Kỹ thuật viên Mỹ “phá” ICBM LGM-30 Minutema, đốt 1,8 triệu USD
Theo thông tin giải mật, 3 kỹ thuật viên Mỹ bị kỷ luật vì làm hỏng một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM30 MinutemanIII vào năm 2014.
Nhân viên kỹ thuật Mỹ làm hỏng tên lửa hạt nhân
Một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ hầm chứa, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân là LGM-30 Minuteman-III của Mỹ, đã bị hư hỏng hoàn toàn, do vi phạm các quy trình kỹ thuật, trong một cuộc kiểm tra kỹ thuật, được tiến hành vào ngày 16-5-2014.
Vụ việc này xảy ra tại một giếng phóng ở khu vực Peetz, thuộc bang Colorado, cách căn cứ của Liên đội tên lửa số 90 khoảng 9 dặm (tương đương 17km), về phía tây.
Theo hãng thông tấn AP, Ủy ban điều tra sự cố sau đó đã công bố một báo cáo về vụ tai nạn này. Tuy nhiên, chi tiết vụ việc không được tiết lộ công khai vì chúng là những thông tin mật.
Đại tướng Robin Rand, Tư lệnh Bộ Tư lệnh không quân tiến công toàn cầu, đã niêm phong báo cáo vì thông tin nó chứa đựng được cho là “quá nhạy cảm để công bố công khai”. Tài liệu này mãi đến ngày 9-11-2015 mới được cung cấp cho hãng tin Mỹ AP.
AP cho biết, khi đó, Lực lượng Không quân Mỹ đã xác định rằng, tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman-III đã “không còn thích hợp cho sử dụng”, sau quy trình kiểm tra chẩn đoán kỹ thuật vào tối ngày 16 tháng 5 năm 2014.
Ba nhân viên kỹ thuật của quân đội Mỹ, bao gồm trưởng nhóm bảo dưỡng và 2 nhân viên khác đã bị quy trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng cho quả tên lửa đạn đạo liên lục địa này, do đã không thực hiện chính xác hướng dẫn kỹ thuật, trong khi lắp đặt tên lửa.
Video đang HOT
Nhân viên kỹ thuật làm việc trong giếng phóng ICBM LGM-30 Minuteman-III
Việc quả tên lửa bị hỏng tuy không làm ai bị thương, không gây cản trở không quân Mỹ đáp ứng các yêu cầu về tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhưng không quân Mỹ đã buộc phải tháo quả tên lửa bị hỏng ra khỏi bệ phóng và tiêu tốn mất 1,8 triệu USD để sửa chữa, khắc phục thiệt hại.
Theo điều lệ bảo đảm kỹ thuật trong quân đội Mỹ và quy định về kỷ luật quân đội, cả 3 nhân viên kỹ thuật tên lửa đạn đạo của không quân Mỹ (không được tiết lộ danh tính) đã bị kỷ luật nặng, đồng thời bị tước giấy chứng nhận bảo đảm kỹ thuật sau sự cố này.
Sau đó, họ buộc phải trải qua một khóa đào tạo lại, rồi mới được cấp phép tiếp tục làm việc với vũ khí hạt nhân hơn 1 năm sau đó.
Sơ bộ tính năng của ICBM LGM-30 Minuteman-III
LGM-30 Minuteman là loại tên lửa liên lục địa hay còn gọi là tên lửa vượt đại châu (ICBM – Intercontinental Ballistic Missile) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do hãng Boeing – Mỹ sản xuất. Hiện quân đội Mỹ đã ngừng sử dụng các tên lửa chỉ phóng ở giếng phóng là Minuteman I và II.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30 Minuteman-III hiện đang sử dụng được bắt đầu cải tạo năm 1966, trang bị hàng loạt năm 1970, bắt đầu từ năm 2009, nó trở thành loại ICBM duy nhất trong biên chế của quân đội Mỹ.
