Kỳ tích Bệnh viện tỉnh nuôi sống bé sinh non nhẹ cân nhất Việt Nam, chỉ nặng 480g
Sản phụ hiếm muộn đã 10 năm và có thai đôi nhờ làm IVF. Tuy nhiên, ở tuần 24, sản phụ đã sinh một bé và tử vong.
Bé thứ 2 sinh ở tuần 26, nặng 480g và được BV cứu sống. Đây cũng là trường hợp trẻ sinh non nhẹ cân nhất Việt Nam.
Hiện tại, bé ốc nặng 2,1kg, sức khỏe bình thường và được xuất viện (ảnh: BVCC)
Tối ngày 24/11, bác sĩ Tô Văn An, Trưởng khoa Sản bệnh ( BV Sản nhi Vĩnh Phúc), cho biết, BV vừa lập kỳ tích nuôi sống bé “Ốc” sinh non ở tuần 26, nặng 480g. Đây cũng là trường hợp trẻ sơ sinh có cân nặng nhỏ nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Theo hồ sơ, bố mẹ “bé Ốc” hiếm muộn 10 năm, sau đó thụ tinh nhân tạo (IVF) được hai thai. Khi thai được 18 tuần, mẹ bé có dấu hiệu rỉ ối nên nhập viện và điều trị tại Khoa Sản bệnh (BV Sản Nhi Vĩnh Phúc) ngày 01/07/2020.
Tại BV, sản phụ được chẩn đoán mang song thai 20 tuần IVF/rỉ ối dọa sảy/ khâu vòng cổ tử cung. Sản phụ được điều trị và chăm sóc tại khoa Sản.
Video đang HOT
Bé Ốc được bác sĩ chăm sóc tại BV (ảnh: BVCC)
Đến ngày 31/7/2020, sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ, ối vỡ sớm nên đẻ non 1 thai. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh đã tử vong vì quá non tháng (24 tuần tuổi). Do hai thai là hai buồng ối, hai bánh nhau nên sau khi một thai mất, các bác sĩ đã quyết định kẹp dây nối thai mất rồi và tiếp tục điều trị theo dõi giữ thai còn lại.
Trong những ngày sau đó, các y bác sĩ theo dõi sát, điều trị điều chỉnh thuốc từng ngày, từng giờ; thực hiện hội chẩn kịp thời với hy vọng sẽ có kỳ tích xuất hiện với bệnh nhân.
Theo bác sĩ An, nguy cơ lớn nhất với bệnh nhân là nhiễm trùng tử cung có thể phải cắt tử cung. Khi đó, người mẹ có thể không còn cơ hội mang thai được nữa. Ngoài ra, nguy cơ thai chết lưu, nguy cơ đẻ non nên nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này cố gắng duy trì thai còn lại trong bụng mẹ thêm được càng nhiều thời gian càng tốt. Vì vậy, phác đồ điều trị với sản phụ là nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, phối hợp các loại thuốc giảm co, thuốc nội tiết liều cao, sử dụng kháng sinh liều cao để chống nhiễm trùng, sử dụng magne sulfat để vệ tế bào thần kinh cho thai nhi, sử dụng thuốc trưởng thành phổi.
Đến ngày 20/8/2020, sản phụ có biểu hiện rỉ ối dẫn đến cạn ối. Sau khi hội chẩn, BV quyết định mổ lấy thai cho bệnh nhân ngay trong ngày.
Bé Ốc chào đời ở tuần tuổi 26, với cân nặng 480g. Ngay sau đó, bé đã được các bác sĩ chuyển ngay lên khu đặc biệt của khoa Sơ sinh trong tình trạng rất yếu ớt, phản xạ yếu, trương lực cơ yếu, hơi thở thoi thóp, tím tái toàn thân. Ngay lập tức, bé được điều trị cấp cứu, nằm lồng ấp, hỗ trợ thở máy, bơm surfactant, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, kháng sinh, điều trị rối loạn nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, điều trị rối loạn đông máu.
