Ký ức ám ảnh của nữ phóng viên bị bắt cóc, cưỡng hiếp suốt 15 tháng ở Somalia
Amanda Lindhout, nữ phóng viên người Canada, mới đây đã có những chia sẻ hiếm hoi về quãng thời gian cô và bạn trai bị bắt cóc, bị tra tấn và cưỡng bức ròng rã 15 tháng khi tác nghiệp tại Somalia.
Amanda Lindhout (Ảnh: Twitter)
Amanda Lindhout bị bắt cóc khi đến Somalia vào năm 2008 cùng với bạn trai là nhiếp ảnh gia người Australia Nigel Brennan. Khi đó cô mới 26 tuổi.
Vào ngày 23/8/2008, nghĩa là ngày thứ ba kể từ khi họ đặt chân đến thủ đô Mogadishu của Somalia, họ bị một nhóm người bắt cóc. Nhóm này sau đó đã gọi cho gia đình họ để đòi khoản tiền chuộc 1,5 triệu USD mỗi người. Suốt 15 tháng sau đó, họ bị đánh đập, bị bỏ đói và Lindhout thậm chí liên tục bị những kẻ bắt cóc cưỡng hiếp trong thời gian này.
Giờ đây, hơn 9 năm kể từ khi kẻ bắt cóc cô bị tống giam, cô đã có những chia sẻ hiếm hoi về quãng thời gian khó khăn thử thách ý chí của cô khi đó.
Lindhout cho biết, sau 13 tháng sống trong địa ngục trần gian đó, cô đã định tự tử bằng một con dao cạo nhỏ vì không thể chịu đựng thêm được nữa cảnh bị tra tấn và cưỡng bức.
“Tôi đã gần đi đến quyết định cuối cùng. Nhưng khi mặt trời mọc, tôi cảm nhận được một chút hơi thở của cuộc sống, đó là một chú chim, nó khiến tôi tôi lấy lại chút niềm tin còn le lói. Tôi luôn tin vào điềm lành để tiếp tục cố gắng. Và chú chim ấy chính là điềm lành”, Lindhout nói.
Nữ phóng viên tự do này cho biết thêm: “Tôi không còn ý nghĩ quyên sinh nữa, thậm chí ý nghĩ ý không bao giờ trở lại, điều đó giúp tôi quyết tâm sinh tồn bằng mọi giá và tôi tin rằng tôi sẽ lại được tự do và sẽ được gặp lại gia đình”.
Lindhout và bạn trai đã cải sang đạo Hồi với hy vọng bớt bị những kẻ bắt cóc ngược đãi. (Ảnh: Reuters)
Vào thời điểm bắt cóc, Lindhout và bạn trai đang tác nghiệp, chuẩn bị tới thăm một tị nạn ở Somalia. Họ bị một nhóm khoảng hơn chục người có vũ trang bắt cóc lên một chiếc ô tô.
Sau khi bị bắt cóc, họ bị di chuyển hết nơi này đến nơi khác. Họ buộc quyết định cải sang đạo Hồi với hy vọng sẽ được những kẻ bắt cóc bớt ngược đãi, song điều đó đã không xảy ra.
Video đang HOT
Sau 4 tháng, những kẻ bắt cóc đưa hai người đến giữa một sa mạc, chúng dùng dao đe dọa cô và bạn trai để buộc hai người gọi điện cho gia đình đề nghị tiền chuộc trong vòng 7 ngày. Sau 5 tháng, Lindhout và bạn trai bắt đầu tìm cách thoát khỏi nhóm bắt cóc nhưng không thành.
Đến ngày thứ 460, Lindhout và Brennan được thả tự do sau khi gia đình họ thương lượng trả hàng nghìn USD cho những kẻ bắt cóc.
Không lâu sau, kẻ đứng đầu nhóm bắt cóc cô, tên Ali Omar Ader, bị bắt và bị tuyên án 15 năm tù tại Canada.
Minh Phương
Theo Dantri/ Dailymail
Hiện trường khủng khiếp vụ đánh bom kép làm 276 người chết ở Somalia
Các con số thống kê mới nhất cho biết ít nhất 276 người đã thiệt mạng và khoảng 300 người khác bị thương trong 2 vụ đánh bom liên tiếp ở thủ đô Mogadishu của Somalia hồi cuối tuần qua.
Hai vụ đánh bom liên tiếp xảy ra tại thủ đô Mogadishu của Somalia vào chiều ngày 14/10 giờ địa phương. (Đồ họa: BBC)
Các nguồn tin cho hay vụ đánh bom đầu tiên xảy ra tại giao lộ đông đúc K5 tại quận Hodan ở trung tâm thủ đô, nơi có các văn phòng chính phủ, nhà hàng, ki-ốt... (Ảnh: Reuters)
Vụ đánh bom thứ 2 xảy ra tại quận Medina, cách vụ nổ đầu tiên khoảng 2 giờ. (Ảnh: Reuters)
Hiện trường vụ nổ tại quận Hodan ở trung tâm thủ đô Mogadishu (Ảnh: AFP/Getty)
Các vụ nổ đã san phẳng vài ngôi nhà và làm cháy rụi nhiều phương tiện. (Ảnh: Reuters)
The New York Times, số liệu thống kê mới nhất từ giới chức Somalia cho biết ít nhất 276 người đã thiệt mạng trong 2 vụ đánh bom và khoảng 300 người khác bị thương. (Ảnh: Reuters)
Số người thiệt mạng được dự báo có thể còn tăng lên do nhiều người bị thương đăng trong tình trạng nguy kịch. (Ảnh: Reuters)
Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất tại Somalia kể từ năm 2007, khi nhóm khủng bố al-Shabab bắt đầu làn sóng tấn công tại quốc gia châu Phi. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Somalia Mohamed Abdullahi Farmaajo đã tuyên bố 3 ngày quốc tang và kêu gọi mọi người hiến máu và tài trợ tiền nhằm trợ giúp các nạn nhân 2 vụ đánh bom. (Ảnh: Reuters)
Ông Farmaajo lên án các vụ tấn công bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất, cáo buộc nhóm al-Shabab là thủ phạm dù chưa nhóm nào chính thức lên tiếng nhận trách nhiệm về 2 vụ đánh bom. (Ảnh: Reuters)
Các binh sĩ được triển khai tại hiện trường để thực hiện công tác cứu hộ và đảm bảo an ninh. (Ảnh: AFP/Getty)
Nhiều phương tiện bị thiêu rụi trong các vụ tấn công (Ảnh: EPA)
Xe ô tô bị cháy đen trơ khung (Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: EPA)
(Ảnh: AFP/Getty)
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Cảnh sát Kenya biên chế lạc đà vào lực lượng trấn áp tội phạm Ngày 6/8, cảnh sát Kenya thông báo sẽ biên chế lạc đà vào lực lượng tuần tra nhằm tăng cường năng lực trấn áp các băng nhóm tội phạm ngày càng lộng hành, đặc biệt tại các khu vực hẻo lánh của quốc gia nằm ở phía Đông châu Phi này. Ảnh minh họa. (Nguồn: africanews.com) Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi...