Ký ức cầu Ghềnh – cây cầu 112 tuổi
Hình ảnh cầu Ghềnh bắc qua dòng sông Đồng Nai hiền hòa đã gắn liền với đời sống tinh thần của người dân nơi đây, trở thành một phần của vùng đất Trấn Biên.
Cầu Ghềnh chính thức được khánh thành vào ngày 14/1/1904 sau 2 năm xây dựng. Sau khi khánh thành, cầu Ghềnh đã giúp đưa tuyến xe lửa Sài Gòn – Biên Hòa đi vào hoạt động. Ảnh: Tư liệu.
Lúc đầu, cầu có tên là cầu Gành, bởi giữa dòng sông nơi cầu bắc qua có một dãy đá chắn ngang như một cái gành. Ảnh: Tư Liệu.
Cầu được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi Gustave Eiffel người Pháp, cũng chính là người đã thiết kế tháp Eiffel nổi tiếng tại thủ đô Paris hiện nay. Ảnh: Tư Liệu.
Theo lời kể của những người lớn tuổi, cây cầu được xây dựng chủ yếu bằng thủ công, chứ không phải theo cách xây dựng hiện đại ngày nay. Những công đoạn nguy hiểm khi xây dựng cầu khi đó đều do các công nhân người Việt được các kỹ sư người Pháp thuê làm. Ảnh: Tư Liệu.
“Cầu Ghềnh là công trình lớn có tầm cỡ thời bấy giờ ở toàn xứ Nam kỳ. Không chỉ dành cho xe lửa qua lại, cây cầu còn là huyết mạch giao thông của tuyến đường bộ Quốc lộ 1. Kiến trúc cổ kính, cầu vững chãi trường tồn cho đến tận ngày hôm nay, tạo nên một nét văn hóa rất riêng của vùng đất và con người Biên Hòa.” Ông Huỳnh Văn Sao, Trưởng ban Quý tế đình thờ Nguyễn Tri Phương bên cầu Ghềnh, phát triển trên báo Tuổi Trẻ. Ảnh: Mai Trần.
Trải qua hơn một thế kỷ, cây cầu vẫn được người dân Đồng Nai sử dụng hàng ngày như một tuyến đường huyết mạch. Hiện tại cầu Ghềnh là nhịp nối giữa hai bờ Cù Lao Phố (xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa) và phường Bửu Hoà (TP Biên Hòa). Ảnh: HuuThanh.
Video đang HOT
Cầu dài 223,3 m, có kiểu kiến trúc Gothic bằng thép rất kiên cố. Trên cây cầu, ngoài tuyến đường bộ, đường dành cho xe cơ giới còn có tuyến đường sắt Bắc – Nam. Ảnh: HuuThanh.
Ở Cù Lao Phố, nếu bạn đứng trong khuôn viên đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, có thể thấy rõ CầuGhềnh. Ảnh: HuuThanh.
Trên cây cầu có đủ cả ba tuyến đường bộ, đường dành cho xe cơ giới và tuyến đường sắt Bắc – Nam. Ảnh: HuuThanh.
Cù Lao Phố nơi cầu Ghềnh bắc qua còn một thắng cảnh nổi tiếng khác là ngôi chùa Ông cổ kính, đã 300 năm tuổi. Chùa Ông được thương hội người Hoa xây dựng năm xưa và được bảo tồn nguyên vẹn những kiến trúc cổ đến ngày nay. Ảnh: HuuThanh.
Dù đã hơn 100 tuổi, nhưng cầu Ghềnh vẫn mạnh mẽ, oằn mình chống lại sức nặng của những đoàn xe lửa nối tiếp chạy qua. Ảnh: Large_gal.
Ngoài ra, cầu còn là một điểm nhấn độc đáo về cảnh quan trên sông, bất kể là vào ban ngày… Ảnh: Skyscrapercity.
…hay khi ánh hoàng hôn buông xuống. Ảnh: TranVanThoi.
Ký ức về tiếng còi xe lửa khi qua cầu, những tiếng rầm rập của đường ray khiến cây cầu rung lên đã trở nên thân thuộc với người dân Biên Hòa. Ảnh: Artuan.
Ảnh cầu Ghềnh về đêm vẫn rực rỡ nhiều màu sắc. Ảnh: Skyscrapercity.
Trụ cầu Ghềnh bị một sà lan lưu thông trên sông Đồng Nai húc sập vào trưa 20/3. Dự kiến để khắc phục hậu quả cần từ 3-5 tháng, tuy nhiên khó có thể khôi phục được nguyên trạng cây cầu lịch sử.
Theo Zing News
Ngắm kiến trúc đẹp mắt của chùa Bửu Long ở Sài Gòn
Chùa Bửu Long (tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long) với bảo tháp Gotama Cetiya mang nét kiến trúc lộng lẫy và đẹp mắt đã thu hút nhiều du khách gần xa đến tham quan, chiêm bái.
Bảo tháp Gotama Cetiya
Nằm trên một ngọn đồi phía tây ngạn sông Đồng Nai, chùa Bửu Long tọa lạc tại số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, cách trung tâm TP.HCM khoảng 20 km. Từ xa, du khách có thể nhận diện ngôi chùa qua hình ảnh của ngọn bảo tháp màu vàng rực rỡ nổi bật trên nền trời.
Chùa Bửu Long được thành lập năm 1942, đến năm 2007 thì được trùng tu và xây dựng thêm. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy, được xây dựng theo nét kiến trúc đặc trưng của các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Myanmar..., kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn. Nhờ đó, chùa Bửu Long mang vẻ đẹp rất riêng, vừa khiêm nhường nhưng cũng vừa lộng lẫy.
Chùa nằm trên một ngọn đồi phía tây ngạn sông Đồng Nai
Chốn tâm linh thanh tịnh, cũng là không gian thu hút du khách đến vãn cảnh
Kiến trúc của chùa là sự kết hợp của nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn...
... cùng kiến trúc đặc trưng của các chùa ở Đông Nam Á
Bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng là điểm nhấn thu hút trong toàn bộ công trình
Bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam...
... gồm 3 tầng với sức chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái
P hía trước bảo tháp là một hồ bán nguyệt màu xanh đẹp mắt
Bảo tháp chỉ chú trọng kiến trúc bên ngoài, còn bên trong là không gian thoáng rộng với các điện thờ đơn giản
Một điện thờ bên trong bảo tháp
Tượng Phật được tô vàng toàn thân
Hình Phật nằm độc đáo được ghép lại từ nhiều ô gạch nhỏ
Đứng từ trên bảo tháp, nhìn ra xa du khách sẽ thấy con sông Đồng Nai thổi gió mát, xua tan mọi phiền muộn của cuộc sống
Sau khi tham quan, du khách có thể thưởng thức các món chay ở nhà hàng bên trong khuôn viên chùa rợp mát bóng cây
Theo iHay
Ngủ giữa rừng mưa Cát Tiên Trong cái tĩnh lặng của núi rừng, nằm yên nghe, tôi cảm nhận được mọi vật vẫn đang hoạt động về đêm, cảm thấy mùi ngai ngái của côn trùng, cỏ cây bốc lên sống mũi. Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai, cách TP HCM khoảng 150 km về hướng đông...