Các chuyên gia đánh giá, bé Ốc có nguy cơ cao xuất huyết não, viêm ruột hoại tử, suy hô hấp, chậm tiêu dịch phổi, xuất huyết phổi, viêm phổi, nhiễm khuẩn sơ sinh, sốc nhiễm trùng. “Sơ sinh càng non tháng, càng nhẹ cân thì nguy cơ về bệnh tật và biến chứng càng cao. Sự phát triển của trẻ sơ sinh non tháng phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng và môi trường xung quanh” – bác sĩ An chia sẻ.
Nhờ sự nỗ lực của các y bác sĩ, bé Ốc đã dũng cảm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Bé cai máy thở sớm, phản xạ nhanh dần, cai thở oxy, tự thở, ăn được từng ml sữa, phản xạ bú mút có, ghép mẹ, bú mẹ. Hiện tại, bé Ốc khỏe mạnh, nhanh nhẹn, bú sữa mẹ tốt, cân nặng 2.100g và được xuất viện về với gia đình.
Mẹ bầu có 3 đặc điểm này thường sinh con trước ngày dự kiến
Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng ước mong con mình được khoẻ mạnh, sinh đủ ngày, tháng. Tuy nhiên, có những mẹ bầu dễ sinh con trước ngày dự kiến sinh.
1. Bà mẹ mang đa thai
Các bà mẹ mang thai đôi hoặc đa thai thường phải chịu rủi ro lớn hơn khi sinh con. Hầu hết, mẹ bầu mang thai đôi hoặc đa thai thường sinh trước ngày dự kiến sinh. Vì vậy, những bà mẹ mang đa thai cần chú ý hơn trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Đến gần ngày dự kiến sinh, mẹ cần đi khám thai thường xuyên để bác sỹ thăm khám, tư vấn các biện pháp để bảo vệ mẹ bầu và thai nhi.
2. Những bà mẹ làm việc quá nhiều
Để duy trì sức khỏe và sinh lực, việc tập thể dục khi mang thai là không thể thiếu, đặc biệt là đối với những bà bầu có ý định sinh thường, tập thể dục thường xuyên có thể hỗ trợ thể chất tốt trong quá trình sinh nở.
Tuy nhiên, những bà mẹ tập thể dục, làm việc quá nhiều khi mang thai dễ sinh sớm, đặc biệt là những bà mẹ đang mang thai ở tam cá nguyệt thứ ba. Mẹ bầu làm việc quá nhiều, vùng bụng chịu áp lực khiến tử cung dễ bị co thắt, gây chuyển dạ. Vì vậy, nếu thai phụ làm việc quá nhiều thì cũng cần đề phòng sinh sớm.
3. Những bà mẹ đã từng sinh con tự nhiên
Nếu mẹ bầu đã từng sinh thường thì cần chú ý vì bạn có thể sinh trước ngày dự kiến sinh. Vì lúc này, xương chậu của bạn đã mở rộng một khoảng nhất định và ống sinh tương đối lỏng lẻo, trường hợp này thai nhi đương nhiên sẽ chào đời sớm hơn. Ngoài ra, nếu đã từng sinh nở, bạn sẽ có tinh thần tốt hơn trước khi bước vào phòng sinh. Điều này cũng khiến ngày chuyển dạ sẽ diễn ra sớm hơn.
4. Những bà mẹ có tiền sử sinh non
Nếu đã từng sinh non thì các mẹ bầu cần chuẩn bị tinh thần. Bạn cần được thăm khám kỹ càng vì nếu đã có tiền sử sinh non thì trong lần sinh thứ 2, thứ 3 bạn vẫn có nguy cơ sinh non. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để việc sinh nở luôn được suôn sẻ.
"Cuộc chiến" giành sự sống cho 2 bé sinh non lúc 25 tuần Khi chào đời, hai đứa trẻ chỉ lớn bằng bàn tay, đối mặt với nhiều căn bệnh như xuất huyết não, viêm phổi,... nhưng sau 116 ngày "chiến đấu", cả hai đã được xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh. Cũng giống như bao người khác, chị A Ninh (31 tuổi) đến từ Triều Sán, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, rất vui khi...