Ký túc xá tiền tỷ vắng sinh viên, vì sao?
Trong khi ký túc xá (KTX) của nhiều trường ĐH, CĐ không đáp ứng đủ nhu cầu chỗ ở cho sinh viên, giá cả nhà trọ bên ngoài đắt đỏ, thì khu KTX mới xây dựng tại quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) được đầu tư xây dựng hàng trăm tỷ đồng lại vắng sinh viên.
KTX DMC-579 được đầu tư xây dựng hàng trăm tỷ động, nhưng sau hơn nửa năm sử dụng, vẫn rất ít sinh viên đăng ký ở
Được biết, KTX sinh viên (SV) tập trung DMC-579 đặt tại phường Hòa Khánh Nam (Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã được chính thức đưa vào sử dụng từ tháng 10/2012. Nhưng đến nay, đã hơn 6 tháng, mới có khoảng 700 SV đang ở. So với quy mô đủ cho 6.000 SV, công suất hoạt động của KTX này chỉ có hơn 10%.
Theo khảo sát tại khu vực xung quanh khu KTX này, nơi tập trung nhiều trường ĐH, CĐ như các trường ĐH Sư phạm, ĐH Bách khoa, CĐ Kinh tế – Kế hoạch Đà Nẵng…, nhu cầu chổ ở của SV ở các tỉnh thành khác về Đà Nẵng trọ học rất lớn. Các khu KTX của các trường không đủ đáp ứng nhu cầu chỗ ở của SV. Các khu nhà trọ thì cứ “đến hẹn lại tăng giá”, đắt đỏ gấp 3 – 4 lần so với phí ở KTX.
Đơn cử như ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ông Nguyễn Ngọc Ba, cán bộ Ban Quản lý KTX trường này cho biết: KTX của trường đáp ứng được chỗ ở cho khoảng 2000 SV. KTX của trường luôn kín chỗ, và so với tổng số 22.000 SV của các bậc đào tạo của trình, nếu chỉ tính có khoảng một nửa SV có nhu cầu ở trọ là 10.000 SV, thì KTX của trường chỉ mới đáp ứng được khoảng 20%.
Hàng vạn SV các trường trong khu vực ở trọ bên ngoài, phải gánh mức giá nhà trọ đắt đỏ, và “cứ đến hẹn lại tăng”.
Theo khảo sát các khu phòng trọ ở khu vực này, giá trọ mỗi phòng ở diện tích chỉ khoảng 10m2 đã là 700 nghìn đến 1 triệu đồng/tháng, chỉ đủ chỗ cho 1 -2 SV. Chưa kể phí điện nước tính theo kiểu nhà trọ. Một số điện có thể “đội” giá lên tới 3.000 – 3.500 đồng.
Lớp sinh viên trước ra trường vẫn ở trọ thành phố để tìm việc và đi làm, lớp SV sau lại khăn gói từ các tỉnh, thành khác đến tìm chỗ trọ. Khan hiếm chỗ ở, giá nhà trọ đến hẹn lại tăng.
Video đang HOT
Trong khi KTX của nhiều trường ĐH, CĐ không đáp ứng đủ nhu cầu chỗ ở cho SV, giá cả nhà trọ bên ngoài đắt đỏ, thì khu KTX mới xây dựng tại Q. Liên Chiểu (Đà Nẵng) được đầu tư xây dựng hàng trăm tỷ đồng lại vắng SV.
Trong nhà trọ bên ngoài “ọp ẹp”, SV phải gánh phí chỗ ở cao gấp 3-4 lần so với KTX…
… thì hơn 80% phòng ở đầy đủ tiện nghi cần thiết cho sinh hoạt và học tập ở KTX mới vẫn trống SV
Ông Nguyễn Lương Giáp – phó tổng giám đốc CECICO 579 cho biết: “khu KTX này do CECICO5 liên doanh với Công ty Đức Mạnh thầu xây dựng và tổ chức quản lý. Kinh phí xây dựng có hơn 160 tỷ đồng từ nguồn Trái phiếu Chính phủ.
KTX có 6 khu nhà 5 tầng, với 600 phòng ở, đủ cho 6.000 SV lưu trú. Các phòng ở đều được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng: giường, tủ, công trình phụ…, phủ sóng wifi. Ngoài khu nhà ở, KTX này còn được đầu tư xây dựng các hạng mục phụ trợ như căng-tin, siêu thị mini, thư viện. An ninh trong khu KTX cũng được đảm bảo hơn với việc quản lý SV ra vào bằng thẻ từ”.
Với điều kiện sinh hoạt tiện nghi như vậy, vì là công trình an sinh xã hội, nên phí thu hàng tháng chỉ ở mức 110.000 đồng/SV. Thế nhưng, hiện tại vẫn chưa mấy SV mặn mà với khu KTX này.
Giải thích nguyên nhân “nghịch lý” này, ông Giáp cho biết: ” Có thể do thời điểm KTX được chính thức đưa vòa sử dụng “lỡ nhịp” tuyển sinh đầu năm học, nên SV đã tìm được chỗ ở trước khi có thông tin về KTX mới này.
