rằng phiến quân IS đang hỏi về cô.
“Tôi sợ bị bắt, bị bán hoặc bị giết”, Razan tâm sự.
Không lâu sau, Razan cố gắng trốn khỏi Syria bằng thẻ căn cước của một phụ nữ khác. Đi xe tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ là một trải nghiệm kinh hoàng, Razan nhớ lại.
“Tôi vẫn nhớ những thi thể bị chặt đầu trên đường. Trong xe, hai đứa trẻ khóc toáng lên khi chúng trông thấy xác người. Đầu họ bị xếp thành hàng ở hai bên đường. Thật kinh khủng”, Razan hồi tưởng.
Razan may mắn có visa tới Anh, và tại đây cô sống cuộc sống của một người tị nạn. Razan an toàn tại đó nhưng không muốn bị lộ danh tính vì lo lắng cho người thân ở Syria. Razan chia sẻ cô quyết đâm theo đuổi giấc mơ học cao hơn và tiếp tục hỗ trợ các nhà hoạt động xã hội ở Syria.
“Tôi vẫn giữ chìa khóa nhà mình ở Syria. Tôi chắc mình sẽ dùng nó một ngày nào đó. Hy vọng là sẽ sớm thôi”, Razan chia sẻ.
Bình Minh
Theo BBC
Xe khách lật nhào xuống mương, xác dê chết la liệt
Đến gần 11 giờ 30 phút trưa 3.2, xe khách 29Z-7607 bị nạn tại km 1352 260 thuộc thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên) mới được các xe cứu hộ cẩu lên đường và chở ra khỏi hiện trường.
Đầu xe khách nát bét
Trước đó, khoảng 5 giờ sáng cùng ngày, chiếc xe khách này lưu hành hướng nam-bắc, trên xe chở đầy trái cây và dê, khi đến địa điểm trên thì tự lao xuống mương. Trên xe có 5 người gồm tài xế, phụ xe và chủ hàng may mắn thoát chết.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online tại hiện trường, bánh trước bên phải của xe khách rơi ra khỏi xe, nằm dưới mương nước. Đầu xe nát bét. Xác dê chết nằm la liệt trên lề đường, trong gầm xe...
Người điều khiển xe khách này là tài xế Cao Văn Hoàng (40 tuổi, ngụ huyện Kim Sơn, Ninh Bình).
Trước đó, tài xế Hoàng bị CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh phạt lỗi chạy quá tốc độ, tạm giữ giấy phép lái xe.
Bánh trước của xe khách rơi khỏi xe
Xe cẩu kéo xe khách bị nạn lên mặt đường
Xe khách chở đầy hàng trái cây
Dê chết ngổn ngang trong gầm xe - Ảnh: Đức Huy
Đức Huy
Theo Thanhnien
Cô gái 25 tuổi quyết định chạy trốn vì bị lừa tham gia IS Khadija đã chứng kiến tận mắt những hành vi cực đoan của IS, thậm chí là cảnh chặt đầu và cô quyết định trốn khỏi tổ chức tàn bạo này. Người phụ nữ 25 tuổi trốn thoát khỏi IS (Ảnh Business Insider) Người phụ nữ có tên là Khadija cho biết, cô sinh ra, lớn lên tại Syria và từng dạy tại một...