Minuteman-III là tên lửa 3 tầng, nhiên liệu rắn; mỗi tầng tương ứng với một loại động cơ đẩy, chỉ sử dụng trong một giai đoạn. Giai đoạn 1 sử dụng động cơ Thiokol TU-122 (M-55); giai đoạn 2 là động cơ Aerojet-General SR-19-AJ-1, còn giai đoạn 3 sử dụng Aerojet/Thiokol SR73-AJ/TC-1.
Cận cảnh giếng phóng ICBM LGM-30 Minuteman-III
Minuteman-III có trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26m, đường kính thân 1,67m, tầm bay cao tối đa 1120km, tầm bắn 13.000km với tốc độ 7km/s, tương đương 25.200 km/h (Mach23). Khác với 2 phiên bản trước, Minuteman-III còn được phóng từ xe chở, nâng cao tính cơ động của tên lửa.
Loại tên lửa này áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân loại W62, W78, W87 với lượng nổ tối đa của mỗi đầu đạn hạt nhân có thể từ 170 kiloton tới 500 kiloton (tương đương 175.000 tấn TNT), sai số mục tiêu từ 85 – 450m.
Năm 2012, Bộ tư lệnh tiến công toàn cầu Mỹ đã quyết định nâng cấp hiện đại để kéo dài thời hạn sử dụng của tên lửa Minuteman-III. 50 năm đã qua, bao nhiêu loại trang bị, vũ khí đã ra đời, sử dụng rồi đào thải nhưng Minuteman-3 vẫn là trụ cột không thể thay thế của trong bộ 3 răn đe hạt nhân của quân đội Mỹ.
Đơn giá mỗi quả tên lửa Minuteman-III vào khoảng hơn 7 triệu USD, hiện quân đội Mỹ có khoảng trên 1000 đầu đạn hạt nhân chuyên sử dụng cho loại tên lửa này.
Huy Bình
Theo_Báo Đất Việt
Phi công Mỹ 'vô tình' làm hỏng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân
Không quân Hoa Ky vưa tươc giây chưng nhân hat nhân cua ba phi công sau sư cô tên lưa hat không hoat đông vao năm 2014.
Không quân Hoa Ky vưa gưi môt thông cao bao chi ngăn gon đên liên đoan bao chi (AP) đê thông bao kêt qua điêu tra hơn 1 năm qua vê sư cô tên lưa liên luc đia mang đâu đan hat nhân Minuteman III bi hong vao năm 2014.
Theo thông cao bao chi đo, Không quân tư chôi cung câp chi tiêt vê sư cô hoăc môt ban sao bao cao tư ban điêu tra vi cho răng cac thông tin qua nhay cam đê công khai. Môt ban bao cao đây đu đa đươc gưi tơi Đai tương Robin Rand, chi huy trương Sở chỉ huy tác chiến không quân toàn cầu (AFGSC) của Mỹ.
Binh si My đang găn thiêt bi lên tên lưa Minuteman III
Trung tá John Sheets, phát ngôn viên của AFGSC cho biết ca ba binh si nay se phai đôi măt vơi an ky luât cua quân đôi.
Để ngăn chặn các sai lầm tương tư, Không quân My cho biết họ đã "tăng cường" hướng dẫn kỹ thuật, giáo trình đào tạo sửa đổi và chia sẻ thông tin về các điều kiện dẫn đến rủi ro với các đơn vị khác co biên chê tên lưa Minuteman III.
Minuteman III là tên lửa đạn đạo liên lục đia co găn đâu đan hat nhân cua My. Tên lưa nay lân đầu tiên được triển khai vào năm 1970, hiên no đã vượt quá tuổi thọ dự kiến , và Không quân My đang xây dựng kế hoạch đê thay thế loai tên lưa nay.
Theo NDT
Pakistan thử thành công tên lửa hành trình mới Người phát ngôn của quân đội Pakistan cho biết, hôm qua (19/1), nước này đã tiến hành thử một quả tên lửa hành trình có tên Ra'ad. "Pakistan đã tiến hành thử thành công tên lửa hành trình phóng từ trên không tự chế Ra'ad", ông cho biết trong một tuyên bố. Tên lửa hành trình phóng từ trên không (ALCM) tối tân...