Thêm vào đó, thời gian đầu, chúng tôi mới lo đầu tư xây dựng mà chưa chú trọng công tác phổ biến thông tin về chỗ ở mới đến SV, nhất là các SV năm đầu. Trong mùa tuyển sinh sắp tới, chúng tôi sẽ chú trọng hơn đến công tác này”.
Ông Giáp cho biết thêm, ngoài khu KTX trên, còn thêm một khu KTX tập trung cho sinh viên đang hoàn tất xây dựng ở khu vực phía Đông thành phố (thuộc P. Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn). Khu KTX này được đầu tư xây dựng hơn 100 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khảng 4.000 SV, và dự kiến hoàn thành trong tháng 3 này, để kịp đón SV từ đầu mùa tuyển sinh tới.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Sách Tiếng Việt lớp 1 'quên' quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Trong cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 tập hai của NXB Giáo dục (tái bản lần thứ 11) có bức ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền nước ta.
Sách Tiếng Việt tập hai do bà Đặng Thị Lan Anh chủ biên, chịu trách nhiệm xuất bản là Tổng giám đốc NXB giáo dục Ngô Trần Ái, Tổng biên tập Nguyễn Quý Thao.
Tại trang 78 có bài tập 2: "Điền vần iêt hay uyêt?". Dưới đề bài là bức ảnh minh họa bản đồ Việt Nam, trong đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không được thể hiện rõ.
Bản đồ Việt Nam không thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tại trang 78 sách tiếng Việt lớp 1, tập 2.
Trả lời phóng viên về vấn đề này, TS. Lê Hữu Tỉnh, Phó TBT NXB Giáo dục cho biết: Diện tích của bản đồ Việt Nam in trong SGK rất nhỏ (3cm x 5cm). Người vẽ bản đồ có ý thức thể hiện quần đảo Hoàng Sa (cụm chấm đen bên tay phải dưới đảo Hải Nam Trung Quốc tương ứng với Đà Nẵng đi ra) và Trường Sa (màu vàng) rất rõ ràng. Vì diện tích của bản đồ quá nhỏ nên không thể hiện, chú thích rõ hơn được.
Tuy nhiên, đối chiếu lời ông Lê Hữu Tỉnh với bản đồ in tại trang 78 thấy rằng: Có hình minh họa điểm vàng cho Trường Sa, tuy nhiên nếu xét theo tỷ lệ thì hình minh họa này được đặt tại vị trí chưa chính xác. Bên cạnh đó, không hề có điểm minh họa (cụm chấm đen) cho Hoàng Sa như lời ông Lê Hữu Tỉnh nói.
Vị trí chính xác của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Cũng theo ông Lê Hữu Tỉnh: Đây chỉ là hình minh họa cho ngữ liệu cho học sinh điền vần về khái niệm bản đồ Việt Nam, chứ không phải là một bản đồ hành chính thật tường minh để dạy môn địa lý. Vì vậy, với diện tích 3cm x 5cm người vẽ không có "đất" để chú thích rõ ràng cho quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa .
Khi được hỏi, tại sao trong bản đồ, các vùng miền Việt Nam được tô màu, có chú thích, góc bên trái của bản đồ cũng có bảng chú giải thì tại sao quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lại không được thể hiện như vậy, ông Lê Hữu Tỉnh cho biết, phần chú giải góc bên trái của bản đồ cũng chỉ là tượng trưng bằng... những hình chấm chấm chứ không phải chữ. Đây là hình vẽ minh họa chứ không phải là một bản đồ thu nhỏ. Ông Lê Hữu Tỉnh khẳng định, sự thể hiện bản đồ như thế là có thể chấp nhận được.
Nói như ông Tỉnh thì có thể hiểu rằng: Vậy một hình minh họa nhỏ thì được phép có sai sót lớn?
Tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền của đất nước, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa , không chỉ là vấn đề thời sự cấp bách hiện nay mà còn là vấn đề lâu dài, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà là cho mãi mai sau, đặc biệt là với thế hệ tương lai. Với các em nhỏ, hình thức quảng bá, giáo dục bằng hình ảnh trực quan là hiệu quả nhất. Thế nhưng, những hình ảnh trực quan ban đầu ấy còn không rõ ràng, tường minh thì làm sao có thể cho các em một nhận thức đúng đắn?
Theo soha
Chuyện kỳ lạ ở Lai Châu: Ma cà rồng lưỡi dài tới ngực? (kỳ 2) Lời đồn thổi về sự tác oai, tác quái của ma cà rồng ở cái xóm núi này khiến nhiều gia đình luôn nơm nớp lo sợ. Ma cà rồng rất thích... trẻ con Sáng sớm hôm sau, lần theo địa chỉ ông Vinh cung cấp, chúng tôi tìm đến nhà chị Lưu Thị Phượng - mẹ của cháu Trịnh Báo Phúc (2...